CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI Ở XÃ ĐĂKRƠWA – KON TUM
2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bời lời
2.4.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất bời lời
Hiện nay, SXLN là nền sản xuất hàng hóa cung cấp nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời cũng là nguồn thu nhập của hộ gia đình. Vì vậy, kết quả và hiệu quả của hoạt động trồng bời lời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng được coi là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các hộ trồng hướng đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm chính của cây bời lời là vỏ bời lời được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp keo dính và công nghiệp sơn. Ngoài ra, cành lá và thân gỗ cũng được sử dụng triệt để cho sản xuất nhang cao cấp và chế biến bột giấy. Kết quả cụ thể được trình bày ở biểu đồ 2. Biểu đồ 2 cho thấy có sự khác biệt khá lớn về sản lượng vỏ (loại sản phẩm chính) giữa các chu kỳ khai thác khác nhau. Trong đó chu kỳ khai thác 4 năm có mức sản lượng thấp nhất (1280kg/sào) trong khi đó chu kỳ 7 năm có sản lượng cao nhất đạt tới 2708kg/sào. Mức chênh lệch lên tới 111%. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm sinh học của cây bời lời là khi còn nhỏ (ít tuổi) vỏ cây thường mỏng cho nên trọng lượng của nhóm khai thác ở chu kỳ 4 năm rất thấp. Đây là cơ sở dẫn tới các khác biệt về kết quả và quả hiệu kinh tế giữa các chu kỳ khai thác khác nhau. Kết quả cụ thể sẽ được phân tích ở phần sau.
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Biểu đồ 2. Sản lượng theo chu kỳ ( tính bình quân 1 sào)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Xuất phát từ sự khác biệt về sản lượng vỏ như đã nêu ở biểu đồ 1, giá trị sản xuất (doanh thu) theo độ dài của các chu kỳ khai thác khác nhau cũng khác nhau (cụ thể ở bảng 8).
Bảng 8. Doanh thu của cây bời lời (tính BQ 1 sào)
ĐVT 1000Đ
STT
Loại sản phẩm
Tuổi khai thác (năm)
BQC (n=50) 4 năm
(n=11)
5 năm (n=11)
6 năm (n=14)
7 năm (n=14)
1 Vỏ 11520 14400 18720 24374 17769
2 Cành lá 320 800 1120 1274 917
3 Gỗ 1600 2400 3200 3983 2891
4 Tổng 13440 17600 23040 29631 21577
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Qua tính toán doanh thu bình quân của chu kỳ trồng 7 năm là cao nhất (29631 ngàn đồng), tiếp đến là doanh thu bình quân của chu kỳ 6 năm 23040 ngàn đồng, trong khi doanh thu bình quân của chu kỳ trồng 4 năm, 5 năm lần lượt là 13440 ngàn đồng, 17600 ngàn đồng.
Có sự khác biệt đó là vì theo thời gian dài ngắn khác nhau mà mỗi chu kỳ trồng cho sản lượng vỏ, cành lá khác nhau.
- Các sản phẩm: vỏ, cành lá đều tăng theo từng chu kỳ trồng. Điều này cho thấy, cây bời lời càng để lâu năm, thì lượng vỏ sẽ dày hơn, cành lá sẽ nhiều hơn, cho thấy cây càng lâu năm thì càng có năng suất cao.
- Riêng cây gỗ khi khai thác thì bình quân 1 sào trồng được 160 cây, theo mật độ là 2 – 3 m. Cho nên lúc này chu kỳ dài ngắn trồng cây không làm ảnh hưởng tới số
Trường Đại học Kinh tế Huế
lượng cây gỗ nhiều hay ít, mà phụ thuộc vào diện tích trồng cây. Nhưng trong trường hợp này thì chu kỳ trồng cây dài, ngắn ảnh hưởng đến chất lượng gỗ cây to hay nhỏ, dẫn đến giá cả khác nhau.
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Biểu đồ 3. Cơ cấu (%) giá trị sản phẩm của cây bời lời
Bời lời là một loại cây lâm nghiệp, mà các sản phẩm của cây đều được tận dụng, từ vỏ cây, tới thân gỗ, cành lá và rễ. Tuy nhiên trong trường hợp này, xem xét những hộ khai thác lần đầu, tức cây nguyên sinh, nên cây được giữ lại để tiếp tục tái sinh nên bộ phận rễ không khai thác.
Ở đây chỉ chú trọng tới vỏ cây, gỗ và cành lá. Có thể nhận thấy, vỏ là sản phẩm chính được khai thác và được giá, có thể nói là sản phẩm chính của cây. Cho nên vỏ cây đóng góp phần lớn vào tổng doanh thu của các hộ, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm của cây, tiếp đến là sản phẩm gỗ và sau cùng là cành, lá.
