CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG
4.1. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
4.1.6. Xử lý các bãi thải, hoàn thổ đất đai khôi phục sinh thái, tôn tạo cảnh quan khu mỏ
4.1.6.1. Nhiệm vụ chung của phương án phục hồi thảm thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái của vùng mỏ
1. Gây trồng các thảm cỏ, phủ kín các sườn bãi thải và bờ mỏ lộ thiên đã ngừng hoạt động nhằm chống xói lở sườn dốc và dần dần phục hồi rừng cây gỗ cũng nhƣ các điều kiện tự nhiên của khu vực.
2. Gây trồng các dải rừng cây ngăn giữ đất đá thải và vùng kế cận chân các bãi thải đang hoạt động nhằm giảm lực phá hoại của các dòng chảy, ngăn giữ đất đá, chống bồi lấp phá hoại ra các khu vực xung quanh.
3. Gây trồng các khu rừng cây lấy gỗ trên các bề mặt bãi thải đã ngừng hoạt động.
4. Xây dựng các công trình (đê chắn, mương rãnh tiêu thoát nước) xen kẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển.
5. Bảo vệ rừng cây sẵn có lân cận mỏ và bãi thải, nhất là các khu vực gần chân bãi thải.
Thực vật có nhiều đặc tính quý giá có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, có thể ngăn cản, hạn chế các tác hại do hoạt động khai thác lộ thiên gây ra. Kết quả khảo sát thực vật phát triển tự nhiên cũng nhƣ thực nghiệm cây trồng ở một số khu mỏ đã chứng tỏ rằng điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thuận lợi cho việc phục hồi nhanh chóng thảm thực vật trên các bãi thải và các bờ mỏ đã ngừng hoạt động, đặc biệt khi có tác động của bàn tay con người.
Ngoài ra, công tác hoàn thổ môi trường được thực hiện phù hợp với mục đích sử dụng đất sau này nhƣ sử dụng moong khai thác làm hồ sinh thái, hồ cung cấp nước, k.hu vực leo núi…
4.1.6.2. Phục hồi đất trồng trọt
Phục hồi đất trồng trọt (còn gọi là hoàn nuyên) nhằm khắc phục một phần hay toàn bộ hậu quả do việc chiếm dụng thảm thực vật để mở khai trường, làm bãi thải và xây dựng các công trình phụ trợ khác của khai thác lộ thiên gây ra, công việc hoàn thổ có thể được tiến hành theo 3 hướng.
- Phủ lên bề mặt bãi thải (hoặc các công trình mỏ khác) một lớp thổ nhƣỡng (đất màu) dày 30 120 cm kèm theo việc cải tạo bằng các loại phân khoáng.
- Trực tiếp cải tạo đất bằng các biện pháp thuần hoá nhƣ bón thêm vôi, phân khoáng, thâm canh cải tạo...
- Trực tiếp cải tạo đất bằng cách sử dụng chế phẩm có hoạt tính sinh học nhƣ phân vi sinh sản xuất từ than, từ các rác hữu cơ, các hoạt tính vi sinh thổ nhƣỡng...
Hai hướng đầu được áp dụng rộng rãi trên khu hoàn thổ, hướng thứ ba đang ở giai đoạn thử nghiệm công nghiệp và bắt đầu áp dụng. Quá trình hoàn thổ gắn liền với việc phục hồi thảm thực vật đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn.
1. Giai đoạn hoàn thổ
Giai đoạn hoàn thổ tiến hành trong quá trình khai thác khoáng sàng, mục đích của giai đoạn này là xây dựng những điều kiện phù hợp với việc phục hồi vùng bị phá hoại sau này. Công việc chuẩn bị đƣợc phối hợp chặt chẽ với công tác bóc đất đá, khai thác KSCI và đổ thải đất đá. Nội dung công việc ở giai đoạn này là:
- Phân tích các tính chất hoá nông của đất đá bóc.
- San gạt bề mặt bãi thải, bạt thoải sườn dốc.
- Thu hồi và rải lớp đất màu, trồng trọt lên bề mặt đã san gạt.
- Xây dựng các công trình tiêu thoát nước.
- Xây dựng các đường vận chuyển.
