2.2. TÌNH HÌNH TRỒNG KEO LAI CỦA XÃ HƯƠNG VĨNH
2.2.1. Tình hình trồng rừng keo lai tại xã Hương Vĩnh
2.2.1.1. Tình hình trồng keo lai tại địa bànxã Hương Vĩnh
Trồng keo trên địa bàn xã Hương Vĩnh đã xuất hiện khá lâu. Nhưng từ năm 2004, phong trào trồng keo mới phát triển mạnh mẽ. Với điều kiện tự nhiên, diện tích đồi núi chiếm phần lớn, mấy năm gần đây, do nạn khai thác và chặt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã giảm mạnh, đồi núi trọc xuất hiện nhiều, thiên tai lũ lụt xảy ra nặng nề hơn, hưởng ứng phong trào trồng rừng của cả nước, địa bàn xã cũng đã thực hiện giao khoán đất rừng cho các hộ. Phong trào trồng rừng sản xuất phát triển nhanh, các cây được trồng như cao su, bạch đàn, gió, keo lai, tràm... Những năm gần đây, diện tích rừng trồng sản xuất đã tăng nhanh. Năm 2009, toàn xã có 1.290,2 ha rừng trồng sản xuất, năm 2010 có 2.667,75 ha và tới năm 2011 đã có đến 3.423,59 ha chiếm hơn 70% diện tích đất có rừng toàn xã. Phong trào trồng keo đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế của một xã miền núi nghèo, đời sống nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp kém phát triển. Tuy việc đầu tư cho rừng trồng còn nhiều hạn chế, hiểu biết của người dân về phát triển kinh tế lâm trại còn chưa cao nên hiệu quả mang lại còn thấp. Nhưng mô hình trồng rừng keo lai mở ra một hướng đi mới, đúng đắn cho người dân địa phương và toàn xã Hương Vĩnh.
2.2.1.2. Tình hình phân bố diện tích trồng keo lai của xãnăm 2011
Diện tích trồng keo lai của toàn xã theo thống kê tại UBNN xã Hương Vĩnh trong giai đoạn 2009 - 2011 thay đổi qua các năm. Cụ thể là năm 2009 diện tích trồng keo của Xã là 1.246 ha thì năm 2010 là 1.579 ha (tăng 25.72% so với năm 2009). Đến năm 2011 diện tích trồng keo lai của xã là 1.879 ha tăng 19% so với năm 2010. Tuy nhiên dựa vào số bảng 2.3 ta thấy diện tích trồng keo phân bố không đồng đều trên địa bàn xã, những
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
xóm ở gần núi, nằm bao quay xã thì có diện tích đất lâm nghiệp nhiều hơn, cụ thể 3 xóm Thuận Trị, Vĩnh Phúc, Trại Tuần là ba xóm có diện tích trồng keo lớn nhất của xã. Đây cũng là 3 xóm được chọn để tiến hành nghiên cứu. Xóm Trại Tuần là xóm có tỷ trọng cao nhất trong toàn xã (chiếm 24,82% trong tổng diện tích trồng keo của toàn xã năm 2011), tiếp theo là xóm Thuận Trị và xóm Vĩnh phúc (chiếm 20,22% và 17,03% diện tích toàn xã). Qua 3 năm diện tích trồng keo lai của từng địa phương trên địa bàn xã có những thay đổi và tăng lên khá nhanh. Cùng với chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, diện tích rừng trồng trên địa bàn xã tăng và kéo theo đó, phong trào trồng keo lai đã phát triển mạnh trên toàn xã. Đó là lý do làm cho diện tích trồng keo lai tăng mạnh qua các năm.