Từ kết quả phân tích chi phí và doanh thu ở trên, các chỉ tiêu giá trị gia tăng, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán và trình bày ở bảng 9.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 9. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây bời lời (không tính tới giá trị thời gian của tiền)(tính BQ 1 sào)
STT Chỉ tiêu ĐVT
Tuổi khai thác (năm)
BQC (n=50) 4 năm
(n=11)
5 năm (n=11)
6 năm (n=14)
7 năm (n=14)
1 TC 1000Đ 2740 2938 3485 4038 3356
2 IC 1000Đ 668 860 873 874 825
3 GO 1000Đ 13440 17600 23040 29631 21577
4 VA 1000Đ 12772 16740 22167 28757 20751
5 Lợi nhuận 1000Đ 10700 14662 19555 25593 18221
6 GO/IC Lần 20 20 26 34 26
7 VA/IC Lần 19 19 25 33 25
8 LN/IC Lần 16 17 22 29 22
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Lợi nhuận chính là sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi, chỉ tiêu lợi nhuận được dùng để đánh giá kết quả sản xuất của hộ bởi chỉ tiêu này đã loại bỏ tất cả các khoản chi phí thuê mua và tự có. Cụ thể chu kỳ trồng 4 năm có lợi nhuận BQ/sào là 10700 ngàn đồng, lợi nhuận của chu kỳ 5 năm là 14662 ngàn đồng/sào, 19555 ngàn đồng/sào là lợi nhuận của chu kỳ trồng 6 năm, và chu kỳ trồng 7 năm có lợi nhuận là cao nhất 25593 ngàn đồng/sào và mức BQC lợi nhuận của các hộ trồng bời lời (tính cho tất cả các chu kỳ) cũng tương đối cao 3356 ngàn đồng/sào.
Như đã phân tích ở trên, do quá trình trồng bời lời chủ yếu được thực hiện bởi lao động gia đình nên giá trị gia tăng của hoạt động này tạo ra cho nông hộ cao hơn khá nhiều so với chỉ tiêu lợi nhuận với mức chênh lệch từ 2 đến 3 triệu đồng/sào tùy thuộc vào từ chu kỳ kinh doanh. Cụ thể chu kỳ 4 năm có VA thấp nhất (12,7 triệu đồng/sào) và cao nhất là chu kỳ 7 năm (20,7 triệu đồng/sào). Nguyên nhân chính là do trong khi sản lượng vỏ tăng nhanh vào độ tuổi của cây từ 4-7 năm làm cho doanh thu tăng thì
Trường Đại học Kinh tế Huế
chi phí trung gian tăng rất ít vì những năm cuối của chu kỳ kinh doanh hầu như người trồng rừng không đầu tư bất kỳ khoản chi phí mua thuê ngoài nào lớn.
Ngoài ra ta có thể phân tích một số chỉ tiêu sau GO/IC nghĩa là một đồng chi phí trung gian bỏ ra người dân thu về bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.
Ta có VA/IC cho thấy 1 đồng chi phí bỏ ra giá trị gia tăng tăng thêm là bao nhiêu đồng.
LN/IC tức là 1 đồng chi phí bỏ ra lợi nhuận mà người dân thu được là bao nhiêu đồng.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy, đối với chu kỳ 4 năm thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 20 đồng giá trị sản xuất, 19 đồng giá trị tăng thêm và 16 đồng lợi nhuận. Chu kỳ trồng 5 năm thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 20 đồng giá trị sản xuất, 19 đồng giá trị tăng thêm và 17 đồng lợi nhuận. Và cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 26 đồng giá trị sản xuất, 25 đồng giá trị tăng thêm và 22 đồng lợi nhuận đối với chu kỳ trồng 6 năm, còn chu kỳ trồng 7 năm thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 34 đồng giá trị sản xuất, 33 đồng giá trị tăng thêm và 29 đồng lợi nhuận. BQC các chu kỳ thì cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra đem lại 26 đồng giá trị sản xuất, 25 đồng giá trị tăng thêm và 22 đồng lợi nhuận.
Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu trên đều dương cho ta thấy hiệu quả đáng kể của việc trồng bời lời. Nhìn chung việc đầu tư vào hoạt động trồng bời lời ở bất kỳ chu kỳ trồng nào đều mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên ta có thể thấy được phương pháp sản xuất với chu kỳ dài hơn đạt được kết quả lợi nhuận cao hơn so với sản xuất bời lời có chu kỳ ngắn.
