PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xá Hương Trà
2.3. 1. Vấn đềthị trường và giá cảtiêu thụnông sản phẩm
Mong muốn của chủ trang trại không phải chỉ là những mùa bội thu, mà điều chủ yếu đối với họ chính là thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm thu hoạch. Khi nông nghiệp chuyển từ giai đoạn tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì người sản xuất bắt đầu phải đối phó với những khó khăn thường xuyên của cơ chế thị trường. Do đó, thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Hình thức tiêu thụ nông sản phẩm của các trang trại hiện nay chủ yếu là bán cho các thương lái và bán tươi. Do lực lượng tư thương là lực lượng chính trong tiêu thụ và do ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên giá nông sản thường biến động rất nhiều.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chủ yếu là thị trường trong địa bàn thị xã Hương Trà và thành phố Huế, có nghĩa là các chủ trang trại thường bán sản phẩm của mình cho tư thương trong thị xã, thành phố. Một phần sản phẩm được bán cho các huyện khác lân cận, việc bán sang tỉnh khác là rất hiếm.
Nghiên cứu khả năng tiếp cập thị trường của các trang trại cho thấy, hầu hết các trang trại gặp nhiều khó khăn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đa số các trang trại cho rằng không gặp nhiều khó khăn trong việc mua các yếu tố đầu vào, đặc biệt là việc tìm mua vật tư nông nghiệp, thuê lao động và mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên các trang trại gặp nhiều khó khăn trong
Đại học Kinh tế Huế
việc bán các sản phẩm (tìm thị trường đầu ra khó khăn, thị trường không ổn định), đây cũng là nhân tố quan trọng tới khâu thu tiền về của cả trang trại trại sau một quá trình dài sản xuất.
Về thông tin thị trường có tới 75% số các trang trại cho rằng thông tin thị trường mà họ có được là không đầy đủ, không đáng tin cậy và thiếu chính xác, chỉ có 25% số các trang trại cho rằng thông tin thị trường có chất lượng cao. Đối với thông tin khoa học kỹ thuật thì cóđến hơn một nửa số trang trại cho là giúp ích được và có khả năng áp dụng cho trang trại.
2.3.2. Vấn đềvềvốn sản xuất kinh doanh
Hiện nay nhu cầu về vốn của các trang trại là rất lớn, có khoảng 90% các chủ trang trại có nhu cầu vay vốn với mức bình quân từ 50-70 triệu đồng/ năm/ trang trại để đầu tư phát triển hoạt động của trang trại, nhưng khả năng tự thân của các trang trại còn nhiều hạn chế. Thiếu vốn đang hiện là vấn đề bức xúc đối với các trang trại và là vấn đềthời sựtrong nông thôn hiện nay. Thiếu vốn các chủtrang trại không thể
đầu tư phát triển chiều sâu.
Các chủtrang trại rất cần các nguồn vốn vay khác. Mặc dù ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho các trang trại nông lâm vay đến 20 triệu, các trang trại nuôi trồng thủy sản vay dưới 50 triệu đồng không phải thế chấp, song để vay được số tiền đó về mặt thủ tục gặp nhiều khó khăn. Nhiều trang trại theo cách làm của mình làđầu tư rải đều, kết hợp trồng cây lâu năm với trồng xen cây ngắn ngày và chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài, tạo tích luỹ dần để đầu tư mở rộng qui mô diện tích, qui mô sản xuất. Một số trang trại phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hoặc sang nhượng, cho thuê bớt diện tích, hoặc bỏ phế để tập trung đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng cho phầndiện tích còn lại.
2.3.3. Vấn đềvề lao động trong các trang trại
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của người lao động trong mỗi trang trại. Đối với chủ trang trại (lao động quản lý trang trại), thực tế cho thấy thành phần của chủ trang trại chủ yếu là nông dân.
Tuy có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu kiến thức tổ chức, quản lý và điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa
Đại học Kinh tế Huế
quy mô lớn trong nền kinh tế thị trường.Chủ trang trại lường hết những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý và tổ chức sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường như:
- Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và điều hành.
- Quy mô sản xuất quá tầm, thiếu vốn, thiếu đầu tư kỹ thuật trong khâu cây, con, giống, phân bón và phòng trừ dịch hại.
- Thiếu thông tin về giá cả thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.
- Thiếu chủ động trong liên kết, hợp tác.
- Chủ trang trại chưa xác định phương hướng sản xuất và phương thức tiến hành sản xuất phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của đối tượng sản xuất và chưa gắn với thị trường.
Về lao động sản xuất, bao gồm: Lao động gia đình và lao động làm thuê. Đối với số lao động này, phần lớn là lao động phổ thông, số ít có kinh nghiệm thực tiễn nhưng thiếu kiến thức về kỹ thuật chuyên môn.
2.3.4. Vấn đề ứng dụng tiến bộkhoa học kỹthuật-công nghệtrong sản xuất Chủ trang trại biết ứng dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra, tăng hiệu quảkinh doanh và tạo sức cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹthuật của nhiều chủ trang trại còn rất hạn chế. Đa phần các giống cây trồng vật nuôi được các chủtrang trại sửdụng vẫn chưa tạo ra năng suất vượt trội, chất lượng ổn định, giá cảcác loại vật tư nông nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật..., các trang trại vẫn mua ngoài với giá cao, kém chất lượng, làm tăng giá thành sản phẩm.
2.3.5 Vấn đềqui hoạch và xây dựng kết cấu hạtầng cơ sở
Sự hình thành và phát triển của một sốloại hình trang trại tựphát, thiếu sựqui hoạch đã gây ảnh hưởng ô nhiễm môi sinh, môi trường và qui hoạch chung. Do đó cần phải tăng cường sựquản lý và quy hoạch đối với các loại hình trang trại này trong thời gian tới.
Hệthống kết cấu hạ tầng cơ sở ở những vùng kinh tếtrang trại đang phát triển đa số còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện,...đã làm hạn chế rất lớn đến điều kiện sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của các trang trại, gây trởngại cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa, vật tư, làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng gánh nặng cho các trang trại. Do đó sản phẩm làm ra đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển, chếbiến và tiêu thụ.
Đại học Kinh tế Huế