CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN
3.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại
3.4.7. Giải pháp đối với từng loại hình trang trại
Các trang trại trồng trọt trên địa bàn chủ yếu là trang trại trồng cây hàng năm với chủ yếu là cây hoa màu, trang trại trồng cây lâu năm vẫn chưa nhiều. Trồng trọt là loại hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn nhưng các loại hình trang trại vẫn biết cách tận dụng được những điều kiện thuận lợi của vùng để đạt hiệu quả cao. Vì vậy đối với loại hình trang trại này thì có một số giải pháp sau:
- Tổ chức các lớp khuyến nông, tập huấn để bồi dưỡng kiến thức kỹ năng trong việc chăm sóc và khai thác các loại cây lâu năm để họ mạnh dạn đầu tư vào trồng các diện tích các cây lâu năm. Mặt khác tổ chức đưa cán bộ khuyến nông hoặc nhà kỹ thuật đến trực tiếp huấn luyện, trình diễn kỹ thuật tại các trang trại.
- Hiện trên địa bàn huyện đang có mô hình trang trại trồng cây cỏ ngọt (cây dược liệu), cây dễ trồng và thích hợp với điều kiện của vùng nên mang lại hiệu quả
Formatted:Level 1
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
tương đối cao. Vì vậy khuyến khích khích người dân đầu tư vào loại hình mới này để mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại cây hàng năm khác.
- Trồng xen các loại cây hàng năm với nhau như ngô, lạc…, cây lâu năm trồng xen với các loại như sắn, dứa để tăng hiệu quả sử dụng đất đai, đồng thời để tăng thu nhập và tránh được các rủi ro như sâu bệnh và mất mùa đối với từng loại cây.
3.4.7.2. Đối với trang trại chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi là trang trại đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn, và đang có xu hướng tăng nhanh về số lượng. Diện tích đất dành cho xây dựng chuồng trại tương đối nhỏ nhưng số lượng vật nuôi trên 1 trang trại lại tương đối lớn, đã mang lại hiệu quả sản xuất khá cao. Qua đó có một số giải pháp cho mô hình trang trại này như sau:
Các trang trại cần mạnh dạn vay vốn đầu tư để mở rộng quy mô chăn nuôi tương xứng với điều kiện cho phép.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi (tìm kiếm giống tốt, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng...) thú y (phòng trừ dịch bệnh) cho các chủ trang trại.
Thực hiện hình thức chăn nuôi bán chăn thả đối với đại gia súc. Nên kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để tương trợ về thức ăn cũng như sử dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
Đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh.
- Xác định cơ cấu đàn gia cầm, đảm bảo vừa kinh doanh thịt vừa kinh doanh giống và trứng.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được vay vốn để đầu tư tăng quy mô đàn và nâng cao chất lượng con giống.
3.4.7.3. Đối với trang trại NTTS.
Trang trại NTTS trên địa bàn chủ yếu là nuôi quảng canh với hình thức thả cá truyền thống và quy mô chưa lớn. Sản phẩm chủ yếu phục vụ nội địa, phục vụ nhu
Formatted:Level 1
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
cầu của người dân trong và ngoài huyện, chưa tạo ra hàng hóa xuất khẩu nên giá trị thu nhập chưa cao, vì vậy để phát triển NTTS có hiệu quả hơn cần có những giải pháp sau:
- Các chủ trang trại nên mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô. Đầu tư thâm canh trên với các loại thủy sản khác để mang lại hiệu quả và thu nhập cao hơn cho các trang trại. Đồng thời kết hợp NTTS với chăn nuôi các loại gia súc gia cầm để tận dụng các sản phẩm phụ của chăn nuôi mang lại.
- Chính quyền và các cấp cần khuyến khích phát triển trang trại NTTS trên những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả.
- Vì đặc thù của NTTS là dễ gặp rủi ro về thiên tai, lũ lụt và giá cả không ổn định nên ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Vì vậy các cơ quan chính quyền cần hỗ trợ, cũng như đề ra các chính sách để các chủ trang trại NTTS yên tâm sản xuất và mạnh dạn đầu tư.
3.4.7.4. Đối với trang trại lâm nghiệp.
Đây là những trang trại có quy mô rất lớn về diện tích có quy mô lớn, đòi hỏi phải đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng và giao thông hạn chế nên gặp nhiều khó khăn. Phát triển các trang trại lâm nghiệp có nhiều ý nghĩa lớn về kinh tế -xã hội - môi trường. Để khắc phục những khó khăn trước mắt và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Tỉnh, Huyện cần tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài (các chương trình, dự án đầu tư cho miền núi, cho lâm nghiệp...) để tiếp tục mở rộng và đầu tư chiều sâu.
- Thực hiện giao đất, giao rừng, qui hoạch đất rừng dài hạn.
- Kết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc nhằm tận dụng lợi thế vùng đồi núi. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong việc quy hoạch, trồng mới, chăm sóc và khai thác vườn cây. Mạnh dạn sử dụng lao động thuê ngoài để triển khai trồng mới và chăm sóc kịp thời thời vụ nhằm nâng cao tỷ lệ cây sống, rút ngắn thời gian thu hoạch.
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
- Các chủ trang trại cần kí kết hợp đồng với các cơ sở tiêu thụ dài hạn để đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm.
3.4.7.5. Đối với trang trại tổng hợp.
Đây là loại hình trang trại đang được đánh giá có thu nhập ổn định ro thấp nhất hiện nay ở đồng hỷ, tuy nhiên chi phí vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu (cao hơn các mô hình khác). Điểm mạnh của loại hình này chính là các mô hình VAC hoặc VACR. Để trong những năm tới, loại hình trang trại tổng hợp phát triển mạnh, cần thực hiện triệt để các vấn đề sau:
- Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng tỷ trọng hàng hoá, ưu tiên trồng các loại cây đặc sản trên đất nông nghiệp như rau thực phẩm, rau an toàn.
- Đối với chăn nuôi lợn và gà cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thực hiện mô hình BIOGAS nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là loại hình trang trại này đang phát triển mạnh ở khu vực trung tâm của huyện.