Kết quả và hiệu quả kinh tế theo phương thức chiết khấu (có tính tới giá trị thời gian của tiền)
Để đánh giá hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động trồng bời lời từ các chỉ tiêu nêu trên đã phần nào đánh giá tương đối đúng và đầy đủ. Tuy nhiên trên thực tế bời lời là cây lâm nghiệp lâu năm nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nó dựa trên những chỉ tiêu trên còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ vì chưa tính tới giá trị thời gian của tiền.
Giá trị NPV được đánh giá bằng khoản chênh lệch giữa giá trị giữa khoản thu và khoản chi sau khi đã đưa về giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư trong các năm của cả thời kỳ trồng và chăm sóc.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ngoài ra còn sử dụng hệ số hoàn vốn nội bộ IRR đây là mức lãi suất mà thu nhập vừa hoàn đủ chi phí đã bỏ ra tức là NPV =0. Và chỉ tiêu BCR tỷ suất lợi ích trên chi phí, đây là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu và giá trị hiện tại của các khoản chi phí với lãi suất hàng năm lấy là 14%/năm, thì chi phí của các hộ trồng sẽ được đưa về giá trị hiện tại.
Khi xét các chỉ tiêu về tài chính thì ta thấy được rằng cả 4 chu kỳ trồng đều có NPV>0 nên dự án trồng bời lời là khả thi và được chấp nhận.
Bảng 10. Kết quả sản xuất theo các chỉ tiêu dòng tiền (có tính tới giá trị thời gian của tiền)(tính BQ 1 sào)
STT Chỉ tiêu ĐVT
Tuổi khai thác (năm) 4 năm
(n=11)
5 năm (n=11)
6 năm (n=14)
7 năm (n=14)
1 TC 1000Đ 2740 2938 3485 4038
2 GO 1000Đ 13440 17600 23040 29631
3 Giá trị hiện tại hóa TC 1000Đ 2197 2330 2616 2907
4 Giá trị hiện tại hóa GO 1000Đ 7958 9141 10497 11842
5 NPV 1000Đ 5761 6811 7881 8935
6 NFV 1000Đ 9729 13114 17301 22362
7 IRR % 91 70 60 52
8 BCR Lần 3.62 3.92 4.01 4.07
9 PMT 1000Đ 1977 1984 2027 2084
Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Chỉ tiêu IRR cũng giảm dần theo từng chu kỳ, cụ thể qua bảng số liệu ta có thể thấy chỉ tiêu IRR của chu kỳ trồng bời lời 4 năm là cao nhất (91%), tiếp đến là chỉ tiêu IRR của chu kỳ 5 năm (70%) và chỉ tiêu IRR của chu kỳ 6 – 7 năm lần lượt là 60% - 52%. Tỷ lệ IRR của các chu kỳ cao hơn nhiều so với mức lãi suất vay ngân hàng để đầu tư cho trồng bời lời (r = 14%) điều này chứng tỏ mức độ an toàn về mặt tài chính
Trường Đại học Kinh tế Huế
rất cao. Tuy nhiên chỉ tiêu NPV của chu kì trồng 6 - 7 năm lại cao hơn rất nhiều so với chu kỳ trồng 4 -5 năm. Chỉ tiêu NPV của chu kỳ trồng 7 năm là 8935 ngàn đồng gấp 1,1 lần so với chỉ tiêu NPV của chu kỳ 6 năm, gấp 1,3 lần so với chu kỳ 5 năm và so với chu kỳ 4 năm thì chỉ tiêu NPV còn cao hơn nhiều ( gấp 1,6 lần), điều này càng chứng tỏ chi phí đầu tư cho việc trồng bời lời là không nhiều, trong khi doanh thu thu lại là rất cao. Do đó cần chọn mô hình trồng cho phù hợp. Tuy nhiên chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn chu kỳ khai thác hiệu quả đó là PMT. Về nguyên tắc người trồng rừng cần tối đa hóa lợi ích ròng bình quân hàng năm (PMT). Vì nếu không xét tới chỉ tiêu này, có thể rơi vào trường hợp NPV cao nhưng do chu kỳ dài nên lợi ích ròng bình quân năm không cao. Trong 4 chu kỳ được xem xét cho thấy sự khác biệt về PMT giữa các chu kỳ khác nhau là không lớn nhưng chu kỳ 7 năm vẫn đứng ở vị trí cao nhất với mức 2084 ngàn đồng/sào/năm trong khi đó mức thấp nhất thuộc về chu kỳ 4 năm với giá trị là 1977 ngàn đồng/sào/năm.
Như vậy, kết hợp các chỉ tiêu có thể khẳng định rằng chu kỳ khai thác 7 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng rừng.
