CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các địa phương trong nước 2024 1. Kinh nghiệm làm kinh tế trang trại tại Đà Nẵng
1.2.2.1. Kinh nghiệm làm kinh tế trang trại tại Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng hiện có 214 trang trại, phân bố chủ yếu ở huyện Hoà Vang và các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu. Trang trại chăn nuôi chiếm 37% còn lại là những trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tổng số vốn đầu tư kinh tế trang trại luỹ kế đến năm 2011 là trên 500 tỷ đồng.
Theo kết quả khảo sát của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố, tổng doanh thu của các trang trại năm 2010 đạt gần 340 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 819 lao động và gần 54.000 ngày công lao động thời vụ/
năm. Đặc biệt có nhiều trang trại đã tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho người lao động. KTTT trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng ngành sản xuất chăn nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm cho dân cư đô thị, đồng thời góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới trên địa bàn. Hình thức sản xuất này vừa phát huy nội lực tại chỗ trong dân vừa thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư vào khu vực nông thôn để khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Formatted:Level 1
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
Tuy nhiên, quy mô trang trại của Đà Nẵng hiện nay phần lớn còn nhỏ, số trang trại có quy mô tương đối lớn chưa nhiều. Việc liên kết, hợp tác để tổ chức chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các trang trại còn chưa chặt chẽ. Việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do nhiều nguyên nhân, trong đó có phần hạn chế của chủ trang trại trong việc lập dự án, phương án vay vốn và chưa tạo được uy tín trong việc quản lý sử dụng vốn vay. Ngoài ra, các trang trại còn gặp khó khăn do thiếu lực lượng lao động (lực lượng lao động trẻ ở nông thôn đi làm trong các khu công nghiệp và dịch vụ), hạn chế trong vấn đề ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất...
Để tháo gỡ những vướng mắc trong việc phát triển các trang trại hiện nay, TP. Đà Nẵng đã đề ra một loạt các giải pháp đồng bộ về đất đai, vốn, thị trường, ứng dụng KHKT, chất lượng lao động. Theo đó, thành phố đang thực hiện quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp, xác định cụ thể các vùng chuyên canh trồng rau, trồng hoa, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Xác định tư cách pháp nhân cho các trang trại để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quan hệ giao dịch vay vốn ngân hàng và đầu tư tín dụng. Đồng thời, thành phố cũng sẽ có kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại về thị trường, kỹ năng kinh doanh, hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án. Tổ chức cho các trang trại cùng ngành hàng liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt sẽ nghiên cứu thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý, thông tin thị trường, tiếp đến sẽ vận động thành lập hợp tác xã trang trại mà xã viên là các chủ trang trại.
TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2015, kinh tế trang trại sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động ở nông thôn. Xây dựng và phát triển KTTT trở thành hạt nhân và lực lượng nòng cốt của ngành nông nghiệp thành phố, trong đó ưu tiên phát triển các trang trại chuyên sản xuất giống nông nghiệp, trang trại chăn nuôi, sản xuất rau, hoa và sinh vật cảnh.
1.2.2.2. Kinh nghiệm làm kinh tế trang trại tại Bắc Giang
Toàn tỉnh hiện có 5.510 trang trại. Trong đó có 708 trang trại cây ăn quả, 80 trang trại lâm nghiệp, 420 trang trại chăn nuôi lợn, 3.900 trang trại chăn nuôi gia
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
cầm và tổng hợp, 420 trang trại thuỷ sản. Đã có nhiều mô hình trang trại cho thu nhập cao, khẳng định là hình thức sản xuất nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về “Phát triển kinh tế trang trại”, trong những năm qua nhiều mô hình kinh tế hộ đã có những bước chuyển đổi thành công từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá trên cả 3 lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Toàn tỉnh có trên 20 ngàn mô hình kinh tế vườn đồi có diện tích từ 0,5 ha trở lên, khoảng 55.000 ha đất có giá trị thu hoạch trên 50 triệu/ha/năm, trên 28 ngàn hộ đạt tiêu chí thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm.
