Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI Ở XÃ ĐĂKRƠWA – KON TUM

2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bời lời

2.4.3 Thị trường tiêu thụ

Cây bời lời là một trong những cây trồng có nhiều ưu việt ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc ít người ở xã ĐăkRơWa. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm bời lời có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất này và sự phát triển của kinh tế địa phương. Tuy vậy, người trồng bời lời cho đến nay vẫn đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm, chưa làm chủ trong giao dịch mua bán. Chính vì vậy việc nghiên cứu chuỗi cung có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trồng bời lời ở địa phương.

Các yếu tố đầu vào

Bời lời là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên tại địa phương.

Tính thích nghi của loại cây này rất cao, kỹ thuật trồng đơn giản. Cho nên, các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc trồng bời lời thường rất ít. Gồm có cây giống, thuốc cỏ, phân bón. Tuy nhiên có rất ít gia đình sử dụng phân bón. Cây giống được mua tại các vườn ươm cây lâm nghiệp trong vùng hoặc hộ gia đình có thể tự lấy hạt trong tự nhiên hoặc ở những cây trồng đã trưởng thành để ươm vì kỹ thuật ươm không khó. Các yếu tố khác như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón khi cần, đều có sẵn tại các cơ sở buôn bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong vùng.

Chuỗi cung sản phẩm

Như mô tả ở Sơ đồ 1, chuỗi cung sản phẩm bời lời có khẩu độ khá lớn. Sản phẩm từ tay người sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng đi qua nhiều mắt xích thị trường.

Tại địa bàn nghiên cứu thì các hộ trồng bời lời đều bán cây đứng trọn vườn cho người thu gom bời lời ở trong vùng. Cơ sở thu gom xem vườn cây, hai bên thoả thuận giá cả của toàn vườn dựa trên sự ước lượng của mình.

Sau khi thỏa thuận những người thu gom tiến hành khai thác vườn cây của các hộ nông dân, sau đó thuê ô tô chở bời lời về tại địa điểm của mình để tiến hành xử lý sản phẩm, xay nhỏ cành lá, cạo vỏ, phơi khô sau đó đóng bao bì và đem bán cho các nhà thu gom lớn, hoặc có thể bán trực tiếp cho nhà máy chế biến ở Bình Định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những người thu gom lớn có thể tới khai thác trực tiếp từ vườn của nông hộ trồng bời lời hoặc có thể mua từ các nhà thu gom nhỏ ở xã. Cành lá sau khi được xay nhỏ sẽ được tiêu thụ trực tiếp tại địa bàn tỉnh, còn vỏ sau khi tập kết đủ số lượng các nhà thu gom lớn sẽ thuê xe ô tô chở hàng về bán cho nhà máy chế biến ở Bình Định, công ty chế biến Sài Gòn và công ty chế biến Đồng Nai.

Khi vỏ bời lời được sơ chế, một phần được tiêu thụ trong nước, phần khác sẽ xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ, Đài Loan.

Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm vỏ bời lời

Cơ sở cung cấp dụng cụ sản xuất

Dịch vụ khuyến nông, khuyến

lâm Thu gom nhỏ ở xã Thu gom lớn

Cty chế biến Sài Gòn Cty chế biến Đồng

Nai

Nông hộ trồng bời lời

Cơ sở cung cấp Phân bón, thuốc

BVTV Cơ sở cung

cấp giống

Nhà máy chế biến Bình Định Xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các mối quan hệ trong chuỗi cung

Chuỗi cung bời lời có nhiều mắt xích và tính liên kết giữa các mắt xích không giống nhau và thường không cao. Nhưng do tồn tại các yếu tố cạnh tranh nên nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ổn định thì chuỗi cung khá bền vững. Các mắt xích của chuỗi sẽ tự điều chỉnh để thích nghi và tồn tại.

Đối với mối quan hệ giữa nông dân và người thu gom: Tuỳ theo từng phương thức bán hàng mà mối quan hệ này có những sắc thái khác nhau. Nhìn chung không có sự liên kết kết ràng buộc nào mà dựa trên sự cạnh tranh thu mua giữa các nhà thu gom.

Từ cơ sở sơ chế ở Bình Định đến người tiêu dùng cuối cùng các thông tin chưa được thu thập rõ ràng.

Thông tin về quy mô thị trường, giá cả và phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán hiện nay giữa các mắt xích với nhau là thanh toán ngay bằng tiền mặt. Tuy nhiên thông tin về giá cả ít được tiết lộ, các đại lý ở Kon Tum không biết chính xác giá cả ở thị trường cuối cùng mà chỉ biết giá thu mua của cơ sở chế biến ở Bình Định, các cơ sở thu gom không biết giá thu mua của cơ sở chế biến ở Bình Định mà chỉ biết giá thu mua của các đại lý. Đại bộ phận nông dân ít biết thông tin về các đại lý và giá cả thu mua của họ mà chỉ biết thông tin giá cả thu mua của các cơ sở thu gom. Vấn đề này có thể làm phương hại tới lợi ích của các bên tham gia trong chuỗi, đặc biệt là nông dân.

Trong trường hợp nông dân bán cây đứng toàn vườn thì thông tin về cách thức ước lượng sản phẩm là rất quan trọng. Điều này nông dân lại rất thiếu kinh nghiệm trong khi cơ sở thu gom lại có thể ước lượng khá chính xác. Vì vậy sự “mờ thông tin”

trong trường hợp này có thể dẫn tới thất thu rất lớn cho nông dân.

Đặc biệt là thông tin về người tiêu dùng cuối cùng chưa thực sự rõ ràng đối với người trồng bời lời cũng như cán bộ địa phương. Điều này sẽ quyết định tính bền vững của thị trường. Nhu cầu trong tương lai của người tiêu dùng cuối cùng như thế nào, tính cạnh tranh của các sản phẩm thay thế như thế nào là những vấn đề rất quan trọng đối với người trồng bời lời. Vì cây bời lời có chu kỳ sản xuất dài (trên 6 năm) nên cần có những hiểu biết và phán đoán thị trường ở mức nhất định để làm cơ sở ra quyết định sản xuất đúng đắn. Tuy nhiên, vấn đề này các hộ nông dân trồng bời lời và các cơ quan chức năng ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức. Hay nói cách khác hiểu biết về thị trường tiêu thụ vỏ bời lời cuối cùng còn rất ít.(Trần Minh Trí, Năm 2006).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)