Kết quả của các trang trại điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG II: THỰC TRANG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN

2.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên

2.2.5. Kết quả và hiệu quả của các trang trại điều tra

2.2.5.1. Kết quả của các trang trại điều tra

Kết quả sản xuất kinh doanh

Qua điều tra thực tế các trang trại với các mô hình trang trại khác nhau trên địa bàn huyện, kết quả sản xuất bình quân của các loại hình trang trại được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 13: Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra năm 2011

Chỉ

tiêu ĐVT

Loại hình trang trại Bình

quân chung Trồng

trọt

Chăn

nuôi NTTS Lâm

Nghiệp

Tổng hợp

GO Tr đ 191.750 234.824 111.500 122.500 835.604 152.515 IC Tr đ 42.500 159.587 34.250 37.500 591.128 58.596

VA Tr đ 149.250 75.237 77.250 85.000 230.830 93.919

MI Tr đ 33.867 364.904 65.119 34.600 190.739 137.846 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2011) Nhìn vào bảng, ta thấy

Về tổng giá trị sản xuất: giá trị sản xuất bình quân của trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp đạt cao nhất với 835.604 triệu đồng/ trang trại/ năm, do giá trị được tổng hợp từ nhiều loại hình sản xuất kết hợp với nhau nên mang lại hiệu quả cao. Tiếp đến là trang trại chăn nuôi với giá trị sản xuất bình quân 234.824 triệu đồng/ trang trại/ năm. Thấp nhất là trang trại NTTS với giá trị sản xuất

Formatted:Level 1

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0,63 cm

111.500 triệu đồng/ trang trại/ năm. Bình quân chung cho tất cả các loại hình trang trại giá trị sản xuất đạt 152.515 triệu đồng/ trang trại/ năm.

Về chi phí trung gian: Trang trại tổng hợp đạt khá cao so với các loại hình trang trại khác nhưng bên cạnh đó chi phí cho loại hình trang trại tổng hợp cũng chiếm khá cao, 591.128 triệu đồng/ trang trại/ năm, do chi phí phải phân bổ cho từng loại hình đầu tư.Bên cạnh đó trang trại có chi phí trung gian bình quân thấp nhất là trang trại NTTS 34.250 triệu đồng/ trang trại/ năm, do loại hình sản phẩm đầu tư vào chỉ có cho nuôi cá truyền thống, không phải phân bổ chi phí cho nhiều khâu khác nhau như trang trại tổng hợp. Bình quân chung chi phí trung gian bình quân cho mỗi trang trại cho tất cả các loại hình là 58.596 triệu đồng/ trang trại/

năm.

Về giá trị gia tăng: Với các trang trại chăn nuôi và sản xuất kinh doanh tổng hợp, do có sự đầu tư cho sản xuất cao hơn nên VA của các trang trại này cao hơn so với các loại hình trang trại khác. Giá trị gia tăng bình quân chung cho tất cả các loại hình trang trại đạt 93.919 triệu đồng/ trang trại/ năm.

Về thu nhập hỗn hợp: thu nhập hỗn hợp là thu nhật đạt được khi đã trừ đi chi phí cho lao động gia đình. Lao động gia đình bình quân cho mỗi trang trại chăn nuôi thấp nên thu nhập hỗn hợp của loại hình trang trại này đạt khá cao 364.904 triệu đồng/ trang trại/ năm. Vì thu nhập hỗn hợp phụ thuộc vào số lao động bình quân cho mỗi trang trại nên mặc dù giá trị sản xuất cao nhưng thu nhập hỗn hợp bình quân của loại hình trang trại trồng trọt lại thấp nhất là 33.867 triệu đồng/ trang trại/ năm. Bình quân chung mỗi trang trại thu nhập hỗn hợp đạt 137.846 triệu đồng/ trang trại/ năm.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại

Qua quá trình điều tra thực tế cho thấy hầu hết các loại hình trang trại trên địa bàn huyện đều tiêu thụ sản phẩm thông qua các đầu mối thu gom và tiêu thụ tại chỗ.

Các đầu mối thu gom tới tận trang trại và thu mua các sản phẩm của trang trại trực tiếp trên trang trại, thông qua giá cả thị trường được chủ trang trại chấp thuận và tiêu thụ tại chỗ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0,63 cm

Tuy nhiên khi mùa vụ tới khi sản phẩm quá nhiều, chủ trang trại không bán cho các đầu mối thu gom vì giá cả quá thấp, thì họ tự mang đi bán ở các chợ trên địa bàn huyện.

Sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô không qua chế biến và nhập cho một cơ sở chế biến nào. Vì vậy chất lượng sản phẩm vẫn chưa được đảm bảo.

