Tổng quan về các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT BỜI LỜI Ở XÃ ĐĂKRƠWA – KON TUM

2.2 Tổng quan về các hộ điều tra

2.2.1 Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động

Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, đặc biệt trong sản xuất lâm nghiệp thì lao động đóng vai trò quan trọng hơn nhiều do tác động của các yếu tố tự nhiên. Tình hình lao động của các hộ phụ thuộc nhiều vào loại hình và hình thức sản xuất kinh doanh, trình độ sản xuất, tư liệu sản xuất (TLSX) và quy mô sản xuất của hộ gia đình. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động lâm nghiệp nói riêng thì lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu và tính thời vụ cao. Vì vậy việc sử dụng lao động sao cho hợp lý là điều cần thiết ở các hộ gia đình, cần huy động lao động vào thời kỳ nhàn rỗi để có thể sử dụng tốt nguồn lao động hiện có. Sử dụng lao động một cách khoa học là rất quan trọng giúp giảm được chi phí nhân công, góp phần mang lại hiệu quả trong sản xuất, trong việc sử dụng nguồn lực lao động.

Qua điều tra cho thấy phần lớn lao động chính trong cả chu kỳ trồng bời lời là chủ hộ, phần lớn họ đều là nông dân. Độ tuổi trung bình tương đối cao 48,9 tuổi, điều này tác động rất lớn tới việc tiếp cận khoa học kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc.

Do quy mô trồng của các hộ còn nhỏ nên hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình.

Trong các hộ điều tra thì không có hộ nào thuê lao động ngoài.

Trong 50 hộ được tiến hành điều tra với tổng số nhân khẩu là 293 khẩu, trong đó tổng số lao động là 176 lao động (chiếm 60,07% số nhân khẩu). Với nhân khẩu bình quân là 5,86 khẩu/hộ, điều này cho thấy rằng đây cũng là nguồn lực lao động dồi dào trong hiện tại và tương lai.

2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của hộ

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng thì đất đai là TLSX chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động mang tính chất giới hạn về mặt không gian. Quy mô đất đai và việc sử dụng nguồn lực này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của hộ nông dân sản xuất lâm nghiệp. Mặt khác, tính chất và độ phì nhiêu của đất cũng tác động không nhỏ đến năng suất và hiệu quả của các loại cây trồng trong đó có cây bời lời. Hơn thế nữa, độ phì và địa hình của đất là những tính chất quyết định tới cơ cấu cây trồng của

Trường Đại học Kinh tế Huế

các nông hộ. Trong khi các cây nông nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả thường đòi hỏi độ phì cao, độ dốc ít thì cây bời lời có khả năng thích ứng cao với các điều kiện này của đất. Đây là một lợi thế về đặc điểm kỹ thuật của cây bời lời so với các cây trồng khác. Cũng chính từ lý do này có thể tạo ra cơ hội phát triển rộng rãi loài cây lâm nghiệp lấy vỏ này trên cả hai giác độ: số hộ tham gia và diện tích trồng. Tương quan sử dụng đất cho cây bời lời và các cây trồng khác ở các nông hộ được thể hiện ở bảng 3. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các con số nêu ra ở đây không đại diện cho tình hình sử dụng đất của nông dân xãĐăkRơWamà chỉ đại diện cho những hộ nông dân trồng bời lời như tiêu chí chọn mẫu của nghiên cứu này.

Bảng 3. Cơ cấu sử dụng đất BQ của các hộ điều tra (n=50)

Chỉ tiêu Diện tích (sào) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất sử dụng 7,21 100

Đất trồng cây hàng năm 2,08 28,85

1.Diện tích trồng lúa 0,05 0,69

2.Diện tích cây hàng năm khác 2,03 28,16

Đất trồng cây nông nghiệp lâu năm 2,20 30,51

3. Diện tích trồng cao su 0,20 2,77

4. Diện tích cây lâu năm khác 0,22 3,05

Đất trồng cây lâm nghiệp 2,78 38,56

1. Diện tích trồng bời lời 1,63 22,61

2. Đất trồng cây lâm nghiệp khác 1,15 15,95

Diện tích đất trống có thể trồng bời lời 0,15 2,08 Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao 38,56%, trong đó diện tích trồng bời lời chiếm tỷ trọng lớn 31,29 %, đây là một con số ấn tượng, thể hiện được phần lớn các hộ ở đây chủ yếu trồng bời lời, bên cạnh đó diện tích đất trống có thể trồng bời lời chiếm 2,08 %, điều này thể hiện được tiềm năng phát triển bời lời của các