Việc xác định các tính chất hoá nông của đất đá thải là cơ sở để xác định phương thức phục hồi giống cây trồng, từ đó quyết định trình tự bóc đất đá và đổ thải thích hợp.
2. Giai đoạn phục hồi thực vật
Việc phụ hồi thực vật bao gồm phục hồi nông nghiệp và phục hồi lâm nghiệp. Phục hồi nông nghiệp đƣợc tiến hành trên khu vực có điều kiện thuận lợi về địa hình, chăm bón và tiêu tưới. Tiến hành san gạt và làm phẳng bề mặt diện tích cần phục hồi và sau đó rải đều lên trên một lớp đất màu và đất trồng trọt đã đƣợc thu gom từ khi bắt đầu khai thác mỏ, phục hồi nông nghiệp thường phải tiến hành trong 6 8 năm theo hai bước:
* Bước một: Tiến hành các công việc làm tăng màu mỡ của đất đai cho đến khi có đủ điều kiện để nuôi sống cây trồng, lựa chọn cách cải tạo đất có hiệu quả và
thành phần phân bón hợp lý.
* Bước hai: Bắt đầu từ khi đất đai được phát huy hiệu quả cho quá trình gieo trồng cây cối.
Phục hồi lâm nghiệp áp dụng cho mọi loại bãi thải và bề mặt mỏ. Người ta tiến hành san gạt phẳng các bề mặt, bạt thoải sườn dốc, xây dựng các công trình thoát nước, đường giao thông và tiến hành trồng rừng. Trên các khu vực có điều kiện nên thu gom đất màu và đất rễ cây ngay từ khi mở mỏ và trong quá trình bóc đất đá, để sử dụng lại khi phục hồi lâm nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sinh sản của cây rừng.
Phục hồi rừng đƣợc xác định theo mục đích sử dụng rừng: Rừng đơn thuần và rừng kinh tế. Rừng đơn thuần có ý nghĩa cải tạo môi trường, cải tạo vi khí hậu, thuỷ văn, phục hồi trạng thái tự nhiên trong khu vực bị mỏ chiếm phá. Rừng kinh tế, ngoài mục đích trên còn nhằm mục đích khai thác gỗ.
Ở những khu vực khó khăn về điều kiện trồng trọt, đầu tiên nên trồng các loại cây chuẩn bị (loài cây dễ mọc, dễ sống) nhằm cải thiện dần độ màu mỡ của đất đai, đến khi đạt yêu cầu chất lƣợng thì tiến hành trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế.
3. Tận dụng các công trình mỏ cũ vào mục đích dân sinh khác
Việc tận dụng lại các công trình mỏ lộ thiên sau khi đã kết thúc phải đƣợc định hướng ngay từ giai đoạn thiết kế mỏ. Bởi vì mục đích sử dụng phải phù hợp với các đặc điểm về vị trí, kết cấu và chất lƣợng của công trình mỏ sau khi kết thúc vào những mục đích sau:
- Dùng bãi thải làm diện tích trồng rừng mới.
- Dùng đất đá thải đắp đê, lấp biển, lấp ao hồ, mở rộng diện tích canh tác và xây dựng.
- Dùng đất đá thải đắp đê chắn và trồng cây để ngăn bụi và tiếng ồn giữa khu chung cư với nơi có mật độ phương tiện giao thông lớn.
- Sử dụng đường mỏ vào mục đích phát triển giao thông khu vực.
- Sử dụng khoảng trống khai thác (sau khi đã lấp cho bớt sâu) làm khu vui chơi giải trí hoặc công viên cho tụ điểm dân cƣ mới.
- Hình thành tụ điểm dân cƣ mới trên khu vực mỏ sau khi mỏ kết thúc.
- Sử dụng ngay moong khai thác để chứa nước phục vụ nông nghiệp và một số mục đích khác.
Những giải pháp trên đây không chỉ có ý nghĩa về mặt KT-XH mà còn có ý nghĩa về sự hạn chế suy giảm MT do tác động của KTLT. và dần dần khắc phục hậu quả đối với các thành phần MT nhƣ đất, không khí, chất lƣợng cuộc sống…tiến tới tạo một không gian sinh thái ổn định.