3.4 1. Giải pháp về quy hoạch đất đai
Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ của tỉnh, của huyện, xã cần có quy hoạch đất trồng rừng của từng thôn chi tiết trên thực địa với các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt tình trạng đất quy hoạch phát triển trồng rừng sản xuất bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích để đảm bảo trồng keo có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho thuê đất trồng rừng bằng cách tranh thủ nguồn lực các dự án quy hoạch sử dụng đất theo định kỳ, giao đất lâm nghiệp cho từng hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng keo.
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình, các tổ chức tham gia trồng rừng vì đây là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, trách nhiệm trên mảnh đất của mình sở hữu và đây là một tài sản cực kỳ quan trọng đối với các hộ nghèo, là điều mà người dân hằng ao ước, là cơ sở cho người dân thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn đầu tư trồng rừng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
3.4.2. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Khuyến khích thành lập các hiệp hội trồng rừng sản xuất (TRSX) trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm và gắn kết giữa sản xuất với chế biến. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo liên kết chặt chẽ giữa người dân trồng keo lai, nhà máy chế biến nguyên liệu và thị trường đầu ra của sản phẩm sản xuất trên địa bàn.
Các đơn vị có chức năng kinh doanh lâm sản, các chủ rừng có khả năng kinh doanh tổ chức ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình để đảm bảo ổn định thị trường dưới nhiều hình thức, đầu tư cho người dân chi phí xây dựng cơ bản.
Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ gỗ keo. Một trong những hướng đi hiện nay là đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường và phát triển công nghệ chế biến lâm sản.
Hỗ trợ các làng nghề phát triển, các làng nghề này phát triển sẽ mở rộng được thị trường nội địa, làm tăng khả năng tiêu thụ của lâm sản. Các giải pháp để phát triển làng nghề này phải tổng thể về : vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường và con người. Đối với vấn đề thị trường thì ngoài các vấn đề về giá cả, mẫu mã, chất lượng, quảng bá… thì vấn đề cơ bản nhất là cần phải thiết lập được hệ thống phân phối sao cho hiệu quả, tiếp tục chiếm giữ các thị trường truyền thống và từng bước phát triển thêm các thị trường mới.
3.4.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, tín dụng
Tăng cường cho nhân dân vay vốn rộng rãi với lãi suất thấp, phù hợp với thời vụ sản xuất. Xã cần tìm, thu hút các dự án hỗ trợ phát triển lâm nghiệp để được đầu tư vốn trồng rừng. Tổ chức cho các hộ gia đình điển hình của xã tham quan học hỏi các mô hình trồng rừng kinh tế có hiệu quả cao để về ứng dụng vào địa phương mình.
Cần xây dựng cơ chế bảo đảm cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây keo từ các nguồn vốn đầu tư và tín dụng một cách bình đẳng. Đồng thời đơn vị tín dụng phải có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực lâm nghiệp để giám sát nguồn vốn cho vay, đảm bảo các hộ gia đình vay vốn sử dụng đúng mục đích nhằm mang lại hiệu quả cao từ trồng rừng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn cao do vậy nếu chủ đầu tư là những đơn vị có nguồn vốn dồi dào thì hoạt động kinh doanh lâm nghiệp sẽ rất khả quan. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các thành phần kinh tế khác bên cạnh kinh tế hộ trong xã hội tham gia trồng rừng.
3.4.4. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh Công tác giống cây trồng
Một trong những biện pháp thâm canh có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng là công tác giống. Do đặc điểm của cây lâm nghiệp có tuổi thọ dài ngày, một thất bại hay thành công trong chọn giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm hoặc thậm chí hàng chục năm sau mới thấy. Vì vậy công tác giống phải đi trước công tác trồng một bước.
Tùy vào điều kiện tự nhiên đặc biệt đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường, yêu cầu đặc tính của cây trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, có giá trị kinh tế, thích hợp với điều kiện môi trường địa phương, có thể trồng trên diện rộng.
Căn cứ vào kế hoạch trồng rừng trên địa bàn xã hiện tại và các năm tiếp theo. Chủ động giống, hợp đồng gieo trồng ngay từ đầu vụ không để phát sinh diện tích, bị động giống. Đơn vị cung cấp giống phải cung ứng đủ giống, giống được kiểm định và bảo hành giống.
Từng bước khuyến khích các hộ gia đình sử dụng giống nhân hom thay cho giống keo ươm từ hạt mà người dân tự gieo ươm hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng.
Tăng cường công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp xã hội, phổ biến các kỹ thuật tiên tiến cũng như tổng kết và phổ biến các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả cao nhằm giúp đỡ các hộ gia đình phát triển kinh tế. Ngoài ra đối với những diện tích trồng rừng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ nên tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ để tiện cho công việc bảo vệ và triển khai các hoạt động trồng rừng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
3.4.5. Giải pháp về tuyên truyền phổ cập
Do trình độ dân trí còn thấp nên nhận thức hiểu biết của người dân về kinh doanh lâm nghiệp, lợi ích từ trồng rừng mang lại chưa cao do vậy vai trò của công tác tuyên truyền, phổ cập giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường sinh thái của việc trồng rừng là cần thiết. Nội dung chủ yếu của công tác thông tin tuyên truyền tập trung vào các vấn đề sau: cần cung cấp thông tin chứng minh vững chắc việc thoát nghèo vươn lên làm giàu từ kinh tế lâm nghiệp cho nông dân. Đồng thời tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản ngoài gỗ cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái.
Thông qua các hội nghị truyền thông, phổ biến các chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất tới tận hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng. Thông tin cho người dân biết về thực trạng trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