Bảng 2.3 Diện tích trồng keo lai của xã Hương Vĩnh năm 2011
(Nguồn : Số liệu tổng hợp của UBND xãHương Vĩnh)
Địa phương
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
DT CC
DT CC DT CC
+/- % +/- %
% % (ha) %
Toàn xã 1.256 100 1.579 100 1.879 100 323 25,72 300 19,00 1.Thuận Trị 270 21,49 336 21,28 380 20,22 66 24,44 44 13,10
2.Vĩnh Giang 82 6,53 101 6,39 129 6,87 19 23,17 28 27,72
3. Vĩnh Đại 54 4,3 63 3,99 65 3,46 9 16,67 2 3,17
4.Vĩnh Phúc 203 16,16 264 16,72 320 17,03 61 30,05 56 21,21
5. Vĩnh Hương 67 5,33 78 4,94 85 4,52 11 16,42 7 8,97
6. Ngọc Mỹ 48 3,82 72 4,56 79 4,2 24 50,00 7 9,72
7. Ngọc Lau 51 4,06 64 4,05 73 3,89 13 25,49 9 14,06
8. Vĩnh Thắng 47 3,74 53 3,36 62 3,23 6 12,77 9 16,98
9. Vĩnh Thủy 57 4,54 73 4,62 91 4,84 16 28,07 18 24,66
10. Vĩnh Ngọc 60 4,78 99 6,27 130 6,92 39 65,00 31 31,31
11. Trại Tuần 317 25,25 376 23,82 465 24,82 59 18,61 89 23,67
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
2.2.1.3. Tình hình diện tích,năng suất,sản lượnggỗ từ câykeo lai tại địa bànxã
Sau khi phát động chủ trương trồng rừng sản xuất từ năm 2004, đã có rất nhiều hộ sản xuất tham gia trồng rừng. Cây keo lai được hầu hết các hộ lựa chọn đưa vào trồng.
Tới năm 2011 toàn xã đã có 436 hộ tham gia trồng keo với tổng diện tích trồng keo là 1.879 ha. Năm 2009 có 420 ha diện tích keo được thu hoạch, với NSBQ là 85 tấn/ha.
Năm 2010 có 720 ha tăng 300 ha (tương ứng tăng 71,43% ) so với năm 2009. Diện tích keo lai được thu hoạch với năng suất 95 tấn/ha tăng 10 tấn/ha (tương ứng tăng 11,76% ) so với năm 2009. Đến năm 2011, thì toàn xã đã có 970 ha rừng keo lai được khai thác với NSBQ là 105 tấn/ha. Diện tích keo thu hoạch keo lai tăng 250 ha (tương ứng tăng 34,72%) và NSBQ tăng 15 tấn/ha (tương ứng tăng 15,79%) so với năm 2010. Diện tích và năng suất tăng qua các năm thể hiện mức đầu tư cho việc trồng keo lai cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đang được các lâm hộ chú ý hơn. Điều này làm cho sản lượng gỗ tròn khai thác tăng từ 35.700 tấn năm 2009 lên 68.400 tấn năm 2010 (tăng 91,60 % so với năm 2009) và lên tới 106.700 tấn năm 2011 (tăng 55,99% so với năm 2010). Kết quả trên là một tín hiệu đáng mừng cho nghề trồng rừng sản xuất ở địa phương, là động lực thúc đẩy cho ngành kinh tế lâm nghiệp phát triển tại địa bàn xã.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng keo tại xã Hương Vĩnh năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
DT Ha 420 720 970 300 71,43 250 34,72
NSBQ Tấn/ha 85 95 110 10 11,76 15 15,79
Gỗ tròn KT Tấn 35.700 68.400 106.700 32700 91,60 38.300 55,99 (Nguồn:Tổng hợpsố liệu thống kê hàng năm của UBND xãHương Vĩnh) Theo bảng 2.5, giá trị sản xuất keo lai trên địa bàn xã thu được là khá cao trong giai đoạn 2009 - 2011. Năm 2008, giá trị sản xuất thu được là 11,2 tỷ đồng, năm 2009 là 21,42 tỷ đồng, năm 2010 là 44,46 tỷ đồng và tới năm 2011 thì giá trị sản xuất thu về từ keo lai là 74,69 tỷ. Tăng tương ứng 191,25%, 207,56%, 167,99 % so với cùng kỳ năm trước. Giá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
trị khai thác của rừng keo lai qua các năm tăng là do ba nguyên nhân đó là: Diện tích tăng, NSBQ tăng và giá bán keo lai tăng.
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất rừng trồng keo lai của xã giai đoạn 2008 -2012 Năm Giá trị khai thác
(tỷ đồng)
So sánh
+/- +/- (%)
2008 11,20 - -
2009 21,42 10,22 91,25
2010 44,46 23,04 107,56
2011 74,69 30,23 67,99