PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.3. Kết quả sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại điều tra mẫu
* Quy mô tổng giá trịsản xuất năm 2011
Kết quảvà hiệu quảsản xuất là mối quan tâm hàng đầu của những nhà sản xuất.
Các chủtrang trại củng vậy, họluôn mong muốn có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả hợp lý, sản xuất ra nhiều sản phẩm hợp lý nhằm nâng cao thu nhập của chủtrang trại.
Chỉ tiêu mà chủtrang trại quan tâm hang đầu là tổng giá trịsản xuất (GO).
Giá trị sản xuất của trang trại phụ thuộc vào nông nghiệp (bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt), lâm nghiệp, thuỷ sản, sản xuất kinh doanh tổng hợp và các hoạt động phi nông, lâm nghiệp khác. Giá trị sản xuất bình quân của các trang trại được thể hiện qua bảng 12.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Giá trịsản xuất bình quân của các trang trại điều tra phân theo cơ cấu nguồn thu năm 2011.
Loại mô hình trang trại
Chăn nuôi Lâm nghiệp SXKD tổng hợp Thủy sản Cây lâu năm
Nguồn thu SL
(Tr.đ)
CC (%)
SL (Tr.đ)
CC (%)
SL (Tr.đ)
CC (%)
SL (Tr.đ)
CC (%)
SL (Tr.đ)
CC (%)
1. Trồng trọt 42,5 5,91 45,47 25,78 60,67 19,54 - 0,00 126 76,94
2. Chăn nuôi 665,75 92,54 13,75 7,79 158,32 51,01 - 0,00 - 0,00
3. Lâm nghiệp - - 117,16 66,42 58,83 18,95 - 0,00 31,5 19,23
34. Thủy sản 11,11 1,54 - - 32,5 10,47 215.83 100,00 6,25 3,81
Tổng 719,416 100 176,39 100 310,32 100 215.83 100 167,75 100
(Nguồn: tổng hợp số liệu các trang trại điều tra năm 2011)
Đại học Kinh tế Huế
- Trang trại chăn nuôi có tổng giá trị sản xuất bình quân cao nhất là 719,416 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi lần lượt là 42,5 triệu đồng- 665,75 triệu đồng, chủ yếu là nuôi các loại gia súc như lợn, gà… các hoạt động phi nông, lâm, thuỷ sản chỉ chiếm 1,54%.
- Trang trại lâm nghiệp có tổng giá trị sản xuất bình quân là 176,39 triệu đồng, hoạt động lâm nghiệp tạo ra nhiều giá trị sản lượng nhất với 117,16 triệu đồng (chiếm 66,42%), hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Nguồn thu chủ yếu của trang trại này trong hoạt động lâm nghiệp là gỗ tỉa(lý do phần lớn các cây lâm nghiệp đang trang thời kỳ chăm sóc, chưa đến thời kỳ khai thác).
- Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp có tổng giá trị sản lượng bình quân 310,32 triệu. Tuy nhiên nguồn thu chủ yếu vẫn là hoạt động nông nghiệp với 218,99 triệu đồng chiếm 70,55%. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của loại hình trang trại này không cao, nên giá trị sản xuất trong lĩnh vực thủy sản chiếm 10,47%. Hoạt động lâm nghiệp đạt giá trị sản lượng 58,83 triệu đồng tương đương 18,95%.
- Trang trại thủy sản có tổng giá trị sản xuất bình quân là 215,8 triệu đồng, chiếm 100% không có nguồn thu từ nông nghiệp hay lâm nghiệp do tính chất đất đai ở địa phương và chủ trang trại chưa có dự tính cho quy mô lớn.
- Loại hình trang trại trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây bưởi) có tổng giá trị bình quân thấp nhất (167,75 triệu đồng).
- Mặc dù mỗi loại hình trang trại đều có giá trị sản xuất ở mỗi hoạt động khác nhau, nhưng có một đặc điểm chung là hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất.
Đây là đặc thù chung của các trang trại của Việt Nam, tỷ trọng hoạt động phi nông nghiệp thấp, dẫn tới tổng giá trị sản lượng bình quân mỗi trang trại không được cao.
*Tình hình tiêu thụsản phẩm của các trang trại điều tra
Kết quảkhảo sát cho thấy, đại đa sốsản phẩm của các trang trại là chưa qua chế biến, tỷtrọng sản phẩm đã qua sơ chế và tinh chếrất thấp, điều này dẫn tới giá trị của sản phẩm từtrang trại là không cao. Điều này càng được thểhiện rõ trong việc bán sản phẩm chủ yếu qua kênh gián tiếp, sản phẩm được các chủ trang trại bán cho những người thu gom ở trong tỉnh và ở trong thị xã. Như vậy, ta dễ hình dung ra được qúa trình hoạt động sản xuất của các trang trại trong địa bàn, sản phẩm thô là chính, sản
Đại học Kinh tế Huế
phẩm tinh chếhầu như không có, tỷlệdành cho xuất khẩu không có. Sản phẩm có thể đem bán được ra thị trường ngoài tỉnh nhiều nhất chính là sẩn phẩm của trang trạichăn nuôi (sản phẩm đem bán ra các tỉnh lân cận như: thịt lợn bán cho thươnglái ở Quảng Trị). Sản phẩm của trang trại chăn nuôi và lâm nghiệp, thủy sản chủ yếu bán ở thị trường trong tỉnh.