Tình hình cơ bản của xã ĐăkRơWa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI Ở XÃ ĐĂKRƠWA – KON TUM

2.1 Tình hình cơ bản của xã ĐăkRơWa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

*Vị trí địa lý: Xã ĐăkRơWa nằm ở phía Đông – Nam của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố 4 km, có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp: Phường Trường Chinh và xã Đăk Blà.

- Phía Nam giáp: Xã Chư Hreng và tỉnh Gia Lai.

- Phía Đông giáp: Xã Đăk Blà.

- Phía Tây giáp: Phường Thắng Lợi và Phường Thống Nhất và xã Chư Hreng.

*Khí hậu, thủy văn:

-Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm: 22 – 230C. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10; mùa khô từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau.

-Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý: Chế độ mưa theo mùa, lượng mưa lớn tập trung trong vài tháng gây nên tình trạng xói lở đất trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô.

-Thủy văn: Sông Đăk Bla với chiều dài 143 km bao bọc phần lớn phía Đông và toàn bộ phía Bắc xã. Về mùa lũ nước sông dâng tới đỉnh, cốt 521 m, mức cốt lũ lịch sử ở cao độ 523 m. Hiện xã có đập nước được đầu tư xây dựng từ năm 1994, ngoài ra còn có hồ sinh thái tại thôn Kơ Pơng, hiện nay chưa tổ chức khai thác, UBND xã đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại khu vực này.

* Địa hình: Là xã miền núi của thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum, xã ĐăkRơWa có thể chia ra 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi thấp: phân bố ở phía Nam, độ dốc > 25 – 300.

- Địa hình đất thoải: phân bố ở phần giữa xã, địa hình dốc thoải, độ dốc 5 – 100. - Địa hình đất bãi, bằng, thấp, phân bố phía Bắc giáp sông Đăk Bla.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

*Dân số và lao động

Bảng 1. Dân số và lao động của xã ĐăkRơWa từ năm 2009 đến 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh %

2010/2009 2011/2010

1. Tổng dân số Người 2950 3108 3160 5,36 1,67

2. Tỉ lệ tăng dân số % 1,22 1,2 1,12 -0.02 -0,08

3. Lao động Người 1710 1735 1738 1,46 0,17

4. Tỉ lệ hộ nghèo % 12,6 11,6 11,5 -1 -0,1

Nguồn: UBND xã ĐăkRơWa, 2009,2010, 2011 Tỷ lệ tăng dân số từng năm giảm trong 3 năm qua, tỷ lệ phát triển dân số năm 2011 là 1,12% giảm 0.08% so với năm 2010 là kết quả đạt được nhờ tiến hành công tác tuyên truyền dân số, giáo dục và trẻ em, nhưng so về tổng dân số thì năm 2011 là 3160 người tăng 52 người ( tương ứng tăng 1,67%) so với năm trước, đây thực sự là một vấn đề cần được giải quyết, vì đời sống người dân trong xã vẫn còn nhiều khó khăn, làm giảm sự phát triển kinh tế xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã cũng giảm theo từng năm chứng tỏ rằng đời sống của người dân đã được cải thiện, tuy nhiên số hộ nghèo trong xã vẫn còn cao, nguyên nhân chủ yếu là do lao động trong xã không có việc làm để tăng thêm thu nhập.

Cùng với sự phát triển của dân số thì số lao động cũng tăng theo, điều này cho thấy xã có nguồn lao động dồi dào, một nguồn lực quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù số lao động tăng lên không đáng kể nhưng lao động tăng lên trong khi đó việc làm không có đã tạo ra 1 lực lượng lao động thất nghiệp lớn trong xã, để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động thật sự là một khó khăn không thể sớm giải quyết.

Lao động ở xã chủ yếu làm nông nghiệp, nhiều thời gian nhàn rỗi, do đó đã chuyển sang làm thuê trong các hoạt động kinh tế khác trên địa bàn xã, cũng như toàn tỉnh. Đây chính là lực lượng lao động chính trong hoạt động trồng cây lâu năm ở xã, và là lao động chính của các hộ. Lực lượng lao động dồi dào cũng sẽ là một thuận lợi lớn trong hoạt động phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Ngô Lệ Hồng Ngân 20

*Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã ĐăkRơWa

ĐVT: ha

TT Loại đất Năm 2009 Cơ cấu

(%) Năm 2010 Cơ cấu

(%) Năm 2011 cấu (%)

So sánh (%)

BQ năm (%) 2010/2009 2011/2010

Tổng DT tự nhiên 2525,99 100 2525,99 100 2525,99 100 0,00 0,00 0,00

1 Đất nông nghiệp 1524,51 60,35 1469,55 58,17 1450 57,4 -3,61 -1,33 -2,47

2 Đất lâm nghiệp 226,45 8,96 402,83 15,95 570,08 22,57 77,89 41,52 58,67

3 Đất chuyên dùng 157,5 6,24 157,55 6,24 157,63 6,24 0,03 0,05 0,04

4 Đất ở 547,49 21,67 452,58 17,92 317,3 12,56 -17,34 -29,89 -23,87

5 Đất chưa sử dụng 70,04 2,78 43,48 1,72 30,98 1,23 -37,92 -28,75 -33,49

Nguồn: UBND xã ĐăkRơWa, 2009,2010, 2011

Comment [TMT2]:SốTT

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo bảng hiện trạng sử dụng đất đai của xã ĐăkRơWa qua 3 năm (từ 2009- 2011) thì tổng diện tích đất nông nghiệp, đất ở và đất chưa sử dụng đều giảm theo từng năm trong khi đó đất lâm nghiệp và đất chuyên dùng tăng lên, từ đó có thể thấy rằng xã đang chú trọng phát triển lâm nghiệp. Đất nông nghiệp giảm chủ yếu là do chuyển sang đất chuyên dùng để xây dựng các công trình xây dựng (như đường xá, trường học, hồ chứa nước phục vụ sản xuất, khu quy hoạch nghĩa trang).

Đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên của xã, đồng thời diện tích đất lâm nghiệp liên tục tăng trong vòng 3 năm, nổi bật là năm 2010 tăng 77,89% so với năm 2009, đây là một tỷ lệ rất cao. Như vậy có thể nhận thấy rằng phát triển lâm nghiệp đang là hướng phát triển chủ yếu của xã, tăng dần diện tích cây lâu năm phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với một số diện tích đất bạc màu kém hiệu quả chuyển sang trồng cây lâu năm điển hình là cao su, bời lời, bên cạnh đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn, đây sẽ là tiềm năng để phát triển lâm nghiệp của xã trong thời gian tới.

*Cơ sở hạ tầng, giao thông:Hệ thống đường giao thông liên thôn, đường vào các khu sản xuất trên địa bàn xã hiện có khoảng 51,7 km. Trong đó đường bán xâm nhập 7,4 km được khai thác lưu thông tốt, số còn lại là đường đất, cấp phối hàng năm vào mùa mưa lũ thường bị lở xuống cấp, gây ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông và sản xuất của nhân dân. Trong năm 2011 UBND xã đã huy động 1256 công lao động, đào đắp trên 100 m3đất, phát dọn, san lắp 7,6 km đường liên thôn, đường ra bờ sông và đường vào khu sản xuất thôn Kon Tu. Ngoài các tuyến đường liên thôn, hiện nay tuyến đường tỉnh lộ 671 đi qua xã đã thông tuyến với xã Chư Hreng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại và giao thương buôn bán.

*Y tế, giáo dục:

- Y tế: Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thực hiện tốt, tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia.

-Giáo dục: Duy trì việc giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS ở mức 74,8 % và kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là 87,3 %.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)