CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.4. Tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ nông dân
Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật, được thể hiện:
- Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ, chu kỳ sống tự nhiên của cây còn là yếu tố quyết định tính toán thời hạn cho vay.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Môi trường sống tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.
Do nguồn trả nợ vay của người nông dân cho Ngân hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Nhưng sản lượng nông sản lại chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn như đất, nước, nhiệt độ, ... Mặt khác, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản. Do tác động của quy luật cung – cầu, nên nhiều trường hợp trúng mùa nhưng rớt giá.
- Chi phí tổ chức cho vay cao. Bởi vì:
+ Chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao hơn so với đối tượng cho vay khác do quy mô từng món vay nhỏ.
+ Số lượng khách hàng đông, phân bổ rải rác khắp nơi.
+ Có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng tương đối lớn.
1.4.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ nông dân
Để thúc đẩy nông thôn nước ta phát triển, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Nông thôn và nông dân đang rất thiếu vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề và dịch vụ. Vì vậy, đối với HND, tín dụng Ngân hàng có vai trò chủ yếu sau:
- Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành thị trường tài chính ở nông thôn.
- Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu duy trì vốn sản xuất.
- Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn.
- Tín dụng ngân hàng kiểm soát đồng tiền và thúc đẩy giúp hộ nông dân hoạch toán kinh tế.
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy HND tiếp cận thị trường sản xuất hàng hóa.
1.4.3. Hình thức và các loại cho vay đối với hộ nông dân 1.4.3.1. Các loại cho vay đến hộ nông dân
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay, có thể chia làm 3 loại:
- Cho vay trồng trọt: Là loại cho vay để trang trải các khoản chi phí như giống cây, làm đất, xuống giống, phân bón, công lao động …
- Cho vay chăn nuôi: Để trang trải các khoản chi phí như con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, công chăm sóc …
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Cho vay ngành nghề: Được sử dụng để trang trải các khoản chi phí ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, khai thác đánh bắt ở nông thôn.
Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay, được chia làm 3 loại:
- Cho vay ngắn hạn: Được sử dụng để bổ sung vốn lưu động, chi phí sản xuất thời vụ, lưu thông, dịch vụ, …
- Cho vay trung hạn: Được sử dụng để trồng cây lưu gốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm để giết thịt hoặc tạo giống, xây dựng trang trại, mua sắm máy cày …
- Cho vay dài hạn: Được sử dụng đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, đóng mới, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng mở rộng cơ sở sản xuất và các tài sản cố định khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
1.4.3.2. Hình thức tín dụng ngân hàng cho vay đến hộ nông dân
Để hỗ trợ kịp thời cho hộ nông dân, NH đã thực hiện một số phương pháp sau:
Cho vay trực tiếp:
Áp dụng đối với các HND vay trung và dài hạn:
- Khái niệm: Là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về vốn giao dịch trực tiếp với NH để vay vốn trả nợ
- Vai trò: Với phương pháp cho vay này, tạo điều kiện cho NH giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay.
Sơ đồ 1: Phương pháp cho vay trực tiếp 1: Cấp vốn
2: Thanh toán nợ
Ngân hàng Hộ nông dân
1
2
Trường Đại học Kinh tế Huế
Sơ đồ 2: Phương thức cho vay trực tiếp có sự tham gia của bên cung ứng 1: Thỏa thuận tín dụng giữa NH và Khách hàng
2: NH thanh toán tiền cho tổ chức cung ứng 3: Tổ chức cung ứng cấp tiền cho Khách hàng 4: Khách hàng trả nợ tiền vay cho NH
Sơ đồ 3: Phương thức cho vay trực tiếp có sự tham gia của bên bao tiêu 1: Thỏa thuận tín dụng giữa NH và Khách hàng
2: NH cấp tiền vay cho Khách hàng
3: Khách hàng giao sản phẩm cho tổ chức bao tiêu 4: Tổ chức bao tiêu trả nợ cho NH
Cho vay gián tiếp:
NH cung cấp cho tổ chức sản xuất thông qua một tổ chức trung gian như các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản, đơn vị cung cấp vật tư.
Sơ đồ 4: Cho HND vay qua tổ chức trung gian
Ngân hàng Khách hàng
Tổ chức cung ứng 1
2 4 3
Ngân hàng Khách hàng
Tổ chức bao tiêu 1
2
4 3
Công ty chế biến nông sản hoặc
thương mại
Ngân hàng Hộ nông dân
1 2
4
Trường Đại học Kinh tế Huế3
1: NH cho công ty chế biến nông sản hoặc thương mại vay 2: Công ty cung ứng vốn cho HND
3: Công ty trả nợ cho NH
4: Sau khi thu hoạch thì HND trả nợ cho công ty
Cho vay bán trực tiếp:
Thường gặp dưới những tên gọi: cho vay theo tổ hợp tác vay vốn, cho vay theo tổ liên doanh, liên đới.
Vai trò: Hình thức vay này có vai trò trong việc giúp NH giảm được thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay, đặc biệt là giảm được áp lực mang tính thời vụ, thực hiện kiểm soát có trọng tâm, giảm chi phí nghiệp vụ. Bên cạnh đó còn làm cho khách hàng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch vốn vay, quan tâm hơn nữa đến sử dụng vốn có hiệu quả. Tạo không khí đoàn kết, tương trợ trong sản xuất nông nghiệp thôn xã, cải thiện dần phong cách kinh theo hướng sản xuất hàng hóa mở rộng.
Sơ đồ 5: Mô hình quan hệ tín dụng theo tổ hợp tác vay vốn Đây là hình thức cho vay tỏ ra hiệu quả và được khuyến khích hơn cả vì:
+ Các hộ tự nguyện tham gia và giúp đỡ nhau trong sản xuất, sử dụng vốn và trả nợ NH.
+ Hạn chế được rất nhiều thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí giao dịch cho các hộ và NH.