Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Hương Trà

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

* Vị trí địa lý:

Hương Trà là thị xã nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt.

Nơi có trung tâm hành chính là thị trấn Tứ Hạ nằm cách thành phố Huế khoảng 17km về hướng Đông Nam. Thị xãđược xem là cửa ngỏ phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, với

Phía Bắc tiếp giáp với biển Đông và huyện Quảng Điền.

Phía Tây giáp với huyện Phong Điền.

Phía Đông giáp với thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.

Phía Nam tiếp giáp với huyện A Lưới và thị xã Hương Thủy.

Hương Trà có tọa độ địa lý từ 107036’30’’ đến 107004’45’’ kinh độ Đông và 106o16’30’’ đến 106036’30’’ vĩ độ Bắc.

Diện tích đấtt tự nhiên của toàn bộ huyện lá 51853,40 ha, với 15 xã và 1 thị trấn. Trên địa bàn thị xã có quốc lộ 1A dài 12km chạy qua, có đường sắt Bắc Nam với ga Văn Xá, tuyến đường phía Tây thành phố Huế đi qua nối với thị xã Hương Thủy với chiều dài 19km, có quốc lộ 49A dài 6km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới qua địa bàn 25km, đường quốc lộ 49B qua 2 xã vùng biển đầm phá Hải Dương và Hương Phong nối vớithị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.

Với vị trí địa lý đó đãđem lại điều kiện thuận lợi cho vùng, giúp kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật với các huyện và thành phố Huế.

* Địa hình

Hương Trà có đầy đủ địa hình từ miền núi đến đồng bằng đến vùng đầm phá ven biển với nhiều tài nguyên khoáng sản, có mặt nước phá Tam Giang 700ha, bờ biển dài 7km…đã tạo cho huyện có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông lâm thủy sản đa dạng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây sang Đông tạo thành ba vùng rõ rệt:

Vùng 1: Là vùng đất phía Tây của thị xã gọi là vùng gò đồi và miền núi. Vùng này bị chia cắt mạnh, có độ cao bình quân từ 30 đến 550m, xen kẻ là các khê suối và

Đại học Kinh tế Huế

đồng ruộng hẹp, không thuận lợi cho việc phát triển đường bộ và thủy lợi. Vùng này bao gồm 5 xã: Hương Thọ, Hương Bình, Bình Thành, BìnhĐiền, Hồng Tiến.

Vùng 2: Là vùng đồng bằng bao gồm 8 xã và 1 thị trấn: Xã Hương Hồ, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Hương Toàn và thị trấn Tứ Hạ.

Vùng 3: Là vùng đầm phá ven biển với 2 xã Hải Dương và Hương Phong. Có bờ biển kéo dài 7km tiếp giáp với cửa biển Thuận An, thuận lợi trong khai thác biển, mặt nước vùng đầm phá 700ha có nhiều loại thủy sản, thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt.

* Đất đai

Trên địa bàn thị xã Hương Trà có nhiều loại đất trong đó có một số loại đất thích hợ với việc trồng các loại cây hàng năm. Trong tổng số 51853,40ha đất tự nhiên thì đất đỏ vàng trên đất sét chiếm 39,01% đất đỏ vàng trên đá Granit chiếm 20,95%.

Hai loại đất này phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi nên thích hợp với cây công nghiệp và cây ăn quả.

Nhóm đất cát có diện tích 537,4 ha, chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên. Đặc điểm của loại đất này là có thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữ nước và độ phì kém. Loại đất này chỉ thích hợp với việc trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đậu, cây ăn quả như cam, chanh…

Nhóm đất phù sa được hình thành do sự bồi tụ của các sông với diện tích đất được bồi đắp hàng năm là 2495,2ha chiếm 4,81%. Thành phần cơ giớicủa đất chủ yếu là thịt nhẹ, trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các loại rau màu, phân bố chủ yếu ở các xã đồng bằng. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã thìđất nông nghiệp là 38269,73 ha chiếm 73,80%.

Tóm lại, đất đai và thổ nhưỡng của thị xã rất đa dạng, đất chưa sử dụng còn khá lớn với 744,39ha. Hương Trà là thị xã rất có tiềm năng đất đai cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, một số cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực. Tuy vậy, đểkhai thác các loại đất này cần có các tác động bên ngoài như: Đầu tư các công trình thủy lợi, đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đảm bảo khai thác tốt tiềm năng đất đai đưa vào sản xuất nông- lâm nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế,góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế bền vững.

Đại học Kinh tế Huế

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn

Hương Trà là thị xã nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Mùa mưa thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô. Mùa khô thường chịu ảnh hưởng của gió nóng từ phía Tây Nam tràn sang. Mùa mưa nhiệt độ thấp và nhiều lũ quét, lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm và thường gây ra bão lụt từ giữa tháng 9 đến tháng 11. Mùa khô nhiệt độ cao gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và hạn hán liên miên.

Nhiệt độ trung bình năm của thị xã là 25,30C, tổng tích nhiệt lớn, trung bình năm khoảng 19520C đủ ánh sáng cho cây trồng phát triển quanh năm.

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khá lớn 2995,5mm, nhưng phân bố không đều. Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70-75% lượng mua cả năm nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại, mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 làm cho hạn hán thường xuyên xảy ra. Độ ẩm tương đối bình quân của thị xã là 84,5%,độ ẩm tuyệt đối là 15%. Mùa đông là thời kỳ mưa nhiều nhất và độ ẩm cao.

Vùng này có hướng gió thay đổi theo các mùa trong năm. Mùa đông với hướng gió thịnh hành là gió Tây Bắc, đặc biệt có những lúc xuất hiện gió Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm. Nó làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng và vật nuôi, có thể gây chết. Mùa hạ với gió Tây Nam khô và nóng nên gây hạn hán.

Với điều kiện thời tiết như trên thì thị xã Hương Trà có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp nhiệt đới có hiệu quả, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên, lượng mua phân bố không đồng đều thường gây ra lũ lụt và hạn hán nên cần có những giải pháp tích cực về chọn giống cây trồng và thủy lợi nhằm đảm bảo mùa vụ và tưới tiêu chủ động. Mặt khác, độ ẩm không khí quanh năm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bện phát triển, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Thủy văn: Trên địa bàn huyện Hương Trà có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hương và sông Bồ với lưu lượng dòng chảy và lưu vực khá lớn, kết hợp với 330 ao hồ.

Tuy nhiên, vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 mực nước ở các sông hồ thấp. Vì vậy, để

Đại học Kinh tế Huế

tăng năng suất và hiệu quả cây trồng, huyện cần tiến hành đầu tư xây dựng them một số công trình thủy nông nhằm cung cấp đủ nước tưới tiêu cho cây trồng chủ động hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)