Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.5. Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Hương Trà

2.2.5.1. Hiệu quảvềmặt kinh tế

Về tổng giá trị sản xuất: Loại hình trang trại chăn nuôi có giá trị cao nhất là 719,416 triệu đồng/trang trại/năm. Thấp nhất là trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm 167,75 triệu đồng, do trang trại này sử dụng giống bưởi ta, năng suất và chất lượng bưởi không cao.

Vềtổng chi phí trung gian: loại hình trang trại chăn nuôi vẫn có vốn đầu tư cao nhất là 609,477 triệu đồng/trang trại/năm, tiếp đến là là trang trại tổng hợp và thủy sản có mức đầu tư tương đương nhau là 239,1 – 143,75 triệu. Trang trại có đầu tư thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 92,78 triệu đồng. Nhìn chung qua số liệu thống kê được, có thể thấy sựtích luỹ, sự đầu tư chưa cao ởtất cảcác loại hình trang trại và sự chênh lệch giữa các loại hình do tính chất của từng loại. So với mức bình quân chung của cả nước thì tổng thu của các trang trại của huyện đứng ở góc độ khiêm tốn, có thể gọi là các trang trại nhỏ.

Vềhiệu quảsửdụng chi phí trung gian: xét chung cho các loại hình trang trại ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 3,0268 đồng GO và 2,0268 đồng VA. So sánh giữa các loại hình trang trại thấy trang trại lâm nghiệp và trồng cây lâu năm có hiệu quảsửdụng chi phí trung gian cao hơn các trang trại khác, còn trang trại chăn nuôi có hiệu quảsửdụng IC là thấp nhất do phần chi phí thức ăn gia súc, gia cầm lớn.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 15: Một sốchỉtiêu phản ánh hiệu quảkinh tếcủa các trang trại điều tra (Tính bình quân trên một trang trại)

Chỉtiêu ĐVT

Loại hình trang trại Bình

quân chung Chăn

nuôi

Lâm nghiệp

Tổng hợp

Thủy sản

Cây lâu năm

GO 1000đ 719.416 176.391 310.329 215.833 163.750 317.144 IC 1000đ 609.477 92.783 239.100 143.750 106.475 238.317

VA 1000đ 109.938 83.608 71.229 72.083 68.525 81.076

VA/IC Lần 0,206 1,05 0,325 0,515 0,637 0,547

GO/IC Lần 1,206 2,05 1,325 1,515 1,637 1,547

VA/LĐ Tr.đ/Lđ 21,98 20,687 15,001 23,323 15,160 19,231 GO/LĐ Tr.đ/Lđ 144,799 43,564 64,871 70,138 38,674 72,409

VA/Vốn Lần 0,65 0,452 0,304 0,316 0,388 0,422

GO/Vốn Lần 3,93 0,921 1,351 0,921 1,038 1,633

VA/D.tích Tr.đ/ha 53,883 3,071 8,305 14,914 7,151 17,455

GO/D.tích Tr.đ/ha 347,945 6,285 40,057 45,140 18,012 91,488 (Nguồn: tổng hợp sốliệu các trang trại điều tra năm 2011)

Tổng giá trị gia tăng của các trang trại có sự khác nhau lớn. Loại hình trang trại chăn nuôi tạo được giá trị tăng thêm cao nhất, tiếp đến là trang trại lâm nghiệp và thấp nhất là trang trại lâu năm với 68,525 triệu đồng/trang trại/năm. Với các trang trại thủy sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp, tuy có sự đầu tư cho sản xuất cao nhưng VA của các trang trại này khôngcao hơn trang trại lâm nghiệp là do chi phí lớn.. Cụ thể, trang trại lâm nghiệp có tỷ suất VA/IC cao nhất (1,05 lần), tiếp đến là trang trại trồng cây lâu năm có tỷ suất này là 0,63 lần, các loại hình trang trại còn lại tỷ suất thấp. Giải thích cho vấn đề này đó là, mặc dù các trang trại như lâm nghiệp và cây lâu có GO không cao nhưng mức đầu tư cho một chu kỳ sản xuất lại thấp hơn nhiều.

Về hiệu quả sử dụng lao động, cứ 1 lao động tạo ra được 72,4 triệu đồng GO và 19,23 triệu đồng VA. So sánh giữa các loại hình trang trại ta thấy trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng lao động là cao nhất. Cứ 1 lao động lại tạo ra được 144,799 triệu

Đại học Kinh tế Huế

đồng GO và 21,98 triệu đồng VA cao hơn hẳn trang trại trồng cây lâu năm và trang trại thủy sản. Trang trại thủy sản có hiệu quả sử dụng lao động cao thứ hai với 1 lao động có thể tạo ra được 23,323 triệu đồng VA và 70,138 triệu đồng GO. Kế đó là trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp và trang trại cây lâu năm.

