Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

2.1.5. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy

Qua số liệu ở bảng 3 cho ta thấy, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ luôn tăng qua 3 năm. Còn nợ quá hạn thì có sự biến động qua 3 năm.

Tình hình cho vay trong 3 năm qua của Ngân hàng đạt được những kết quả tốt thể hiện: Năm 2009, tổng DSCV của chi nhánh đạt 195.957 triệu đồng, trong đó, DSCV ngắn hạn đạt 109.735 triệu đồng, chiếm 56,00%. Còn DSCV trung hạn đạt 86.222 triệu đồng, chiếm 44,00% trong tổng số DSCV của năm. Sang năm 2010, tổng DSCV của chi nhánh tăng lên, trong đó tỷ trọng của DSCV trung hạn trong tổng DSCV đã tăng lên, cụ thể: DSCV ngắn hạn đạt 156.990 triệu đồng, chiếm 51,38%, DSCV dài hạn đạt 148.540 triệu đồng, chiếm 48,62% trong tổng số DSCV của năm.

Đến năm 2011, tổng DSCV của Chi nhánh tăng thêm 62.440 triệu đồng, tương ứng tăng 20,44% so với năm 2010, đạt 367.970 triệu đồng. Trong đó, cả DSCV ngắn hạn và DSCV trung hạn đều tăng, và tỷ lệ DSCV ngắn hạn tăng nhỉnh hơn so với DSCV trung hạn, DSCV ngắn hạn tăng 45.393 triệu đồng, tức tăng 28,91%, DSCV trung hạn tăng 17.047 triệu đồng, tức tăng 11,48% so với năm 2010.

Trong điều kiện diễn ra sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng, thì con số thể hiện mức tăng doanh số cho vay của NHNN & PTNT Thị xã Hương Thủy đã phản ánh được hiệu quả lớn trong việc thúc đẩy nhu vầu vay của Ngân hàng, công tác thu hút khách hàng, tạo niềm tin của khách hàng đã ngày càng được nâng cao.

Hoạt động cho vay tất yếu dẫn đến hoạt động thu nợ. Hoạt động này diễn ra sau quá trình cho vay hoàn tất. Thu nợ ở đây bao gồm cả nợ gốc và tiền lãi.

Hoạt động thu nợ ảnh hưởng rất lớn đến tổng dư nợ mà ngân hàng đạt được, đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối với mỗi món vay, ngân hàng đặt kỳ vọng vào món vay đó là trả lãi đầy đủ hàng tháng và hoàn trả gốc đúng hạn khi đến hạn. Và qua 3 năm, tình hình thu nợ của ngân hàng luôn tăng, thu nợ năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2011, doanh số thu nợ đạt con số lớn nhất. Đây là một điều đáng mừng, song cũng là điều lo. Vì khi doanh số thu nợ tăng lên, tức sẽ làm cho tổng dư nợ giảm xuống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, vì dư nợ giảm xuống sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

31 Chỉ tiêu/Năm

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

SL (tr.đ) CC

(%) SL (tr.đ) CC

(%) SL (tr.đ) CC

(%) +/- (tr.đ) +/- (%) +/- (tr.đ) +/- (%) 1. Tổng DSCV 195.957 100 305.530 100 367.970 100 109.573 55,92 62.440 20,44

- Ngắn hạn 109.735 56,00 156.990 51,38 202.383 55,00 47.255 43,06 45.393 28,91

- Trung hạn 86.222 44,00 148.540 48,62 165.587 45,00 62.318 72,28 17.047 11,48

2. Tổng DSTN 181.712 100 260.060 100 317.690 100 78.348 43,12 57.630 22,16

- Ngắn hạn 89.038 49,00 159.667 61,40 174.729 55,00 70.629 79,32 15.062 9,43

- Trung hạn 92.674 51,00 100.393 38,60 142.961 45,00 7.719 8,33 42.568 42,40

3. Tổng dư nợ 152.529 100 201.040 100 251.320 100 48.511 31,80 50.280 25,01

- Ngắn hạn 71.344 46,77 91.483 45,50 112.790 44,88 20.139 28,23 21.307 23,29

- Trung hạn 81.185 53,23 109.557 54,50 138.530 55,12 28.372 34,95 28.973 26,45

4. Nợ quá hạn 5.264 100 3.893 100 8.444 100 -1.371 -26,04 4.551 116,90

- Ngắn hạn 3.962 75,27 2.825 72,57 2.300 27,24 -1.137 -28,70 -525 -18,58

- Trung hạn 1.302 24,73 1.068 27,43 6.144 72,76 -234 -17,97 5.076 475,28

5. Tỷ lệ thu nợ - 92,73 - 85,12 - 86,34 - -7,61 - 1,22

6. Tỷ lệ NQH - 3,45 - 1,94 - 3,36 - -1,51 - 1,42

(Nguồn số liệu: Số liệu từ phòng kinh doanh năm 2012 )

Trường Đại học Kinh tế Huế

làm cho lợi nhuận giảm xuống. Đó là điều tất yếu, lợi nhuận ngân hàng là chênh lệch giữa lãi suất cho vay là lãi suất đi vay. Chênh lệch đó là rất nhỏ đối với một món vay.