Tình hình rủi ro đối với trang trại

Bảng14 : Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các trang trại điều tra năm 2011

(1:rủi ro rất thấp - 5:rủi ro rất cao) Yếu tố rủi ro

Loại trang trại Trồng

trọt

Chăn

nuôi NTTS Lâm

nghiệp

Tổng hợp

1.Lũ lụt, hạn hán 3 4 3 2 3

2.Sâu bệnh, dịch bệnh, chuột 2 3 4 3 3

3.Giống cây trồng vật nuôi chưa tốt 2 2 2 2 2

4.Thức ăn chất lượng chưa cao 1 2 2 2 2

5.Giá mua các loại đầu vào cao 2 3 3 2 3

6.Thiếu vốn sản xuất 3 4 4 4 4

7.Thiếu lao động 1 1 1 1 1

8.Thiếu kiến thức kỹ thuật quản lý 2 3 3 3 3

9.Môi trường ô nhiếm 1 1 2 1 1

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2011) Nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ rủi ro cao nhất mà mỗi loại hình trang trại gặp phải đó là thiếu vốn sản xuất. Qua điều tra thực tế cho thấy các chủ trang trại đang gặp khó khăn nhất là vấn đề vay vốn, những trang trại có giấy chứng nhận đất đai và trang trại đang còn chiếm tỷ lệ thấp nên họ không có căn cứ để thế chấp vay vốn ngân hàng, bên cạnh đó vốn vay ngân hành hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế trang trại vẫn chưa có, lãi suất vay vốn vẫn đang còn cao. Vì vậy chủ yếu các trang trại vay vốn từ các nguồn khác như bạn bè, họ hàng hay họ có nguồn vốn tự có của bản thân. Qua đó cho thấy việc hỗ trợ vay vốn là rất cần thiết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0,63 cm

Rủi ro mà các trang trại thường hay gặp phải tiếp theo dó là lũ lụt, hạn hán. Các vùng phía ven đê Sông Lam có địa hình thấp nên mỗi khi có mưa hay lũ lụt đã gây ngập úng và làm cho việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều khi gây ra thiệt hại rất lớn. Huyện Hưng Nguyên nằm trong vùng bị ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nên về mùa hè thường có những đợt gió khô hanh thổi vào làm cho thời tiết khắc nghiệt hơn, làm cho việc sử dụng nước cho tưới tiêu, sản xuất cũng trở nên khó khăn. Vì vậy công tác thủy lợi nên được chú trọng phát triển để dáp ứng nhu cầu về nước, và cần có thêm các chính sách hỗ trợ khi thiệt hại xảy ra đối với mỗi trang trại

Rủi ro về điều kiện thời tiết đã kéo theo các loại dịch bệnh cũng phát triển khá mạnh mẽ, vào mỗi thời điểm giao mùa các loại dịch bệnh, sâu bệnh trên mỗi loại cây trồng thường phát triển mạnh làm cho các chủ trang trại phải chăm sóc thường xuyên và có biện pháp phòng trừ cẩn thận thì mới tránh được sự mất mát.

Các trang trại có gặp thuận lợi hơn trong việc mua các loại giống cây trồng, vật nuôi và thức ăn đảm bảo hơn. Do quá trình sản xuất lâu năm nên các chủ trang trại thường có mối quan hệ tốt với các chủ vật tư, tạo điều kiện cho việc làm ăn lâu dài. Nhưng bên cạnh đó giá cả của các loại đầu vào cao cũng là rủi ro mà các trang trại gặp phải. Giá của các loại nông sản thực phẩm đang có xu hướng giảm xuống bên cạnh đó giá của các loại đầu vào lại tăng lên. Nhiều trang trại kinh doanh tổng hợp thức ăn cho gia súc, gia cầm cao làm cho họ ko thu được lợi nhuận, mà chỉ có thể thu lợi nhuận từ NTTS.

Huyện Hưng Nguyên là huyện có dân số đông và lao động cũng dồi dào nên các trang trại cũng không gặp khó khăn trong việc thuê mướn lao động. Bên cạnh đó các chủ trang trại có ý thức giữ gìn môi trường và kết hợp các loại mô hình, các trang trại chăn nuôi thì có hệ thống xử lý nên môi trường địa bàn huyện vẫn đang được đảm bảo.

Như vậy tuy có nhưng thuận lợi nhưng những khó khăn rủi ro mà các trang trại gặp phải vẫn đang còn nhiều. Vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế theo hướng trang trại được tốt hơn.

Formatted:Level 1

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0,63 cm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)