Về hiệu quả sử dụng vốn, cứ 1 đồng vốn bỏ ra tạo ra được 1,63 đồng GO và 0,422 đồng VA. So sanh giữa các loại hình trang trại ta thấy trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, cứ 1 đồng vốn bỏ ra tạo ra được3,93đồng GO và 0,65 đồng VA. Trang trại lâm nghiệp, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được 0,921 đồng GO và 0,452đồng VA. Trang trại tổng hợp cứ 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được1,351đồng GO và 0,304 đồng VA. Trang trại thủy sản, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được 0,921 đồng GO và 0,316 đồng VA. Còn trang trại lâu năm, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được 1,038 đồng GO và 0,388đồng VA.

Xét về hiệu quả sử dụng diện tích đất đai của trang trại, bình quân cứ 1ha tạo ra được91,488 triệu đồng GO và 17,455 triệu đồng VA. So sánh từng loại hình trang trại ta thấy, trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng đất đai cao nhất, cứ 1 ha đất đai tạo ra được347,945 triệu đồng GO và 53,883 triệu đồng VA. Nhìn vào bảng ta thấy hiệu quả sử dụng đất đai của trang trại chăn nuôi là cao nhất, và cao hơn nhiều so với các loại hình trang trại khác vì chăn nuôi không cần mộtdiện tích đất đai rộng lớn như trồng trọt.

Hiệu quả sử dụng đất đai cao thứ 2 là trang trại thủy sản với việc tạo ra được 45,140 triệu đồng GO và 14,914 triệu đồng VA trên 1 ha. Cứ 1 ha đất đai trang trại lâm nghiệp tạo ra được 6,285 triệu đồng GO và 3,071 triệu đồng VA. Trang trại tổng hợp, cứ 1 ha đất đai tạo ra được40,057 triệu đồng GO và 8,305 triệu đồng VA. Còn trang trại trồng cây lâu năm thì tạo ra được18,012 triệu đồng GO và 7,151 triệu đồng VA.

Tóm lại, trang trại chăn nuôi vẫn là loại hình trang trại hiệu quả nhất, trang trại trồng cây lâu năm là trang trại có hiệu quả thấp nhất. Như vậy, qua đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại thông qua một vài chỉ tiêu trên ta thấy nên chuyển đổi loại hình trang trại trồng cây sang chăn nuôi.

Đại học Kinh tế Huế

2.2.5.2. Hiệu quảvềmặt xã hội

Kinh tế trang trại không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nét nhất là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của Hương Trà nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất ở các lĩnh vực nông nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biến những diện tích trước kia không cho thu nhập hay thu nhập không đáng kể trở thành những cánh đồng có thu nhập cao, biến những vùng đất trống, đồi trọc trở thành những vùng kinh tế.

Góp phần khai thác các tiềm năng của thị xã thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng và nhà nước trên địa bàn. Tạo nền móng mới cho sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các vùng kinh tế của thị xã, đặc biệt là vùng gòđồi các xã BìnhĐiền, Hồng Tiến, Bình Thành…

Với kết quả đạt được đã xácđịnh một số cây trồng vật nuôi chủ lực để dưa việc sản xuất của thị xãđi vào kế hoạc hóa sản xuất và từng bước tham gia vào nền kinh tế của tỉnh, đất nước, tham gia vào kinh tế thị trường.

Các chủ trang trại đã đầu tư vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu hút lao động, giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ nông dân trên địa bàn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn.

Kinh tế trang trại góp phần hình thành nét văn hóa và tập quán sản xuất mới phù hợp nền kinh tế trang trại ở nông thôn. Chính đặc trưng sản xuất hàng hóa của kinh tế trang trại đã khơi dậy sức lao động của mình, nhờ vậy mà đời sống tinh thần, vật chất của họ ko ngừng được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện.

Kinh tế trang trại phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế hợp tác dưới nhiều hình thức, giữa các trang trại và các thành viên kinh tế khác như: HTX nông nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các nhà máy chế biến nông sản, các công ty xuất khẩu nông sản, bên cạnh đó việc phát triển kinh tế trang trại đã thúcđẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp nông thôn phát triển.

Đại học Kinh tế Huế

Kinh tế trang trại như là một điểm sáng, là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng với điểm nhấn là mô hình trang trại thì tổng thu nhập bình quân trên hộ/ 1năm có xu hướng tăng lên.

Ngoài ra việc phát triển kinh tế trang trại còn có vai trò bảo vệ môi trường, nâng cao độ che phủ rừng. Các trang trại chăn nuôi có thể tận dụng được sản phẩm phụ chăn nuôi, xây dựng các bể chứa BIOGAS tận dụng nguồn nguyên liệu tiết kiệm trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)