CHƯƠNG II: THỰC TRANG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN
2.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
2.2.5. Kết quả và hiệu quả của các trang trại điều tra
2.2.5.2. Hiệu quả của các mô hình trang trại điều tra trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
2.2.5.2.1.Hiệu quả về mặt kinh tế
Hiệu quả sử dụng đất đai
Bảng15: Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trang trại điều tra năm 2011(tính bình quân cho 1 trang trại)
Chỉ tiêu ĐVT Loại hình trang trại
Bình quân chung Trồng
trọt
Chăn
nuôi NTTS Lâm
Nghiệp
Tổng hợp
GO Tr đ 191.750 234.824 111.500 122.500 835.604 152.515
VA Tr đ 149.250 75.237 77.250 85.000 230.830 93.919
MI Tr đ 33.867 364.904 65.119 34.600 190.739 137.846
Diện tích Ha 1.7 0.37 1.39 22.25 2.83 5.71
GO/ diện tích
Tr đ/
ha 112.794 629.217 80.376 5.505 295.077 224.594 VA/ diện
tích
Tr đ/
ha 87.794 201.600 55.686 3.820 208.745 111.529 MI/ diện
tích
Tr đ/
ha 19.921 977.770 46.942 1.555 67.355 222.709 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2011)
Qua bảng ta thấy diện tính bình quân cao nhất thuộc về trang trại lâm nghiệp với 22.25 ha/ trang trại và loại hình có diện tích nhỏ nhất là trang trại chăn nuôi. Nhưng ta thấy hiệu quả sử dụng đất đối với trang trại chăn nuôi qua giá trị sản xuất đạt được hiệu quả nhất, 629.217 triệu đồng/ ha. Trang trại lâm nghiệp hiệu quả sử dụng đất lại có hiệu quả thấp hơn 5.505 triệu đồng/ ha. Điều này được giải thích do trang trại lâm nghiệp quá trình sản xuất dài, các cây lâm nghiệp mất khoảng 5-7 năm mới có thu hoạch, vì vậy hiệu quả sử dụng đất đạt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
hiệu quả thấp. Như vậy bình quân chung cho tất cả các lọai hình trang trại hiệu quả sử dụng đất giá trị thu được 229.594 trang trại/ ha.
Việc sử dụng hiệu quả đất đai làm tăng giá trị sản xuất bình quân cho các loại hình trang trại nó cũng đã làm kéo theo giá trị gia tăng cũng như thu nhập hỗn hợp của loại hình trang trại đó. Chăn nuôi và sản xuất kinh doanh tổng hợp vẫn đạt được giá trị cao cho trong hiệu quả sử dụng đất đai cho giá trị gia tăng(VA) và thu nhập hỗn hợp(MI). Đặc biệt đối với trang trại chăn nuôi, do các trang trại thường thuê lao động thương xuyên nên chi phí rẻ hơn so với thuê lao động thời vụ nên làm cho giá trị gia tăng cũng như thu nhập hỗn hợp bình quân tăng lên, trong khi đó diện tích bình quân không thay đổi dẫn đến đạt được hiệu quả sử dụng đất đai cao hơn. Hiệu quả sử dụng đất đai của trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp làm cho giá trị gia tăng đạt 208.745 triệu đồng/ ha..
Thu nhập hỗn hợp là giá trị được tính đến cuối cùng, phản ánh thu nhập thực tế mà trang trại nhận được. Hiệu quả sử dụng đất của trang trại chăn nuôi được biểu hiện sử dụng hiệu quả tốt thông qua thu nhập hỗn hợp. trên mỗi ha bình quân của trang trại chăn nuôi cho thu nhập hỗ hợp là 977.770 triệu đồng.
Chênh lệch khá lớn so với trang trại lâm nghiệp khi chỉ tiêu này chỉ đạt 1.555 triệu đồng/ ha. Như vậy bình quân cho mỗi loại hình trang trại thu nhập hỗ hợp đạt 222.709 triệu dồng/ ha.
