Tình hình đất đai

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế mô hình cây keo lai tại địa bàn xã hương vĩnh, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 44)

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.2. Tình hình đất đai

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) và lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Bởi vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay.

Xã Hương Vĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.419,84 ha. Qua các năm quá trình sử sụng đất của con người đã làm cho cơ cấu đất đai có những thay đổi.

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy trong cơ cấu đất đai của xã Hương Vĩnh, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo số liệu thống kê 3 năm (2009 -2011), diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhẹ năm 2009 đất nông nghiệp cụ thể là cơ cấu diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm là: Năm 2009 chiếm 91,96%, năm 2010 chiếm 91,86% và năm 2011 chiếm 90,46 so với tổng diện tích đất tự nhiên của xã.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 giảm 0,11% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 6,16% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm diện tích đất nông nghiệp một phần là do những tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên (lũ lụt, đất nghèo dinh dưỡng...), một phần là do dân số tăng, xây dựng cơ sở hạ tầng,chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm đất ở...vv. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn đã lý giải cho việc hoạt động sản xuất chính ở địa phương là SXNN.

Diện tích đất SXNN chủ yếu là trồng lúa nước, trồng cây hoa màu như đậu, lạc, ngô...vv. Tuy nhiên, do tính chất đất đồi núi, đất nông nghiệp nghèo dinh dưỡng, khả năng giữa nước của đất kém, điều kiện tự nhiên lại mang nhiều bất lợi nên hiệu quả của các hoạt động SXNN thấp.

Vốn là một xã miền núi nên trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã thì phần lớn là đất lâm nghiệp. Năm 2009 có 5.330,91 ha, năm 2009 có 5.176,22 và năm 2010 có 5.130,45 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng giảm qua các năm tuy nhiên giảm không đáng kể. Với diện tích rừng lâm nghiệp khá lớn cho thấy khả năng phát triển rừng trên địa bàn xã là rất cao. 3 năm lại đây, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể dựa vào bảng 2.2 so sánh diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm 2009-2011 ta thấy: Diện tích đất có rừng tăng qua các năm, năm 2010 diện tích đất có rừng tăng thêm 26,23 % so với năm 2009, năm 2011 tăng thêm

Trường Đại học Kinh tế Huế

15,37%. Diện tích đất có rừng tăng đã chứng minh khả năng phủ xanh đất trống đồi trọc trên địa bàn xã đang diễn ra mạnh. Diện tích rừng tự nhiên giảm cụ thể là năm 2010 diện tích rừng tự nhiên giảm 32,13% so với năm 2009 và năm 2011 diện tích rừng tự nhiên giảm 13,26% so với năm 2010. Nguyên nhân diện tích rừng tự nhiên giảm là do khai thác, chặt phá không hợp lý của người địa phương, đồng thời một phần diện tích rừng cây bụi, không mang lại hiệu quả đã được chuyển đổi mục đích sang trồng rừng sản xuất... Diện tích rừng trồng tăng mạnh trong giai đoạn 2009 - 2011. Lý do là những năm gần đây, mô hình trồng rừng sản xuất phát triển nhanh, mô hình trồng keo lai, trồng cao su đang được chính quyền và người dân địa phương đẩy mạnh. Cụ thể, diện tích đất rừng trồng năm 2009 là 1.290,2 ha thì năm 2010 diện tích rừng trồng đã tăng lên là 2.667,75 ha (tăng thêm 106,77% so với năm 2009) và tới năm 2011 diện tích rừng trồng đạt được là 3.423,59 ha ( tăng 28,33% so với năm 2010). Diện tích đất có khả năng phát triển rừng của xã còn 658,65 ha. Chính quyền địa phương xã cũng đang có chính sách giao đất, giao rừng cho người dân để phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống dân cư địa phương.Ngoài đất sản xuất nông nghiệp và đất sản xuất lâm nghiệp thì xã còn có một phần diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên phần diện tích này không có biến động qua các năm. Mặc dù có nhiều khe suối tuy nhiên các khe suối này hầu như nhỏ bé, chủ yếu cung cấp nước tưới cho hoạt động sản suất nông nghiệp chứ không sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Phần diện tích nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình thường là những ao nuôi cá nước ngọt, những ao nuôi thường có diện tích nhỏ và nằm trong đất vườn của các hộ gia đình.

