CHƯƠNG II: THỰC TRANG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đường quốc lộ:
+ Quốc lộ 46: Dài 5 km, điểm đầu cầu Đước xã Hưng Chính , điểm cuối cầu Mượu xã Hưng Đạo đi qua xã hưng Chính- Thị trấn- xã Hưng Đạo, là tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn nhất cũng là nơi thường xảy ra tai nạn giao thông nhiều nhất.
+ Đường tránh Vinh: Dài 18km, điểm đầu xã Hưng Thịnh, giáp thành phố Vinh, điểm cuối thị trấn Hưng Nguyên. Đây là tuyến đường huyết mạch rất quan trọng của huyện phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Đường Tỉnh lộ 558: Dài 25km, điểm đầu xã Hưng Thịnh, giáp thành phố Vinh, điểm cuối thị trấn Hưng Nguyên
- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài 123km : Đường Nguyễn Văn Trổi, đường Lê Xuân Đào, đường quốc lộ 46- Nam Cát,...
- Đường xã thị: Tổng chiều dài Huyện là 763 km.
b.Hệ thống thủy lợi
Hiện nay huyện Hưng Nguyên có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh.
Toàn huyện có 89 trạm bơm, trong đó địa phương quản lý 74 trạm , Xí nghiệp Thủy nông Nam quản lý 15 trạm, có 3 hồ chứa, có 233.3 km kênh tưới , 35.35 km kênh tiêu. Hàng năm huyện đã huy động hàng ngàn công lao động để nạo vét kênh mương và bồi đắp đê sạt lở. Hiện nay cơ bản đã chủ động tưới tiêu cho sản xuất và cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân.
c. Hệ thống điện
Đến nay toàn huyện có một trạm hạ thế Hưng Chính, có 70 trạm biến áp các loại, tổng công suất 14.090 KVA, đường dây cao thế dài 58.13km, đường dây hạ thế 0.4 KV dài 361.66 km, đã có mạng lưới điện quốc gia hoàn chỉnh đến
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
tất cả các xã trong huyện. Cơ bản đáp ứng yêu cầu dùng điện của nhân dân, có 100% số hộ dùng điện.
d. Chợ
Những bước tiến mới trong phát triển kinh tế nông nghiêp, công nghiệp chế biến đã tạo đà cho TM – DV phát triển tương đối đa dạng với nhiều thành phần tham gia, thị trường ngày càng mở rộng. Đó là nhờ trong những năm qua, Hưng Nguyên đã tích cực khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân đầu tư phát triển đa dạng các hoạt động kinh doanh TM - DV để phát triển thị trường nông thôn. Hoạt động kinh doanh buôn bán theo đó cũng được quản lý , khai thác có hiệu quả , đặc biệt là khu vực chợ trung tâm, đảm bảo tốt cho việc lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của nhân dân.
- Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 17 chợ lớn, nhỏ để nhân dân huyện có nơi để trao đổi, buôn bán hàng hóa.
- Nhìn chung hệ thống chợ huyện Hưng Nguyên là nơi tiêu thụ phần lớn sản phẩm nông nghiệp của huyện như rau xanh, thịt, cá các loại. Tuy nhiên hệ thống chợ cũng cần phải sắp xếp quy hoạch lại và nâng cấp thêm một số chợ ở trung tâm các xã chưa có chợ. Huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực TM - DV để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở địa phương, phát triển thêm các cơ sở TM - DV, sắp sếp vị trí, chỗ nơi mua bán cho các hộ tiểu thương gọn gàng. Chú ý đến công tác vệ sinh môi trường để từng bước vươn tới văn hóa của một huyện phụ cận Thành Phố Vinh.
2.1.4 Đánh giá các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
*Thuận lợi
Huyện Hưng Nguyên là một huyện tiếp giáp thành phố Vinh nên có nhiều dự án của Nhà nước cũng như của các tổ chức phi chính phủ đầu tư. Điều này đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân tăng cường áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng lực, thay đổi hệ thống cây trồng có giá trị sản lượng cao trên một đơn vị diện tích.
Formatted:Level 1
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm
Nguồn nhân lực dồi dào, cung cấp lao động thường xuyên và kịp thời.
Nguồn lực cũng sẽ là một lợi thế nếu có giải pháp cụ thể trong việc tổ chức quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và cơ chế thích hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển lâu dài
Nhà nước, tỉnh và địa phương đã đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, huyện Hưng Nguyên đã có những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa nhất là khi hệ thống giao thông, điện nông thôn và thủy lợi được cải thiện sẽ là nhân tố tích cực cho các quyết định đầu tư thâm canh vào các loại hình trang trại.
* Khó khăn
Các mô hình KTTT quy mô còn nhỏ, thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí không cao, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, điều này đã phần nào hạn chế đến khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT và thông tin thị trường…
Các chủ trang trại vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thường hướng sản xuất theo lối truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ, máy móc KHKT mới vào sản xuất để nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó chưa chủ động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các hiệp hội chăn nuôi, NTTS để trao hổi và học hỏi. Điều này làm hạn chế đến hiệu quả sản xuất cũng như làm tăng thêm các yếu tố rủi ro chủ quan gây ra
KTTT phát triển ở mức độ chậm, với điểm xuất phát thấp, năng lực sản xuất của nông lân nghiệp còn yếu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Như vậy các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả của kinh tế hộ nông dân đó là: thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, thiếu cơ cấu giống thích hợp, và thiếu hình thức canh tác hợp lý để hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy chúng ta phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng, tăng nhận thức, đầu tư vốn, KHKT cho các hộ nông dân nhất là các hộ thuộc vùng thấp, trũng, vùng sâu.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Formatted:Right: 0,63 cm