PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Tình hình chung về kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Hương Trà
2.2.1.1. Số lượng và cơ cấu loại hình trang trại
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm để xoá đói giảm nghèo, thực hiện CNH-HĐH nông thôn. Nền sản xuất nông nghiệp nói chung và các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xãHương Trà nói riêng đãđạt được những kết quả đáng ghi nhận, quy mô của các trang trại ngày càng không ngừng tăng lên. Người dân ý thức được hiệu quả thấp của sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ thấp. Do vậy các mô hình kinh tế trang trại đã có cơ hội phát huy được tiềm năng của nó. Năm 2011 toàn huyện có 151 trang trại với 5 loại hình chủyếu, chủ yếu là hoạt động lâm nghiệp và chăn nuôi (chiếm trên 76% tổng số loại hình trang trại).
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5:Loại hình và cơ cấu trang trại của thị xãtrong năm 2011
Loại hình trang trại
Năm 2011
Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%)
1. Trồng cây hàng năm 1 0,66
2. Trồng cây lâu năm 40 26,49
3. Trồng cây ăn quả 2 1,32
4. Chăn nuôi 40 26,49
5. Lâm nghiệp 36 23,84
7. Thủy sản 12 7,94
7. Kinh doanh tổng hợp. 20 13,24
Tổng số 151 100,00
(Nguồn: phòng thống kê thị xã Hương Trà năm 2011)
Trong 2 năm 2009, 2010 tổng số trang trại tăng lên từ 546 đến 591 trang trại, nhưng đến năm 2011, thực hiện công văn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc điều tra, đánh giá, phân loại trang trại theo tiêu chí mới, nên đại đa số các loại hình trang không đạt chuẩn. Tập trung chủ yếu là loại hình trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp và chăn nuôi (không đủ diện tích và tổng thu nhập theo yêu cầu), trang trại kinh doanh tổng hợp (không đạt chuẩn tổng thu nhập), với những lý do trên thì tổng số trang trại tính đến thời điểm từ giữa năm 2011 chỉ còn lại là 2 trang trại tại thị xã Hương Trà đạt chuẩn. Loại trừ những nguyên nhân khách quan trên, chúng ta vẫn thấy kinh tế trang trại củathị xã Hương Trà đang trên đà tăng trưởng dễ dàng nhận thấy ở 3 loại hình: lâm nghiệp, kinh doanh tổngĐại học Kinh tế Huếhợp và chăn nuôi (bảng 6).
Bảng 6: Các loại hình trang trại của thị xã phân bố theo các đơn vị hành chính năm 2011.
Loại hình TT
Xã ( thịtrấn)
TC hàng
năm TC Ăn Quả
TC Lâu Năm
Lâm Nghiệp
Chăn
Nuôi Thủy Sản
SXKD Tổng
Hợp
Tổng Cộng
Tỷ Lệ (%)
TứHạ 4 4 2,64
Hương Vân 1 1 7 1 1 11 7,28
Hương Văn Hương Xuân
Hương Chữ 9 1 10 6,62
Hương Toàn 15 15 9,93
Hương Vinh 1 1 0,66
Hương Phong 10 10 6,62
Hải Dương
Hương An 6 2 8 5,29
Hương Hồ 1 2 1 4 2,64
Hương Thọ 11 5 16 10,59
Bình Thành 1 7 1 2 11 7,28
BìnhĐiền 9 3 1 2 15 9,93
Hương Bình 1 17 12 30 19,86
Hồng Tiến 15 1 16 10,59
Tổng cộng
TT 1 2 38 40 40 12 20 151 100,00
Tỷlệ 0,66 1,32 25,16 26,49 26,49 7,94 13,24 100,00 (Nguồn: phòng thống kê huyện Hương Trà năm 2011)
Xét riêng trong năm 2011, số liệu trong bảng 6 cho thấy, sự phân bố các trang trại trên địa bàn thị xã không đồng đều. Hương Bình là xã có số trang trại nhiều nhất (với 30 trang trại, chiếm 19,86%), có diện tích tương đối lớn một nửa chủ yếu là đất gò đồi nên thích hợp với loại hình trang trại trồng cây lâu năm; nửa còn lại là đất đồng
Đại học Kinh tế Huế
bằng phú hợp với loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp. Các xã Hương Thọ, Hồng Tiến, BìnhĐiền, Hương Toàn với 15- 16 trang trại / xã (chiếm trên dưới 10%), xã có ít nhất là xã Hương Vinh với 1 loại hình chính là chăn nuôi. Một trong những lý do có sự phân bố không đồng đều này đó là điều kiện sinh thái, đất đai, địa hình, kinh tế . Về cơ cấu loại hình trang trại, ở thị xã Hương Trà phần lớn là trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp và trang trại trồng cây lâu năm (chiếm 26,49% /trang trại trên tổng số trang trại năm 2011), qua khảo sát thực tế cho thấy, loại hình trang trại chăn nuôi rất phù hợp với những xã gần trung tâm (xã vùng thấp), yêu cầu về đất đai ít, đầu tư lớn, nhu cầu thị trường cao. Và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là hai loại hình trang trại trồng cây ăn quả và trang trại trồng cây hàng năm. Lý do trang trại trồng cây ăn quả không phát triển về số lượnglà bởi vì giá nông sản trong những năm qua rất bấp bênh, giá thấp, đòi hỏi diện tích lớn; còn trang trại trồng cây hàng năm, thu nhập ít, điều kiện thời tiết khí hậu khôngổn định làm cho doanh số bán rất ít. Khi xét theo các vùng sinh thái khác nhau, cho thấy vùng 1 có số lượng trang trại lớn nhất (chiếm 58,27% tổng số trang trại toàn huyện), tiếp đến là vùng 2 với 47 trang trại (chiếm 31,12%), vùng còn lại có số lượng trang trại ít nhất (chiếm 11%). Sự khác biệt này được thể hiện theo loại hình trang trại, ở vùng núi cao thì trang trại lâm nghiệp phát triển mạnh (chiếm 26,49%), vùng núi thấp loại hình chăn nuôi chiếm 26,49%, cũng giống như vậy ở khu vực trung tâm chỉ phát triển trang trại chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là chăn nuôi lợn và một số trang trại chăn nuôi gia cầm, trâu bò ít.
Bảng 7: Các loại hình trang trại của thị xã Hương Trà phân bố theo vùng sinh thái năm 2011
Loại hình TT Tổng Số
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Số Lượng (TT)
Cơ Cấu (%)
Số Lượng (TT
Cơ Cấu (%)
Số Lượng (TT
Cơ Cấu (%)
Chăn nuôi 40 2 2,27 32 68,08 6 37,50
Lâm Nghiệp 40 30 34,09 10 21,27 0 0,00
Câyhàng năm 1 0 0,00 1 2,12 0 0,00
Cây ăn quả 2 1 1,13 1 2,12 0 0,00
Thủy sản 12 0 0,00 2 4,25 10 62,50
SXKDTH 20 17 19,31 3 6,38 0 0,00
Câylâu năm 38 38 43,18 0 0,00 0 0,00
Tổng cộng 151 88 100,00 47 100,00 16 100,00
(Nguồn : phòng thống kê huyện Hương Trà năm2011)
Đại học Kinh tế Huế