CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
3.2.1. Về phía Ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, trước những thách thức và khó khăn mà nền kinh tế đem lại, để hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả, Chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy đã không ngừng nỗ lực cải tiến, đổi mới trong kế hoạch kinh doanh của mình. Với những nỗ lực đó trong mấy năm qua Chi nhánh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, giúp Chi nhánh đứng vững được trong cơ chế thị trường và kinh doanh có lãi. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhữn tồn tại lớn cần phải được quan tâm giải quyết. Trước thực tế đó, là một sinh viên thực tập tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy như sau:
3.2.1.1. Tăng cường hoạt động Marketing
Ngày nay, các định chế Ngân hàng hoạt động trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến giành giật thị trường, diễn ra khốc liệt, điều đó, đòi hỏi Ngân hàng phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp, nâng cao vị thế cạnh tranh. Điều này chỉ được thực hiện tốt khi có giải pháp Marketing năng động, đúng hướng.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá những hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh của Ngân hàng nói riêng, nhất là trong tình hình hiện nay, trình động dân trí của người dân nông thôn còn thấp, hiểu biết về hoạt động Ngân hàng còn có hạn.
Để “xã hội hóa công tác Ngân hàng” thì một trong những biện pháp quan trọng là tiếp tục triển khai họp dân để tuyên truyền chính sách của Nhà nước, cơ chế cho vay của ngành Ngân hàng.
Tăng cường tiếp thị với khách hàng bằng biện pháp đăng tin trên báo, đài truyền hình, truyền thanh. Tổ chức tốt hội nghị khách hàng, …
3.2.1.2. Về hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản tạo nguồn vốn ngoài dân để quyết định quy mô hoạt động cho vay. Vì vậy việc huy động vốn ngoài dân cư và các tổ chức kinh tế khác là mục tiêu mà Chi nhánh phải luôn theo đuổi. Nhằm hạ thấp lãi
Trường Đại học Kinh tế Huế
suất và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Chi nhánh tăng năng lực cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Đối với Chi nhánh, xác định đúng tầm quan trọng của nguồn vốn huy động tại địa bàn nhất là tiền gửi dân cư trong những năm qua và những năm tiếp theo là điều kiện quyết định mở rộng kinh doanh và là nhiệm vụ số một trong các nhiệm vụ. Do đó cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Ngân hàng cần duy trì mối quan hệ tốt với các đơn vị khách hàng có nguồn tiền gởi lớn như: Kho bạc, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, … Kể cả các đơn vị sản xuất theo thời vụ để tăng nguồn vốn huy động từ tiền gởi không kỳ hạn với lãi suất thấp. Đồng thời đẩy mạnh việc huy động vốn trong dân cư, tạo được niềm tin và cho khách hàng thấy được lợi ích của việc gửi tiền ở NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy.
- Tiếp tục phát triển các hình thức huy động vốn với nhiều thời hạn, nhiều hình thức trả lãi: trước, sau, gộp lãi vào vốn. Đặc biệt trong hoạt động dịch vụ thanh toán cần đảm bảo các nhu cầu thanh toán với nhiều tiện ích, tiện lợi cao, tốc độ thanh toán và thủ tục đơn giản, thuận tiện luôn là yếu tố hấp dẫn và thu hút khách hàng quan hệ với Ngân hàng. Đây là cơ sở để phát triển huy động vốn, tăng trưởng và mở rộng nguồn tiền gửi của dân cư, là nguồn tiền mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh thanh toán – huy động – cho vay của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy.
- Đổi mới phong cách phục vụ, cải tiến thời gian giao dịch thuận lợi cho khách hàng, cần rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch. Tăng cường huy động huy động vốn ở các Ngân hàng cấp 3, các tổ, các hội: hội phụ nữ, hội nông dân, … nhằm có thể tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học trong các hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng, các dịch vụ ngân hàng khác nhằm nâng cao hiệu quả của công việc, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian và công sức, …
- Đồng thời giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng ban, cán bộ cụ thể đến từng phòng ban, cán bộ cụ thể, để mỗi cán bộ cùng nổ lực cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của bản thân và của phòng ban mình. Qua mỗi đợt huy động, Ngân hàng cần tổ chức sơ kết, tổng kết và có khen thưởng đối với các cá nhân, phòng ban có thành tích huy động vốn vượt chỉ tiêu nhằm động viên, khích lệ, duy trì và phát triển phong trào.
Trường Đại học Kinh tế Huế
3.2.1.3. Chính sách về hoạt động cho vay
Ngoài việc huy động Ngân hàng còn phải thực hiện chức năng cho vay thông qua nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng mới có thể tồn tại và đứng vững được. Nếu hoạt động nguồn huy động vốn lớn mà không có khách hàng vay thì Ngân hàng phải trả một khoản lãi lớn và các chi phí phát sinh khác. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, ngoài việc hoạt động nguồn vốn tại chỗ đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp nâng cao hoạt động cho vay, tăng kết quả kinh doanh. Muốn được như vậy đòi hỏi:
- Cải tiến phương thức, thủ tục cho vay:
+ Cho vay trực tiếp:
Hình thức cho vay Ngân hàng đang áp dụng chủ yếu hiện nay là cho vay trực tiếp đến từng đối tượng vay vốn và trả nợ. Hình thức cho vay này có điểm là người vay có trách nhiệm trả nợ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác thu nợ, thu lãi. Tuy nhiên cùng với thời gian hình thức này cũng bộc lộ những nhược điểm của nó. Số lượng khách hàng thì lớn nhưng chủ yếu là các món vay nhỏ, địa bàn không thuận lợi, nhiều địa bàn cách xa trung tâm và giao dịch cấp 3. Do đó, việc thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, dễ gây ra tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng. Vì vậy, chi nhánh nên áp dụng hình thức cho vay trực tiếp đối với khách hàng là hộ sản xuất vay số tiền lớn, thời hạn cho vay dài và có tài sản đảm bảo cho món vay này.
