CHƯƠNG 3: DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025
3.2. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ GIAI ĐOẠN 2010- 2025
3.2. 1. Sự biến động của bụi
1. Lượng bụi chung tung vào không khí ở Thành phố Hạ Long
Chủ yếu sinh ra do nổ mìn phá vỡ đất đá (ở mỏ lộ thiên), khấu than (ở mỏ hầm lò) xúc bốc và vận tải than. Khối lƣợng đất đá và than hàng năm trong giai đoạn 2009 2025 vùng Hòn Gai (xem bảng 1.5) tương ứng: Sản lượng KTT hầm lò liên tục tăng từ 26,5 86,0 triệu tấn than, còn sản lƣợng KTT lộ thiên giảm dần từ 70,45 0 triệu tấn năm; Còn khối lượng bóc đất đá thải tương ứng là 563,4 0 triệu m3 (do tất cả các mỏ khai thác than bằng phương pháp lộ thiên đều đóng cửa mỏ vào năm 2015 và chuyển dần sang khai than bằng hầm lò) theo phương án II về qui hoạch và phát triển ngành than.
Qkthl= Akthl x qkthl; tấn/năm (3.1) Qktlt= Aktlt x qktlt; tấn/năm (3.2) Qxv= Axv x qxv; tấn/năm (3.3) Trong đó:
Qkthl: Lượng bụi phát sinh do khai thác hầm lò; tấn/năm.
Qktlt: Lượng bụi phát sinh do khai thác lộ thiên; tấn/năm.
Qxv: Lượng bụi phát sinh do xúc bốc, vận tải; tấn/năm.
Akthl : Sản lượng khai thác hầm lò; tấn/năm.
Aktlt : Sản lượng khai thác lộ thiên; tấn/năm.
Axv : Sản lượng đất đá xúc bốc, vận tải; tấn/năm.
qkthl: Lượng bụi phát sinh khi khai thác 1tấn than hầm lò; tấn/tấn qktlt: Lượng bụi phát sinh khi khai thác 1 tấn lộ thiên; tấn/tấn.
qxv: Lượng bụi phát sinh khi xúc bốc, vận tải 1 tấn đất đá; tấn/tấn
Do đó, trong điều kiện bình thường như hiện nay, khai thác mỏ vùng Quảng Ninh sẽ thải vào không khí một lƣợng lớn bụi nhƣ sau: Ở các mỏ hầm lò: 12,24 tấn/năm; Ở các mỏ lộ thiên: 1106,2 tấn/năm.
Khi phá nổ 1m3 đất đá sinh ra từ 0,027 0,17 tấn bụi. Đây là một chỉ số quan trong để tính toán dự báo lƣợng bụi cụ thể vào các thời điểm với sản lƣợng than và đất đá phá vỡ đƣợc xác định.
Sự suy giảm MT không khí ở các mỏ lộ thiên xảy ra chủ yếu do bụi và khí độc thải ra từ nổ mìn, từ hoạt động của thiết bị mỏ.
Theo các kết quả nghiên cứu khi khai thác 1000 tấn than bằng phương pháp hầm lò sẽ tạo ra 11 12 kg bụi, bằng phương pháp lộ thiên sinh ra lớn gấp 2 lần. Và trung bình khi xúc bốc, vận chuyển, đổ thải 1 tấn đất đá sẽ phát sinh 0,134 kg.
Tuy nhiên, nhờ áp dụng các thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, hiện đại, nhờ áp dụng rộng rãi các phương pháp chống bụi, nên lượng bụi thải vào không khí do khai thác than có xu hướng giảm dần và chắc chắn nhỏ hơn những số liệu tính toán trên.