Mặc dù chiếm diện tích nhỏ nhưng đất phi nông nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đất này gồm có: đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tính ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác, diện tích đất này đang tăng dần qua các năm, tới năm 2011 chiếm 7,06% diện tích toàn xã.

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng là do quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như việc gia tăng dân số đã đặt ra nhu cầu về đất đai. Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp, chiếm diện tích lớn nhất lần lượt là đất công cộng, đất ở, đất chuyên dùng.

Diện tích đất chưa sử dụng của xã cũng không còn đáng kể. Năm 2009 diện tích chưa sử dụng còn 186,14 ha, năm 2010 còn 179,3 ha (giảm 3,67% so với năm 2009).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2011 diện tích này chỉ còn lại 159,26 ha (giảm 11,18% so với năm 2010). Nhìn chung, diện tích chưa sử dụng qua các năm có xu hướng giảm trong những năm qua.

Việc đưa diện tích đất chưa sử dụng vào khai thác, sử dụng sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của xã, có ý nghĩ trong việc nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân địa phương cũng như tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.2: Tình hình đất đai của xã Hương Vĩnh qua 3 năm 2009-2011

(Nguồn : Phòng địa chính UBHương Vĩnh

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/1009 2011/2009

DT (%) DT (%) DT (%) +/- (%) +/- (%)

TỔNG DIỆN TÍCH Ha 6.419,84 100 6.419,84 100 6.419,84 100 - - - -

I. Diện tích đất nông nghiệp Ha 5.903,96 91,96 5.897,50 91,86 5.807,47 90,46 -6,46 -0,11 -90,03 -1,53

1. đất sản xuất nông nghiệp Ha 569,96 9,65 718,19 12,18 673,93 11,6 148,23 26,01 -44,26 -6,16

2. đất lâm nghiệp Ha 5.330,91 90,29 5.176,22 87,77 5.130,45 88,34 -154,69 -2,90 -45,77 -0,88

- Đất có rừng Ha 3.070,81 67,6 3.876,20 74,88 4.471,80 87,16 805,39 26,23 595,60 15,37

+ Rừng tự nhiên Ha 1.780,61 57,99 1.208,45 31,18 1.048,21 23,44 -572,16 -32,13 -160,24 -13,26

+ Rừng trồng Ha 1.290,20 42,01 2.667,75 68,82 3.423,59 76,56 1377,55 106,77 755,84 28,33

- Đất có thể phát triển rừng Ha 2.260,10 32,4 1.300,02 25,12 658,65 12,84 -960,08 -42,48 -641,37 -49,34

3. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 3,09 0,06 3,09 0,05 3,09 0,06 0,00 0,00 0,00 0,00

II. Đất phi nông nghiệp Ha 329,74 5,14 343,04 5,34 453,11 7,06 13,30 4,03 110,07 32,09

- Đất ở Ha 78,67 23,86 86,74 25,29 133,98 29,57 8,07 10,26 47,24 54,46

- Đất chuyên dùng Ha 69,55 21,09 72,42 21,11 73,93 16,32 2,87 4,13 1,51 2,09

- Đất công trình sự nghiệp Ha 1,66 0,5 1,66 0,48 1,66 0,37 0,00 0,00 0,00 0,00

- Đất SXKD phi nông nghiệp Ha 4,81 1,45 5,00 1,46 7,52 1,66 0,19 3,95 2,52 50,40

- Đất công cộng Ha 97,93 29,7 100,1 29,18 158,9 35,07 2,17 2,22 58,80 58,74

- Đất tôn giáo Ha 3,4 1,03 3,4 0,99 3,4 0,75 0,00 0,00 0,00 0,00

- Đất nghĩa trang Ha 20,68 6,27 20,68 6,03 20,68 4,56 0,00 0,00 0,00 0,00

- Đất sông suối, nước chuyên

dùng Ha 53,04 16,1 53,04 15,46 53,04 11,7 0,00 0,00 0,00 0,00

III. Đất chưa sử dụng Ha 186,14 2,9 179,3 2,8 159,26 2,48 -6,84 -3,67 -20,04 -11,18

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế mô hình cây keo lai tại địa bàn xã hương vĩnh, huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)