Trường Đại học Kinh tế Huế

hộ là rất lớn. Ngoài ra diện tích trồng cao su và các cây nông nghiệp lâu năm khác cũng chiếm tỷ trọng lớn (30,51 %). Có thể thấy sinh kế của các hộ chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng hoạt động sản xuất bời lời vẫn là hoạt động chủ yếu của các hộ nông dân, phù hợp với chủ trương phát triển của xã, là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chú trọng mở rộng diện tích cây lâu năm điển hình là cây bời lời.

2.2.3 Tình hình trang bị TLSX của hộ

Cùng với lao động, đất đai thì tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất là những yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất nào.

Đối với sản xuất lâm nghiệp như nước ta hiện nay thì các yếu tố trên quyết định đến quy mô sản xuất của các hộ. Hộ nào có nguồn vốn lớn thì khả năng trang bị vật chất, kỹ thuật cho quá trình sản xuất tốt hơn các hộ có nguồn vốn ít. TLSX là những điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình tổ chức sản xuất.

Bảng 4. Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (n=50)

STT Tư liệu sản xuất Đơn vị tính Số lượng

1 Xe bò Cái 0,32

2 Máy bơm nước Cái 0,58

3 Gùi Cái 1,40

4 Bình phun thuốc Bình 0,50

5 Công cụ sản xuất khác Cái 2,76

Nguồn: điều tra 2012 của tác giả Trong điều kiện sản xuất như hiện nay thì trang thiết bị cho lao động là rất cần thiết và quan trọng góp phần giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí sử dụng nhân công, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc, mang lại lợi nhuận cao cho hộ nông dân.

Nhưng trên địa bàn nghiên cứu là một xã còn nghèo nàn và lạc hậu thì việc sở hữu các TLSX tiên tiến là rất hạn chế.

Quan sát bảng số liệu thì hầu hết các hộ đã được trang bị công cụ sản xuất, tuy nhiên mức độ hiện đại và đầy đủ thì còn tùy thuộc vào mức độ đầu tư của mỗi hộ. Cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thể xe bò phương tiện vận chuyển chủ yếu là 0,32 cái/hộ, máy bơm nước bình quân 0,58 cái/hộ, bình phun thuốc bình quân là 0,5 bình/hộ, ngoài ra, gùi là một vật dụng quen thuộc trong các hộ gia đình người đồng bào dân tộc , hầu hết các gia đình đều có, bình quân 1,4 cái/hộ.

Qua đó cũng cho chúng ta thấy được phần nào sự trang bị về công cụ sản xuất của các hộ gia đình còn đơn sơ, chỉ tương đối.

Qua điều tra thì trong giai đoạn trồng bời lời thì các hộ đào hố trồng chủ yếu bằng thủ công, với công cụ chủ yếu là cuốc, xẻng, bình quân mỗi hộ có 2,76 công cụ.

Do hạn chế của việc sử dụng TLSX cho hoạt động trồng bời lời nên đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lao động và hiệu quả công việc.

Nhìn chung với một địa bàn còn khá khó khăn thì việc đầu tư một số máy móc, thiết bị còn hạn chế, vì người dân chủ yếu dựa vào những cái mình có sẵn để trang bị cho nên việc đầu tư về trang thiết bị vật chất phục vụ sản xuất còn ở mức độ thấp. Để tăng nhanh hơn mức độ trang bị TLSX phục vụ sản xuất thì các cấp chính quyền cần có chính sách hướng dẫn cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp, tiến hành tập huấn để các hộ đủ tự tin mua sắm TLSX có chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp tại địa phương.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của cây bời lời tại xã đăkrơwa thành phố kon tum tỉnh kon tum (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)