Trên cơ sở kế hoạch khai thác, bóc đất đá và đổ thải ở các mỏ lộ thiên cũng nhƣ những chỉ tiêu về mức độ phát thải bụi. Căn cứ theo lịch sản lƣợng khai thác bằng phương pháp lộ thiên và hầm lò hàng năm của vùng Hòn Gai và hệ số bóc trung bình, tỷ lệ % của đá thải trong quá trình sàng tuyển than (10%) tác giả tính toán đƣợc khối lƣợng đất đá thải từ quá trình khai thác và sàng tuyển chế biến tại vùng Hòn Gai.
Nhƣ vậy, với khối lƣợng than khai thác từ năm 2010 2025 khoảng 1.054.604 ngàn tấn bằng cả hai phương pháp khai thác và khối lượng đất đá thải 2.214.548 ngàn m3 sẽ phát sinh một lƣợng bụi rất lớn từ các hoạt động khai thác, chế biến than trên địa bàn Thành phố Hạ Long. Tổng lƣợng bụi ở vùng Hòn Gai là 0,072 triệu tấn ( bảng 3.1).
Bảng 3.1. Dự tính lượng bụi phát sinh từ hoạt động khai thác than, xúc bốc, vận chuyển, đổ thải theo các năm vùng Hòn Gai
TT Vùng Hòn
Gai Đ. vị 2010 2015 2020 2025
1 PPKT LT HL LT HL LT HL LT HL
2 SLKT Ng.tấn 7000 4050 1820 7600 300 8600 0 8600 3 Bụi KT Tấn 168000 48600 43680 91200 7200 103200 0 103200 4 ĐĐXBVT Ng.tấn 55300 405 14378 760 2370 860 0 860 5 Bụi XBVT Tấn 7410 54 1927 102 318 115 0 115 6 Tổng lƣợng
bụi Tấn 224064 136908 110833 963115
Ghi chú: PPKT: Phương pháp khai thác; SLKT: Sản lượng khai thác; Bụi KT:
Bụi khai thác; ĐĐXBVT: Đất đá xúc bốc vận tải; Bụi XBVT: Bụi xúc bốc vận tải.
Biểu đồ 3.1. Dự tính lượng bụi phát sinh từ hoạt động khai thác than, xúc bốc, vận chuyển, đổ thải theo các năm, vùng Hòn Gai
2.Bụi tung vào không khí ở một số mỏ vùng Hòn Gai a. Công ty cổ phần than Hà Lầm-TKV
Bảng 3.2. Dự tính lƣợng bụi phát sinh từ hoạt động khai thác than, xúc bốc, vận chuyển, đổ thải theo các năm; CTT Hà Lầm
TT Mỏ Hà Lầm Đ. vị 2010 2015 2020 2025
1 PPKT LT HL LT HL LT HL LT HL
2 SLKT Ng.tấn 0 1350 0 2500 0 3000 0 3000
3 Bụi KT Tấn 0 16200 0 30000 0 36000 0 36000
4 ĐĐXBVT Ng.tấn 0 135 0 250 0 300 0 300
5 Bụi XBVT Tấn 0 18 0 33 0 40 0 40
6 Tổng lƣợng
bụi Tấn 16218 30033 36040 36040
b. Công ty cổ phần than Núi Béo-TKV
Bảng 3.3. Dự tính lượng bụi phát sinh từ hoạt động khai thác than, xúc bốc, vận chuyển, đổ thải theo các năm; CTT Núi Béo
TT Mỏ Núi Béo Đ. vị 2010 2015 2020 2025
1 PPKT LT HL LT HL LT HL LT HL
2 SLKT Ng.tấn 1000 3600 0 1500 0 1500 0 1500 3 Bụi KT Tấn 24000 43200 0 18000 0 18000 0 18000 4 ĐĐXBVT Ng.tấn 7900 360 0 150 0 150 0 150
5 Bụi XBVT Tấn 1000 47 0 20 0 20 0 20
6 Tổng lƣợng bụi Tấn 68247 18020 18020 18020
3. Nhận xét
Từ những phân tích ở trên, cũng nhƣ từ kết quả ở các bảng 3.1; 3.2; 3.3 ta nhận thấy rằng: Lƣợng bụi phát sinh từ các hoạt động khai thác than ở Thành phố Hạ Long từ năm 2010 đến năm 2025 có xu thế giảm dần. Đó là do sản lƣợng khai thác than bằng phương pháp lộ thiên giảm dần theo thời gian; Sản lượng khai thác
than bằng phương pháp hầm lò tăng dần nhưng do các mỏ khai thác hầm lò không ngừng đổi mới công nghệ và đầu tƣ các thiết bị chống phòng bụi trong khai thác.