Do đó, muốn có lợi nhuận cao, thì phải tăng dư nợ lên, một món là nhỏ, song hàng ngàn, hàng vạn món vay thì lại trở nên lớn. Chính điều này khiến cho việc thu nợ tốt vừa là thành công của ngân hàng, cũng là điều lo lắng sau đó của ngân hàng vì phải làm sao cho tổng dư nợ tăng lên để tăng được lợi nhuận cho Ngân hàng.

Việc thu nợ cũng phản ánh đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu như thu nợ đầy đủ thì chất lượng tín dụng sẽ đạt được kết quả tốt và ngược lại. Thực tế trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn đều đạt dưới 4,00% so với tổng dư nợ. Điều này cũng đã phản ánh được thành công của công tác thu nợ của ngân hàng. Trong cơ cấu thu nợ thì số lượng thu nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng lớn hơn. Kết quả này phù hợp với cơ cấu cho vay của ngân hàng thị xã Hương Thủy.

Từ hoạt động cho vay, hoạt động thu nợ mà kết quả tổng dư nợ của Ngân hàng cũng được thể hiện trong bảng 3 này.

Năm 2009, dư nợ đạt 152.529 triệu đồng, sang năm 2010 đạt 201.040 triệu đồng và đến năm 2011 dư nợ đạt 251.320 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 50.280 triệu đồng, tương đương tăng 25.01%. Sự tăng lên này của dư nợ là kết quả tốt của việc cho vay của cán bộ công nhân viên chức NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy.

Cần phải nhận thấy rằng trong cơ cấu cho vay của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy thì DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ trung hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này cũng là dễ hiểu bởi lẽ đặc tính của tín dụng ngắn hạn là quá trình cho vay, thu nợ diễn ra liên tục, mặt khác, hoạt động cho vay luôn diễn ra trong thời gian ngắn, khách hàng chỉ vay vốn trong thời gian dưới 12 tháng nhằm phục vụ cho nhu cầu thiếu vốn tạm thời của mình, sau đó hoàn trả lại cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi, chính vì thế mà dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tín dụng trung hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 71.344 triệu đồng chiếm 46,77% tổng dư nợ.

Sang năm 2010 dư nợ ngắn hạn tăng lên và đạt 91.483 triệu đồng, chiếm 45,50% tổng dư nợ. Và đến năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 112.790 triệu đồng, chiếm 44,88%, tăng 21.307 triệu đồng, tức tăng 23,29% so với năm 2010.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dư nợ trung hạn năm 2009 đạt 81.185 triệu đồng, chiếm 53,23% tổng dư nợ, sang năm 2010, dư nợ trung hạn đạt 109.557 triệu đồng, chiếm 54,50% tổng dư nợ. Và đến năm 2011, dư nợ trung hạn đã đạt được mức 138.530 triệu đồng, chiếm 55,12%

tổng dư nợ, so với năm 2010 thì dư nợ trung hạn đã tăng 28.973 triệu đồng, tương ứng tăng 26,45%. Như vậy, qua 3 năm, dư nợ trung hạn đều tăng lên và tỷ lệ của nó so với tổng dư nợ cũng tăng lên.

Cũng qua bảng 3 này, ta thấy được nợ quá hạn của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy trong 3 năm đã có nhiều biến động. Năm 2009, nợ quá hạn của ngân hàng là 5.264 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 3.962 triệu đồng, chiếm 75,27% tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn trung hạn là 1.302 triệu đồng, chiếm 24,73% tổng nợ quá hạn. Năm 2010, nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm so với năm 2009, năm này nợ quá hạn chỉ là 3.893 triệu đồng, trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn là 2.825 triệu đồng, chiếm 72,57% và nợ quá hạn dài hạn là 1.068 triệu đồng, chiếm 27,43% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2011, nợ quá hạn đã tăng lên đột biến, đạt mức 8.444 triệu đồng, điều này là do dư nợ trung hạn đã tăng lên đột biến từ 1.068 triệu đồng, chiếm 27,43% tổng dư nợ năm 2010 lên 6.144 triệu đồng, chiếm với tỷ lệ 72,76% năm 2011. Như vậy, so với năm 2010, nợ quá hạn năm 2011 đã tăng 4.551 triệu đồng, tức là tăng lên đến 116,90%, trong đó, nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm 525 triệu đồng, tức là giảm đi 18,58%, tuy nhiên thì nợ quá hạn trung hạn đã tăng lên mức lớn, tăng 5.076 triệu đồng, tức là tăng lên 475,28% so với năm 2010, và đã làm nợ quá hạn năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010. Với thực trạng tăng lên của nợ quá hạn này thì Ngân hàng cần có những giải pháp để giảm nợ quá hạn và có các biện pháp thích hợp để có thể thu được nợ quá hạn của khách hàng.

Ta cũng thấy qua bảng này, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng cũng có nhiều biến động do nợ quá hạn của ngân hàng có biến động qua 3 năm. Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là 3,45%, đến năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống ở mức 1,94% nhưng đến năm 2011 lại tăng lên và con số này là 3,36%, đây là một mức tỷ lệ quá hạn khá cao. Quá trình biến động này đòi hỏi thời gian tới ngân hàng cần phải có chiến lược để giảm tỷ lệ này xuống bằng các biện pháp xử lý kịp thời khi có nợ quá hạn phát sinh và duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở một mức ổn định tương đối. Mục tiêu mà

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân hàng cần phải thực hiện là vừa tăng trưởng dư nợ vừa làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, có như vậy chất lượng tín dụng mới có thể tăng lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)