Mô hình trồng keo lai, đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng keo lai

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế mô hình cây keo lai tại địa bàn xã hương vĩnh, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 30)

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.2. Rừng trồng và vai trò của nó trong nền kinh tế - xã hội - môi trường

1.1.2.5. Mô hình trồng keo lai, đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng keo lai

Mô hình trồng keo lai

Trong hoạt động trồng rừng, việc lựa chọn giống cây và kỹ thuật trồng có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất rừng kinh doanh. Trong chiến lược phát triển rừng trồng ở nước ta, keo được coi là một trong các cây trồng chính trong phát triển rừng trồng ở nước ta.

Giống keo hầu hết có năng suất cao và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Các giống này được sản xuất bằng công nghệ hom, nuôi cấy mô hay ươm hạt.

Cây keo lai phù hợp với nhiều loại đất, kỹ thuật trồng tương đối đơn giản, dễ sinh trưởng và phát triển nhanh. Thời vụ trồng thường vào cuối tháng 7 -12, thời tiết mưa nhiều, đất ẩm, khá thích hợp cho việc trồng cây.

Đặc điểm sinh học của cây keo lai

Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: keo lá tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất cao.

Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Cho đến nay, Keo lai đã được khẳng đinh là loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ. Nhằm hạn chế tình trạng phân ly của giống lai, Keo lai thường được tạo cây con bằng phương pháp vô tính (giâm hom). Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.

 Điều kiện gây trồng

Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7.

- Nhiệt độ BQ: 22oC, tối thích từ 24 - 28oC, giới hạn 40oC.

- Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được.

- Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dầy tầng đất đối với rừng trồng nguyên liệu trong 5 - 7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải có độ dày tầng đất ≥ 40 - 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, Keo giâm hom không được trồng trên các loại đất sau đây:

+ Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu < 20 cm.

+ Đất cát trắng, đất cát di động.

+ Đất nhiễm mặn, thường xuyên ngập úng.

+ Đất bị đá ong hóa hay lây hóa.

kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo lai 1. Thời vụ trồng rừng

+ Vụ xuân trồng xong trước tháng 4 + Vụ thu trồng xong trước 15/11 2. Mật độ trồng rừng keo lai

1.600-2.000 cây/ ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m.

3. Chuẩn bị đất trồng

Nơi đất dốc < 150, nếu có điều kiện nên cày máy (cày ngầm) toàn diện tích, sau đó đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm.

4. Bón lót và san lấp hố

Bón lót cho mỗi hố 3 kg phân chuồng hoai + 200 g NPK. Đập đất tơi nhỏ, loại bỏ đá, rễ cây, tạp vật khác, lấp 1/2 hố. Trộn đều phân chuồng với NPK, bỏ vào hố, dùng cuốc xáo trộn đất, sau đó lấp đất đầy hố.

San lấp hố và bón lót phân phải hoàn thành ít nhất 15 ngày trước khi trồng cây.

5. Trồng cây

+ Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch nát vỏ bầu, đặt bầu cây giống keo lai vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây con thẳng đứng.

Dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom 2-3 cm và chèn vừa đủ chặt. Các động tác trồng cây phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh gãy cây, vỡ bầu, dập cổ rễ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Trồng dặm: Sau khi trồng một tháng, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừng trồng, nếu cây bị hư hỏng hoặc chết phải tiến hành trồng dặm lại, chỉnh sửa những cây nghiêng bị đổ.

6. Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng và phòng trừ sâu hại

Cây keo lai khi mới trồng còn thấp dễ bị cỏ dại lấn áp. Rừng trồng keo lai phải chăm sóc cẩn thận trong 3 năm đầu.

+ Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc năm thứ nhất:Chăm sóc 2 lần trước mùa sinh trưởng.

Lần 1, tiến hành làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 15-20 cm, vun đất đầy gốc cao 5-10 cm, đường kính xung quanh gốc rộng 0,8-1m. Phát dọn sạch dây leo, bụi rậm, đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau và cách gốc 25 cm. Bón thúc 2kg phân chuồng + 100g NPK. Trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh.

Lần 2, tiến hành tương tự lần một nhưng không bón phân . Chăm sóc năm thứ 2:

Lần 1, làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 20cm, vun đất đắp đầy gốc. Đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau, lệch với hai rãnh đã đào lần trước và cách gốc cây 35 cm để bón thúc sinh trưởng cho cây. Bón thúc 2 kg phân chuồng +100g NPK trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều cho 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh.

Lần 2, chăm sóc như lần một không bón phân, cần tránh xới xáo rãnh đã bón phân, phát sạch dây leo bụi rậm.

Chăm sóc năm thứ 3:

Phát sạch dây leo bụi rậm, chỉnh sửa cây làm cỏ vun gốc, trợ lực cho những cây sinh trưởng chậm.

Tỉa cành: Nếu cây có nhiều cành nhánh, cần tỉa bớt những cành thấp, tốt nhất là tỉa cành khi mới nhú. Dùng dao, kéo sắc để cắt sát gốc cành tỉa.

7. Bảo vệ rừng và phòng trừ sâu hại

Rừng trồng keo lai phải được bảo vệ chu đáo cho đến khi thu hoạch. Thường xuyên tuần tra canh gác để xác định lửa rừng, xung quanh lô trồng rừng phải có băng cây xanh rộng từ 8-10m để phòng, chống cháy rừng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Rừng cây keo lai ngay từ lúc mới trồng đến 12 tháng tuổi thường bị mối ăn cắn rễ, ăn vỏ gốc cây non, cắn gốc làm cho cây trồng bị chết. Để phòng chống mối, trước khi trồng phải dọn sạch cành nhánh xung quanh hố trồng. Trộn thuốc diệt mối vào bầu PE trước khi trồng cây. Phá vỡ, diệt tổ mối trên lô trồng rừng, chặn đường lấy nước của mối. Không bón phân có chứa mùn cưa. Không xén rễ trước khi trồng. Khi phát hiện có sâu, bệnh hại rừng cần thông báo tới cơ quan kỹ thuật liên quan để phối hợp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.

8. Thu hoạch

Rừng keo lai trồng đúng kĩ thuật thâm canh: chọn giống tạo cây con, trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ chu đáo, sau 5- 7 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy.

Năng suất tăng trưởng rừng trồng keo lai hiện tại đạt 15-20 m3/ha/năm ở chu kì 5- 7 năm, và đạt khối lượng 120-160 m3/ha/năm sau khi đã trồng 5- 7 năm.

Sau 10 năm trồng rừng keo lai có thể khai thác chọn để làm gỗ gia dụng, xây dựng.

Rừng trồng theo kiến thức cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, các công việc thực hiện đó là: luỗng phát thực bì, chặt bỏ những cành nhánh cây không cần thiết, làm cỏ, xăm xới, bón phân và quản lý bảo vệ rừng. Sau ba năm cây bắt đầu giao tán, lúc này cây rừng có thể đảm bảo sức cạnh tranh với các loại cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng, chúng ta chỉ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cho tốt đến khi khai khác. Nếu công tác chăm sóc rừng ba năm đầu được thực hiện tốt thì tỷ lệ thành rừng và năng suất rừng mới cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế mô hình cây keo lai tại địa bàn xã hương vĩnh, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)