+ Cho vay bán trực tiếp:
Đây là hình thức cho vay theo tổ hợp tác vốn, cho vay theo tổ liên đới vay vốn, cho vay đến tổ vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ … tính trực tiếp trong hình thức cho vay này thể hiện ở chỗ khách hàng thực chất vẫn là các hộ sản xuất, Ngân hàng thẩm định cho vay theo nhu cầu của từng hộ và hộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp và hoàn trả số tiền được vay. Tính gián tiếp thể hiện Ngân hàng không trực tiếp làm việc với từng khách hàng mà thông qua tổ nhóm chịu trách nhiệm gián tiếp về tính hợp lý của khoản vay và khả năng hoàn trả nợ.
- Thủ tục vay vốn:
Hiện nay thủ tục vay vốn được nhiều hộ đánh giá vẫn còn nhiều và phức tạp. Vì vậy, cần đơn giản hóa hơn nữa những thủ tục, giấy tờ không cần thiết khi làm hồ sơ
Trường Đại học Kinh tế Huế
vay vốn, nhưng tất yếu phải đảm bảo tính pháp lý. Thủ tục và điều kiện cho vay phải phù hợp với trình độ và nhận thức của khách hàng.
Ngân hàng có thể giải ngân một lần hoặc nhiều lần cho một món vay. Đối với khách hàng là nông dân ở vùng xa trung tâm, ngân hàng có thể cử cán bộ xuống địa bàn thẩm định phát hồ sơ và giải ngân tại cơ sở theo từng tổ, nhóm hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Như vậy, vừa thuận tiện cho Ngân hàng, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng:
Công tác thẩm định khách hàng luôn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng, để nguồn vốn của Ngân hàng có được hiệu quả trong đầu tư thì khâu thẩm định quyết định tới 80%. Vì vậy, trước khi diễn ra hoạt động cho vay, ngân hàng cần thẩm định khách hàng vay, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, khả năng tài chính, … Đồng thời, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh đối với các hộ nông dân có nhu cầu vay. Nội dung này phải đảm bảo đánh giá về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ và những rủi ro. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức sâu rộng, nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường và gần gũi cuộc sống hằng ngày cho người dân.
- Chính sách lãi suất phù hợp:
Ngoài việc căn cứ vào khung lãi suất của Ngân hàng trung ương, NHNN &
PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy cần chú trọng đến tâm lý khách hàng và lợi ích của chính mình. Đối với khách hàng trung thành, khách hàng thường xuyên, khách hàng có quan hệ lớn trong quan hệ tín dụng, cần áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn. Còn đối với khách hàng có quy mô nhỏ cần có mức lãi suất hợp lý, sao cho các mức lãi suất đó Ngân hàng có thể giữ chân các khách hàng hiện tại, đồng thời thu hút được khách hàng tiềm năng.
- Biện pháp thu hồi nợ, nợ quá hạn:
Áp dụng một số biện pháp cứng rắn đối với một số khách hàng cố ý chậm chạp trong việc trả nợ đối với Ngân hàng như: đình chỉ quan hệ vay vốn lần tiếp theo, khởi kiện và niêm phong tài sản thế chấp của khách hàng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tổ chức thu hồi những khoản nợ khó đòi. Cho giãn nợ để khôi phục khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khi xét thấy có thể cứu vãn được tình hình và việc áp dụng giải pháp cưỡng chế là không có lợi cho Ngân hàng (tài sản đảm bảo không bán được), đây chính là giải pháp nuôi nợ để thu nợ.
Bám sát, đôn đốc theo đúng kế hoạch trả nợ mà những khách hàng có thiện chí trả nợ đã cam kết, xử lý hợp lý những sai hẹn bất ngờ trong kế hoạch trả nợ, tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả hết nợ bằng các nguồn thu nhập của gia đình.
3.2.1.4. Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên
Con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, đội ngũ cán bộ ngân hàng hình thành nên các mặt hoạt động của ngân hàng, trong đó có thể thấy được cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, là người thực hiện tất cả các giải pháp được đề ra. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, có lòng yêu nghề, … Vì vậy, việc tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhằm xử lý công việc được nhanh gọn, đảm bảo tính hiệu quả công việc là một vấn đề đặt ra cho NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy bằng cách:
- Cần thực hiện tuyển chọn cán bộ theo đúng năng lực, có chất lượng, tránh tình trạng nhận cán bộ chất lượng thấp dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả của công việc, gây lãng phí, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Sắp xếp bố trí đúng năng lực, sở trường của CBCVN từng bộ phận, nhằm phát huy hết khả năng, trí tuệ của từng cán bộ viên chức với công việc được giao.
- Động viên cán bộ nêu cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác trong thực hiện công việc, kết hợp bình xét thi đua nghiêm minh, chặt chẽ, thường xuyên thúc đẩy phong trào người tốt việc tốt.
- Triển khai tổ chức học tập, đào tạo cán bộ ở các lớp nâng cao, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng bạn có các cách làm hay trong hoạt động kinh doanh.
Trường Đại học Kinh tế Huế