Ở tất cả các huyện, thành phố đều xuất hiện các mô hình thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Kinh tế trang trại đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất hàng hoá, từ năm 2002 đến hết năm 2009 tổng diện tích chuyển đổi từ ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản là 4.430 ha, diện tích nuôi cá thâm canh cao đạt 800 ha, diện tích nuôi cá tập trung với quy mô diện tích từ 3 ha trở lên là 2.500 ha. Một số nơi nuôi thuỷ sản tập trung, thâm canh đã phát huy hiệu quả kinh tế cao, năng suất cá nuôi đạt từ 8-10 tấn/ha. Toàn tỉnh đã có 420 trang trại chăn nuôi lợn, trong đó có 250 cơ sở chăn nuôi với quy mô từ 100 con/lứa trở lên. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng chăn nuôi gia cầm hàng hoá tập trung theo quy mô trang trại, gia trại. Đến nay tổng số trang trại chăn nuôi gia cầm khoảng 3.900 trang trại với quy mô 3,5 triệu con tập trung ở các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lục Nam... Sản xuất lâm nghiệp đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ tập trung với diện tích gần 50.000 ha; đã có sự đầu tư thâm canh và sử dụng 100%
cây giống có chất lượng chủ yếu là cây nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô và giâm hom, nên đã nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
Tuy nhiên, việc hình thành và phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Phần lớn các chủ trang trại thiếu thông tin, chưa nắm được quy hoạch, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Việc chưa hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại cũng đang là một trở ngại lớn, đến hết năm 2009 toàn tỉnh mới có 1.400 trang trại đựơc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chiếm 25%), do vậy nhiều chủ trang trại có năng lực về tài chính song chưa dám
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
đầu tư lớn. Việc tiêu thụ nông sản còn khó khăn, phần lớn các chủ trang trại tự tìm đầu ra, sản xuất thiếu sự liên kết 4 nhà “nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước”; khâu chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch chưa phát triển nên thị trường tiêu thụ nông sản của trang trại chưa ổn định. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn (đường giao thông, điện...) mặc dù đã được đầu tư xong còn yếu kém. Đặc biệt trước khi có Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, nhiều trang trại trên địa bàn rất cần vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng còn khó khăn do thiếu tài sản thế chấp. Ngoài ra, việc hỗ trợ đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại cho trang trại còn ít được quan tâm, chưa thường xuyên; việc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT tuy đã thực hiện nhưng còn chậm.
1.2.2.3. Kinh nghiệm làm kinh tế trang trại tại Khánh Hòa
Hiện toàn tỉnh có trên 2.420 trang trại, với tổng diện tích khoảng 8.200ha (bình quân 3,3ha/trang trại), trong đó có 1.740 trang trại trồng trọt, 103 trang trại chăn nuôi, 62 trang trại lâm nghiệp, 515 trang trại nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các huyện, thị, thành phố ven biển, nhiều nhất là thị xã Ninh Hòa, TP.
Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, TP. Nha Trang và huyện Khánh Sơn.
Hiện chủ trang trại là nông dân chiếm 94%, 100% chủ trang trại đều trực tiếp lao động sản xuất. Bình quân một trang trại sử dụng 4 lao động. Tổng thu bình quân của một trang trại là 280 triệu đồng/năm. Nhóm trang trại NTTS có thu nhập bình quân cao nhất, 335 triệu đồng/năm; tiếp đến là nhóm trang trại trồng trọt, 123 triệu đồng/năm.
Nhờ phát triển kinh tế trang trại, đời sống của đại bộ phận nông dân khá lên trông thấy. Năm 2010, Khánh Hòa, có trên 62.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 63% hộ nông dân toàn tỉnh, trong đó gần 10% số hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.
Nhìn chung mô hình kinh tế trang trại ở Khánh Hòa tuy số lượng chưa nhiều, quy mô không lớn nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là đất đồi núi trọc, đất ven biển.
Nhiều vùng đất trống, mặt nước bỏ hoang, hoặc trồng cây màu lương thực có năng suất thấp, nay được thay bằng mô hình NTTS tập trung thu nhập cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Mặt khác, KTTT đã khai thác và sử dụng vốn tự có khá lớn trong nhân dân để đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm và NTTS theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, kinh doanh tổng hợp. Các trang trại còn rất nhạy bén trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều trang trại thực sự là mô hình trình diễn về kỹ thuật và quản lý, qua đó góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bên cạnh những ưu điểm trên, KTTT ở Khánh Hòa còn bộc lộ một số tồn tại. Hiện, còn khoảng 30% số diện tích trang trại chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là ở hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, nơi có tiềm năng đất trống đồi núi trọc để phát triển KTTT nhưng hầu hết diện tích đất bỏ hoang hoặc quản lý sử dụng kém hiệu quả; khoảng 50% chủ trang trại thiếu vốn sản xuất; việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với KTTT còn nhiều khó khăn, vốn ít lại cho vay dàn trải. Nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp thiếu hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, thiếu sự gắn bó giữa trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Những trang trại NTTS thiếu hệ thống cấp nước sạch, thoát nước thải,...
Lồng, trại bố trí thiếu khoa học, mạnh ai nấy làm, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát triển. Sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn và một số vấn đề xã hội khác liên quan là những tồn tại cần được các cấp, ngành nghiên cứu để có giải pháp tháo gỡ, làm đòn bẩy thúc đẩy KTTT phát triển đúng hướng