3.2.2.Sự biến đổi của khí do khí độc và khí có hại 1. Khí độc sinh ra do nổ mìn
Khi nổ mìn 1kg thuốc nổ trong đá sẽ sinh ra 40 lít khí độc, còn khi nổ mìn trong than sinh ra 100lít khí độc 3 . Sự ô nhiễm không khí do nổ mìn chủ yếu do các khí CO và NO.Theo qui mô khai thác than tại vùng Hòn Gai thì lƣợng khí trên sẽ khuyếch tán vào không khí (bảng 3.4)
Bảng 3.4. Dự tính lượng khí CO; NO phát sinh từ nổ mìn đất đá theo các ở các mỏ than năm vùng Hòn Gai
TT Đ.vị 2010 2015 2020 2025
1 KLĐĐ Ng.m3 55705 15138 3230 860
2 Thuốc nổ Kg 100269 272484 5814 1548
3 Khí CO Lít 4010760 1089936 232560 61920
4 Khí NO Lít 779870 211932 45220 12040
Nghìn lít
4010.7
4000
2000
1089.9
779.8
211.9 232.5 61.9
0 45.2 12
2010 2015 2020 2025 Năm Khí NO; Khí CO
Biểu đồ 3.2.Dự tính lượng khí CO; NO phát sinh từ nổ mìn đất đá theo các năm ở các mỏ than vùng Hòn Gai
2. Các loại khí độc và các khí có hại thoát ra từ mỏ hầm lò
Các loại khí độc và các khí có hại thoát ra từ mỏ hầm lò trên địa bàn Thành
phố Hạ Long bao gồm: Khí CH4; CO; CO2...Nhƣng chủ yếu là khí CH4.
Hiện nay đa số các mỏ than khai thác than bằng phương pháp hầm lò ở Thành phố Hạ Long đƣợc xếp loại I về khí CH4. Trong giai đoạn từ năm 2015 2025, do sản lƣợng than khai thác tăng theo thời gian cho nên các mỏ khai thác than phải khai thác xuống sâu. Vì thế lƣợng khí CH4 sẽ tăng và các mỏ sẽ xếp hạng II, thậm trí hạng III về khí nổ CH4 (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Bảng phân cấp mỏ theo khí CH4
Hạng mỏ Độ suất khí CH4 tương đối; m3/T.ng.đêm
I 0 5
II 5 10
III 10 15
Siêu hạng >15
Lượng khí CH4 thoát ra do khai thác than bằng phương phương pháp hầm lò ở Thành phố Hạ Long nhƣ sau (bảng 3.6):
Bảng 3.6. Dự tính lượng khí CH4 phát sinh từ các mỏ hầm lò theo các ở các mỏ than năm vùng Hòn Gai
TT Đơn vị 2010 2015 2020 2025
1 SLKT Ng.tấn 4050 7600 8600 8600
2 Khí CH4 Ng.m3 40500 76000 86000 86000
3. Nhận xét
Tại các khu vực khai thác than ở Thành phố Hạ Long có mức độ ô nhiễm cao về các khí độc và các khí có hại. Nhưng các chính sách môi trường, bên cạnh đó chính sách hạn chế khai thác than lộ thiên và chuyển sang hầm lò trong thời gian sắp tới sẽ có các tác động tích cực tới môi trường khí nên về cơ bản phạm vi ảnh hưởng của chúng đến môi trường khí sẽ dần bị thu hẹp.