Tuy vậy, việc phân tích và đánh giá hiệu quả của cây bời lời như trên chưa được người trồng rừng cũng như các cơ quan liên quan quan tâm định hướng sản xuất dẫn tới tình trạng thiếu hiệu quả. Mặt khác các hộ trồng bời lời thường thiếu vốn, phải bán sớm để có nguồn vốn xoay vòng đầu tư cho các hoạt động sản xuất khác hoặc không có tầm nhìn xa về giá trị lâu dài của cây bời lời. Một số hộ chưa mạnh dạn trong việc vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất. Tình trạng hộ gia đình bán bời lời sớm cũng là do thiếu lao động, sức khoẻ, tuổi tác già yếu không ai quản lý. Chính vì vậy những năm trở lại đây bời lời khai thác chủ yếu là bời lời còn nhỏ, chưa đảm bảo được chất lượng như mong muốn.
Nghề trồng bời lời ngày càng trở thành ngành nghề chính đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của xã. Các hộ gia đình từ chỗ sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp với kinh nghiệm tự có không nắm bắt được khoa học kỹ thuật đến nay đã nắm bắt quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ bời lời. Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong trồng bời lời như chọn giống, nhân giống, phân bón, chăm sóc, bảo vệ, làm nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của bời lời. Bên
Trường Đại học Kinh tế Huế
cạnh đó để làm tăng năng suất đáng kể của cây bời lời và thu được lợi nhuận cao hơn thì các hộ không nên khai thác bời lời quá sớm, bởi cây bời lời càng để lâu thì càng có chất lượng và thu được lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Tóm lại :
Hoạt động trồng bời lời trên địa bàn xã đã tạo cơ hội việc làm cho lao động trong xã, tạo điều kiện để người dân kiếm thêm thu nhập. Lao động thường được sử dụng chủ yếu vào đầu chu kì và cuối chu kì trồng bời lời, đó là việc sử dụng lao động vào việc đào hố, làm đất, bón phân, làm cỏ và sử dụng lao động vào thời điểm khai thác như chặt hạ, bóc vỏ. Điều này cho thấy rằng trồng bời lời hiện nay không chỉ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho chủ hộ trồng bời lời mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội, tạo công ăn việc làm cho những người lao động nhàn rỗi không có việc làm và góp phần làm tăng thêm thu nhập cho những lao động đó.
Hiện nay người dân trồng bời lời được tập huấn về kỹ thuật trồng do các dự án tài trợ, do đó họ không trồng một cách tự phát mà có kỹ thuật và biết cách chọn lọc giống cũng như biết cách chăm sóc do đó hiệu quả trồng bời lời được nâng cao.
Trồng bời lời một loại cây lâm nghiệp không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn có vai trò bảo vệ môi trường sống, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của môi trường như có tác dụng bảo vệ đất, điều hòa nguồn nước, khí hậu, làm sạch không khí.
Qua thực trạng tình hình phát triển trồng bời lời tại xã ĐăkRơWa, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum hiện nay cho thấy hoạt động trồng bời lời đang diễn ra rất nóng bỏng, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân bên cạnh đó trồng bời lời góp phần cải thiện môi trường sống, cải thiện điều kiện đất nâng cao độ phì đất, phòng chống hiểm hoạ xói mòn và điều hoà khí hậu. Ngoài ra hoạt động trồng bời lời còn giúp giải quyết số lượng lao động nhàn rỗi ở các hộ nông dân rất nhiều, tạo điều kiện xoá bớt tệ nạn xã hội góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo bảo đảm an ninh quốc phòng.
Đầu ra sản phẩm bời lời hiện nay đối với xã ĐăkRơWa rất dễ dàng vì trên địa bàn lân cận xã và các vùng lân cận xã là nơi tập trung chủ yếu, đông đúc những người buôn bời lời.
Cây bời lời trồng với bất kỳ chu kỳ nào đều đem lại hiệu quả kinh tế, cho phép các hộ gia đình tự lựa chọn quy mô trồng rừng phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch hiệu quả kinh tế lớn giữa các chu kỳ vì vậy khi khai thác nên cân nhắc rõ ràng, kỹ lưỡng.
Chuỗi cung các yếu tố đầu vào có nhiều lựa chọn cho nông hộ, nhưng nông hộ cần quan tâm tới việc tiếp thu các vấn đề kỹ thật nhiều hơn nữa để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Chuỗi cung đầu ra sản phẩm còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu cải tiến.
Trước hết người trồng bời lời không hiểu biết về thị trường sản phẩm cuối cùng. Trong phương thức bán hàng, hình thức bán cây đứng chứa đựng nhiều rủi ro do ước lượng sản lượng sai dẫn tới thiệt hại lớn cho nông dân. Vì vậy cần lựa chọn phương thức bán hàng hợp lý.