Như vậy các trang trại trên địa bàn huyện đã đạt được hiệu quả sử dụng đất đai khá tốt và làm phát huy được tiềm năng sẵn có của đất đai, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
SVTH: Nguyễn Thị Dung – Lớp: K42A-KTNN 60
Formatted:Right: 0,63 cm
Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng16: Hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại điều tra năm 2011(tính bình quân cho 1 trang trại)
Chỉ tiêu ĐVT Loại hình trang trại Bình quân
chung Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Lâm Nghiệp Tổng hợp
GO Tr đ 191.750 234.824 111.500 122.500 835.604 152.515
VA Tr đ 149.250 75.237 77.250 85.000 230.830 93.919
MI Tr đ 33.867 364.904 65.119 34.600 190.739 137.846
IC Tr đ 42.500 159.587 34.250 37.500 591.128 58.596
vốn đầu tư Tr đ 536.67 490.00 153.89 400.00 519.09 419.93
GO/ vốn đầu tư lần 0.36 0.48 0.72 0.31 1.61 0.70
VA/ vốn đầu tư lần 0.28 0.15 0.50 0.21 0.44 0.32
MI/ vốn đầu tư lần 0.06 0.74 0.42 0.09 0.37 0.34
GO/IC lần 4.51 1.47 3.26 3.27 5.33 3.57
VA/IC lần 3.51 0.47 2.26 2.27 4.33 2.56
MI/IC lần 0.8 2.29 1.9 0.92 9.96 3.17
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
Hiệu quả sử dụng vốn là xem xét việc các chủ trang trại đối với mỗi loại hình trang trại họ sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất đạt hiệu quả hay không.
Qua giá trị sản xuất: đạt hiệu quả nhất là trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, với GO/ vốn đầu tư là 1.61 lần có nghĩa là khi tăng thêm vốn đầu tư lên 1 triệu đồng cho sản xuất kinh doanh tổng hợp thì giá trị sản xuất của trang trại tăng lên 1.61 lần. Mặc dù có lượng vốn đầu tư ít hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của trang trại lâm nghiệp lại tương đối gần bằng so với trang trại trồng trọt, hiệu quả của trang trại lâm nghiệp đạt 0.31lần và của trang trại trồng trọt là 0.36lần.
Khi tăng lên 1 triệu đồng vốn dầu tư bình quân thì giá trị sản xuất bình quân của trang trại NTTS tăng lên 0.72 lần. Có được điều này vì vốn đầu tư cho loại hình trang trại NTTS thường thấp, bên cạnh đó nếu sản xuất được vài năm có thể sẽ tự ươm được giống, giảm bớt chi phí giống và chi phí thức ăn cũng rẻ hơn, chủ yếu là thức ăn từ sản phẩm phụ của chăn nuôi, cỏ…
Đối với giá trị gia tăng thì đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư cao nhất là lọai hình trang trại NTTS, giá trị gia tăng tăng lên 0.5 lần. Bình quân chung giá trị gia tăng chung cho tất cả các loại hình tăng lên 0.32 lần.
Đối với mỗi loại hình trang trại thì việc sử dụng hiệu quả cho một đồng vốn bỏ ra cũng đạt hiệu quả khá cao. GO/IC cho biết khi tăng thêm một dồng chi phí trung gian thì giá trị sản xuất tăng lên bao nhiêu lần. Qua bảng tổng hợp ta thấy chỉ tiêu này đạt cao nhất đối với trang trại tổng hợp, khi chi phí trung gian tăg thêm 1 đồng vốn thì làm cho giá trị sản xuất tăng lên 5.33 lần. Còn thấp nhất là trang trại chăn nuôi, giá trị sản xuất chỉ tăng 1.47 lân khi tăng chi phí sản xuất lên một đồng.
Bình quân chung khi chi phí trung gian tăng lên 1 đồng vốn làm cho giá trị sản xuất chung của tất cả các loại hình trang trại tăng lên 3.57.
Hiệu quả cũng đạt được đối với giá trị gia tăng và chi phí trung gian. Bình quân chung tăng lên một đông vốn thì giá trị gia tăng tăng lên 2.56 lần và chi phí trung gian tăng lên 3.17 lần.
Nhìn chung các trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đã đạt đạt những hiệu quả tốt về việc sử dụng vốn bỏ ra để đầu tư cũng như chi phí trung gian trong
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
quá trình sản xuất. Hạn chế lãng phí trong quá trình sử dụng vốn khi nguồn vốn khan hiếm cũng như khó khăn trong vấn đề vay vốn.
Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng17 : Hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại điều tra năm 2011(tính bình quân cho 1 trang trại)
Chỉ tiêu ĐVT
Loại hình trang trại Bình
quân chung Trồng
trọt
Chăn
nuôi NTTS Lâm
Nghiệp Tổng hợp
GO Tr đ 191.750 234.824 111.500 122.500 835.604 152.515 VA Tr đ 149.250 75.237 77.250 85.000 230.830 93.919
IC Tr đ 42.500 159.587 34.250 37.500 591.128 58.596
LĐ gia đình LĐ 2.00 2.00 2.06 4.00 2.23 2.46
GO/ LĐ gia đình Tr đ/ LĐ 95.175 117.412 54.126 30.625 374.710 68.755 IC/ LĐ gia đình Tr đ/ LĐ 21.25 79.793 16.626 9.375 265.08 27.125 VA/ LĐ gia đình Tr đ/ LĐ 74.625 37.618. 37.500 21.250 103.511 41.629
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra các trang trại mẫu năm 2011)
Qua bảng 17 ta thấy:
Hiệu quả sử dụng lao động qua giá trị sản xuất: Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là trang trại có hiệu quả sử dụng lao động hiệu quả nhất, GO/ lao động gia đình bằng 374.710 triệu đồng/ lao động cho biết khi 1 lao động gia đình tham gia vào sản xuất thì giá trị sản xuất bình quân đạt được 374.710 triệu đồng. Đối với trang trại lâm nghiệp do số lao động gia đình bình quân khá cao, giá trị sản xuất đạt được tương đối thấp nên hiệu quả sử dụng lao động chỉ đạt được 30.625 triệu đồng/ lao động. Bình quân chung cho tất cả các loại hình trang trại giá trị sản xuất đạt 68.755 triệu đồng/ lao động gia đình.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
Hiệu quả sử dụng lao động qua chi phí trung gian: nhìn vào bảng ta thây chỉ tiêu này hiệu quả vẫn thuộc về trang trại tổng hợp 265.08 triệu đồng / lao động. bình quân chung mỗi trang trại có chi phí trung gian là 27.125 triệu đồng/ lao động
Hiệu quả sử dụng lao động thông qua giá trị gia tăng: Đối với VA/ lao động gia đình ta thấy đạt hiệu quả nhất vẫn là trang trại tổng hợp 105.511 triệu đồng/ lao động có nghĩa là khi 1 lao động gia đình tham gia vào sản xuất cho trang trại tổng hợp thì giá trị gia tăng đạt 103.511 triệu đồng. Hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất vẫn là trang trại lâm nghiệp, VA/ lao động gia đình chỉ đạt 21.250 triệu đồng/ lao động. Tuy nhiên bình quân chung cho mỗi loại hình trang trại thì mỗi trang trại lại đạt giá trị gia tăng khá cao là 41.629 triệu đồng/ lao động.
Như vậy loại hình trang trại sử dụng lao động có hiệu quả nhất là trang trại tổng hợp, còn trang trại lâm nghiệp là trang trại có hiệu quả sử dụng thấp nhất.
Tóm lại việc sử dụng đất đai, vốn đầu tư cũng như lao động của các loại hình trang trại trên địa bàn huyện đã làm cho hiệu quả của các loại hình trang trại đạt hiệu quả cao. Mang lại thu nhập cho mỗi trang trại được nâng lên, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Làm cho mô hình kinh tế trang trại là một mô hình kinh tế cần được chú trọng và phát huy, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
2.2.5.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội
KTTT không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả thể hiện rõ nét nhất là sự đóng góp của kinh tế trang trại vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Hưng Nguyên, nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
Các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất ở các lĩnh vực nông nghiệp, đưa KHKT vào sản xuất, biến những diện tích trước kia không cho thu nhập hay thu nhập không đáng kể trở thành những cánh đồng có thu nhập cao, biến những vùng đất trống, đồi trọc trở thành những vùng kinh tế.
Các chủ trang trại đã đầu tư vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
nông dân trên địa bàn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn, nhất là những vùng ven đê thấp trũng khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp.
KTTT phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và triển loại hình kinh tế hợp tác dưới nhiều hình thức, giữa các trang trại và các thành viên kinh tế khác như: HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các nhà máy chế biến nông sản, các công ty xuất khẩu nông sản, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp nông thôn phát triển.
KTTT là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng với điểm nhấn là mô hình trang trại thu tổng thu nhập bình quân trên hộ/ 1năm có xu hướng tăng lên.
2.2.5.2.3. Hiệu quả về môi trường nông thôn
Ngoài việc phát triển KTTT còn có vai trò bảo vệ môi trường. Hầu hết các trang trại điều tra mẫu đã biết tận dụng nguồn chất thải ra môi trường như tận dụng phân của sản phẩm chăn nuôi cho nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu chi phí cho NTTS, biết cách xử lý như đào hầm sâu hay xây dựng các bể chứa BIOGAS để tận dụng nguồn phế thải.
Vì vậy môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên vẫn được đảm bảo.
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm