Một số nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả trồng keo lai

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế mô hình cây keo lai tại địa bàn xã hương vĩnh, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 71)

2.2. TÌNH HÌNH TRỒNG KEO LAI CỦA XÃ HƯƠNG VĨNH

2.2.5. Một số nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả trồng keo lai

Bảng 2.9 đã thể hiện kết quả và kết quả đạt được từ mô hình keo lai của các hộ điều tra và cũng đã thể hiện rõ được sự khác nhau của kết quả và hiệu quả nhận được giữa các tổ có năng suất BQ khác nhau. Tổ có năng suất cao ứng với mức đầu tư cao hơn và đã mang lại kết quả cũng như hiệu quả cao nhất cho các hộ tổ. Để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về năng suất giữa các hộ điều tra và yếu tố nào đã ảnh hưởng tới kết quả điều tra, tôi đã đưa vào phân tích một số nhân tố đó là: Năng suất, diện tích, công lao động, mật độ giống, phân bón. Ứng với năng suất gỗ BQ của các tổ tăng từ 89,0 tấn/ha lên 103,5 tấn/ha đến 115 tấn/ha thì :

- Lượng phân bón cũng tăng dần từ 208,79 Kg/ha lên 212,34 Kg/ha đến 217,7 Kg/ha - Mật độ cây BQ tăng từ 2.050 cây/ha lên 2.065 cây/ha đến 2.108 cây/ha

- Diện tích BQ qua các tổ cũng tăng từ 3,25 ha/hộ đến 4,74 ha/hộ đến 8 ha/hộ ở tổ 3.

- Công lao động qua các tổ có xu hướng giảm BQ công lao đông ở tổ 1 là 75,68 công/ha, tổ 2 là 65 công/ha và tổ 3 là 56 công/ha (công lao động đây chỉ tính đến công làm cỏ và công chăm sóc không tính công trồng, công phát, đốt để chuẩn bị rừng trồng, vì những công này đã được tính theo hình thức khoán).

Qua sự thay đổi của các nhân tố qua các tổ ta nhận thấy: Khi đi từ tổ 1 tới tổ 3 ứng với sự tăng lên của năng suất gỗ keo là sự tăng lên của phân bón, diện tích, mật độ trồng nhưng công lao động lại giảm xuống. Từ sự phân tích trên ta thấy, năng suất phụ thuộc vào:

Thứ nhất là mật độ trồng, tổ 3 có năng suất cao nhất là tổ có mật độ trồng cao nhất, số cây trên 1 ha của các hộ bao gồm cả cây trồng dặm, các hộ đã chú ý đến vấn đề trồng dặm, thay thế nhữg cây bị chết trong đợt trồng chính, làm cho năng suất cao hơn tổ 1 và 2

Thứ hai là về mức đầu tư phân bón của các hộ, nhìn chung, mức đầu tư phân bón của các hộ cho việc trồng keo còn thấp, nhiều hộ không sử dụng phân bón khi trồng keo.

Tuy nhiên qua phân tích ta thấy phân bón có ảnh hưởng lớn đến năng suất keo lai, mức phân bón tăng làm cho năng suất tăng.

Thứ ba là diện tích rừng trồng của các hộ, với tính chất của ngành lâm nghiệp, diện tích trồng rộng, tổ 3 là tổ có diện tích BQ hơn hẳn tổ 1 và tổ 2. Tình trạng rừng trồng với

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

diện tích manh mún đã ảnh hưởng đến hiệu quả cây keo. Ảnh hưởng đến tâm lý của các lâm hộ, Diện tích manh mún, nhỏ lẻ làm các hộ ít chú ý đầu tư cho rừng keo. Những hộ có diện tích lớn, mức đầu tư chăm sóc và bảo vệ keo cao hơn làm cho năng suất cao hơn, tổ 3 có năng suất cao hơn hẳn tổ 1 và tổ 2.

Yếu tố cuối cùng được đưa vào phân tích là công lao động (công làm cỏ và chăm sóc cây keo lai). Khác với những yếu tố đã phân tích khác, công lao động qua các tổ có xu hướng giảm. Lý do là chu kỳ cây keo lai dài ( từ 5- 7 năm), năm 1 và năm 2 cần làm cỏ và tỉa phát cành và cây bụi để giúp cây sinh trưởng, năm 3 và 4 chỉ cần tỉa phát cây bụi, những năm tiếp theo cây keo đã sinh trưởng mạnh, tán cây phát triển. Cây keo ở những năm về cuối chỉ cần bảo vệ mà không cần làm cỏ và chăm sóc. Thời gian dài là tính chất chung của cây lâm nghiệp. Khác với cây nông nghiệp ngắn ngày, đòi hỏi nhiều công lao động, nhân tố công lao động ảnh hưởng lớn tới năng suất cây thì cây keo cũng như những cây lâm nghiệp khác, lao động ảnh hưởng ít hơn, và không đòi hỏi nhiều. Ở tổ 1 và tổ 2, mức đầu tư cho lao đông cao hơn hẳn tổ 3 nhưng kết quả mang lại không bằng tổ 3. Đây là lý do làm cho tổng chi phí BQ của tổ 1 và 2 cao hơn tổ 3 trong khi mức chi phí trung gian của tổ 3 lại cao hơn tổ 1 và 2 vì ở tổ 3 chú trọng đầu tư vào các nhân tổ phân bón, mật độ giống những nhân tố quan trọng giúp tăng năng suất gỗ keo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

62

Bảng 2.13 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả trồng keo lai của các hộ điều tra (Bq/ha)

Nguồn: Số liệu điều tra Chỉ

tiêu

Tổ

Năng suất

(tấn/ha) Số hộ Tỷ trọng (%)

Năng suất BQ (tấn/m2)

Mật độ BQ (Cây/ha)

Phân bón ( kg/ha)

Diện tích BQ (ha)

Công lao động BQ (Công)

1 ≤ 90 14 23,33 89,0 2.050 208,79 3,25 75,68

2 90 - 110 41 68,33 103,5 2.065 212,34 4,47 65,5

3 > 110 5 8,34 115 2.108 217,7 8 56,3

BQC 101,08 2.069 212,5 4,67 67,11

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế mô hình cây keo lai tại địa bàn xã hương vĩnh, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)