Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG II: THỰC TRANG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN

2.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên

2.2.4. Đặc trưng và năng lực sản xuất của các trang trại điều tra

2.2.4.3. Thực trạng nguồn vốn của các mô hình trang trại điều tra

Việc phát triển kinh tế trang trại cần đầu tư nhiều vốn và qua nhiều năm như các trang trại trồng cây lâu năm hay trang trại lâm nghiệp, tuy nhiên nguồn vốn vay dài hạn còn hạn chế, chủ yếu là vay trung hạn và ngắn hạn. Ta có thể xem xét tình hình nguồn vốn của các trang trại điều tra mẫu của huyện Hưng Nguyên thông qua bảng sau:

Formatted:Level 1

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể

SVTH: Nguyễn Thị Dung – Lớp: K42A-KTNN 52

Formatted:Right: 0,63 cm

Bảng 12: Thực trạng nguồn vốn kinh doanh của các mô hình trang trại điều tra Năm 2011 (tính bình quân cho 1 trang trại)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn Phân theo loại hình trang trại

Trồng trọt Chăn nuôi NTTS Lâm nghiệp Tổng hợp

Số Lượng

(tr đ)

Cơ Cấu (%)

Số Lượng

(tr đ)

Cơ Cấu (%)

Số Lượng

(tr đ)

Cơ Cấu (%)

Số Lượng

(tr đ)

Cơ Cấu (%)

Số Lượng

(tr đ)

Cơ Cấu (%)

1. Vốn chủ sở

hữu 450.00 83.85 266.00 54.29 74.44 48.38 350.00 87.50 367.73 70.84

2.Vốn vay NH 86.67 16.15 164.00 33.47 30.56 19.86 0.00 0.00 120.45 23.20

3.Vay khác 0.00 0.00 60.00 12.24 48.89 31.77 50.00 12.50 30.91 5.95

Tổng cộng

nguồn vốn 536.67 100.00 490.00 100.00 153.89 100.00 400.00 100.00 519.09 100.00 (Nguồn:Kết quả tổng hợp điều tra)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0,63 cm

Nhìn vào bảng ta thấy:

- Trang trại NTTS có tổng nguồn vốn là thấp nhất với 153.89 triệu đồng, trong đó nguồn vốn chủ sơ hữu chiếm 74.44%, còn lại là vốn vay của ngân hàng và các nguồn khác. Theo điều tra thực tế vì NTTS vốn đầu tư vào ít vì có thể tận dụng được phụ phẩm của chăn nuôi nên chi phí cho thức ăn thấp. Mặt khác nhiều trang trại có các ao ươm con giống nên không phải mất chi phí cho con giống trong các mùa vụ.

- Trang trại có nguồn vốn lớn nhất là trang trại trồng trọt với tổng nguồn vốn bình quân là 536.67 triệu đồng cho 1 trang trại. Trong đó chủ yếu các trang trại sử dụng vốn tự có, chiếm 83.85%, còn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 16.15%. Trồng trọt là ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết khí hậu và khó khăn trong việc chăm sóc các loại cây trồng, vì vậy chi phí cho việc thuê nhân công của trang trại trồng trọt chiếm tỷ lệ cao.

- Trang trại lâm nghiệp có nguồn vốn bình quân là 400 triệu đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu chiếm 87.50%, còn lại là vốn vay của các tổ chức khác. Qua nghiên cứu thực tế được biết loại hình trang trại này được nhà nước hỗ trợ một phần giống cây trồng cho nên chi phí chủ yếu của trang trại chỉ là chăm sóc và cải tạo rừng trồng.

- Trang trại chăn nuôi có tổng nguồn vốn đầu tư bình quân là 490 triệu đồng, trong đó nguồn vôn chủ sở hữu của các trang trại thấp hơn so với các loại trang trại khác, chỉ chiếm 54.29%, và 33.47% là vay vốn của tổ chức ngân hàng, còn lại được huy động từ các nguồn khác.

- Trang trại tổng hợp là trang trại có nguồn vốn bình quân lớn thứ hai sau trang trại trồng trọt, với bình quân 519.09 triệu đồng cho một trang trại, trong đó vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệ lớn là 70.84% còn lại được huy động từ ngân hàng và các tổ chức khác. Điển hình trang trại có tổng nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất đó là trang trại tổng hợp của ông Lê Văn Thành ở Thị Trấn với tổng nguồn vốn lên tới 3 tỷ đồng. Trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Văn Lộc ở Thị Trấn mặc dù có diện tích hơn 2 ha nhưng với tổng nguồn vốn thấp nhất so với các trang trại tổng hợp là 80 triệu đồng nên chưa phát huy được hiệu quả nhiều.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Right: 0,63 cm

Qua phân tích số lượng và cơ cấu vốn của các trang trại đã điều tra, ta rút ra các nhận xét:

+ Tổng nguồn vốn đầu tư cho các loại hình trang trại đang có sự chênh lệch.

+ Phần lớn vốn được đầu tư cho trang trại là vốn tự có của gia đình. Điều này có thuận lợi là trang trại chịu ít chi phí vốn vay, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các trang trại, chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất có quy mô.

+ Vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp, làm cho các chủ trang trại không có nguồn vay vốn để mạnh dạn đầu tư.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)