Tình hình trang trại Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3. Tình hình trang trại Thừa Thiên Huế

Trong những năm gần đây, trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế, kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia và đang trong quá trình cố gắng phát huy tốt lợi thế của từng vùng. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hoá.. Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng đất đai phù hợp với địa hình phát triển kinh tế trang trại. Vùng gòđồi, vùng cát đồng bằng của tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế trang trại. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay, trang trại của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là sự phát triển nhanh về số lượng các

Đại học Kinh tế Huế

trang trại. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển trang trại của nhà nước, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhiều hơn các loại hình kinh tế trang trại. Trong những năm qua, số lượng trang trại của tỉnh tăng lên rất nhanh. Năm 2001, mới chỉ có 149 trang trại, đến năm 2009 đã là 546 trang trại với số trang trại tăng lên là 397 trang trại. Như vậy, năm 2009 số lượng trang trại đã tăng gấp 3,7 lần so với năm 2001. Đây là một bước tăng nhảy vọt về mặt số lượng.

Bảng1: Số lượng trang trại ởThừa Thiên Huế từ năm 2001 đến năm 2010.

Năm Số lượng trang trại

( trang trại)

2001 149

2002 212

2003 341

2004 488

2005 489

2006 472

2007 482

2008 497

2009 546

2010 591

( Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2010)

Về cơ bản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có các loại hình trang trại cơ bản là trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản và kinh doanh tổng hợp.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2: Số lượng trang trại phân theo ngành hoạt động ở Thừa Thiên Huế năm 2010

Tiêu chí

Số lượng

(trang trại) Cơ cấu (%)

Tổng trang trại 591 100,00

1. Trang trại trồng cây hàng năm 37 6,26

2. Trang trại trồng cây lâu năm 219 37,05

3. Trang trại chăn nuôi 83 14,04

4. Trang trại nuôi trồng thủy sản 99 16,75

5. Trang trại kinh doanh tổng hợp 153 25,88

( Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2010)

Về cơ cấu trang trại, trang trại trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kế đến là trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trang trại trồng cây lâu năm chiếm gần 38% tổng số trang trại. Điều này thể hiện lợi thế về điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế với vùng gò đồi thuận lợi cho việc tròng cây lâu năm.

Trong những năm qua kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu:

- Phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

-Khai thác được diện tích mặt nước, đất gòđồi, đất hoang hóa cát nội đồng, đất ven sông, ven biển và đầm phá ... đưa vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ tạo điều kiện công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản phát triển.

- Ưng dụng được các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và sản xuất, sản phẩm đã có tính hàng hóa cao, nên thu nhậptrang trại ngày càng cao.

- Kinh tế trang trại đã thu hút lớn mức đầu tư của dân và phát triển sản xuất, thu hút nguồn vốn lao động, góp phần điều chỉnh phân bố tại dân cư hợp lý.

Mặc dù kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế được hình thành chậm, đang còn nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý, song bước đầu đã mở ra hướng làm ăn mới cho các hộ dân năng động, mạnh dạn đầu tư sản xuất, là động lực thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)