ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA

2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY

Đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy là các hộ nông dân và lĩnh vực đầu tư nông nghiệp nông thôn đang được xem trọng trên địa bàn thị xã. Chính vì vậy, ý kiến của các hộ nông dân vay vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Qua điều tra thực tế, tôi đã thu thập được một số ý kiến của bà con nông dân xung quanh vấn đề vay vốn và sử dụng vốn như sau:

Hầu hết tất cả các hộ nông dân có vay vốn tại ngân hàng đều đã lập kế hoạch sử dụng vốn trước khi vay. Bởi theo họ, có lập kế hoạch sử dụng vốn thì đồng vốn mới được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đem lại nguồn lợi nhuận cho gia đình.

Về quy định vay: đa số bà con nông dân đều cho rằng quy định vay hiện nay là không mấy khó khăn (25 hộ trong số 30 hộ điều tra, chiếm 83,33%). Và vẫn còn một số hộ (5 hộ) cho rằng quy định vay còn khó khăn, nhưng đây chỉ là một số ít người, chiếm 16,67%).

Về điều kiện vay: tất cả các hộ nông dân đều cho rằng điều kiện vay hiện nay là hoàn toàn hợp lý (30 hộ trong 30 hộ được điều tra).

Qua điều tra, chúng tôi được biết rằng các hộ nông dân vay vốn chủ yếu được người tổ trưởng tổ vay vốn hướng dẫn và phổ biến vầ các điều kiện vay và giúp họ hiểu được các điều kiện một cách dễ dàng.

Về thủ tục vốn vay:đa số bà con nông dân đều cho rằng thủ tục vay vốn hiện nay đã đơn giản hơn trước nhiều (22 hộ trong 30 hộ được điều tra, chiếm 73,33%). Tuy nhiên vẫn còn một phần hộ nông dân (8 hộ trong 30 hộ điều tra, chiếm 26,67%) cho rằng thủ tục cần đơn giản hơn, tránh rườm rà, phức tạp. Với những hộ do trình độ văn hóa của họ thấp. không biết chữ, thêm vào đó lại chưa tiếp xúc vay ngân hàng nên khi viết hồ sơ thường dễ bị sai sót, phải làm lại nhiều lần, do đó, đối với những hộ này thì họ cho rằng thủ tục vay của ngân hàng còn quá nhiều giấy tờ.

Đánh giá về phương thức cho vay: có 19 hộ trong số 30 hộ được điều tra, chiếm 63,33% cho rằng phương thức vay là chưa đa dạng, họ đánh giá rằng ở ngân hàng chỉ cho vay theo phương pháp từng lần mà chưa áp dụng cho vay theo các phương pháp khác nữa. Các hộ còn lại, 11 hộ trong 30 hộ được điều tra cho rằng phương thức vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện nay của ngân hàng là đa dạng, bởi các hộ nông dân này đã vay vốn theo hướng kinh doanh của mình phù hợp với các phương thức của ngân hàng.

Về thời hạn cho vay: hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng thời gian vay là chưa thích hợp, có 26 hộ trong số 30 hộ được điều tra chiếm 86,67%, các hộ nông dân này đều muốn có thời gian vay dài hơn để có thể chú tâm vào sản xuất kinh doanh mà chưa lo đến hạn trả nợ, vì có những hộ nông dân sản xuất chưa thu lại được kết quả kinh doanh mà thời hạn trả nợ ngân hàng đã tới. Bên cạnh đó thì còn 4 hộ trong 30 hộ được điều tra, chiếm 13,33% cho rằng thời hạn vay đã thích hợp, chủ yếu những hộ này là vay để đầu tư vào những lĩnh vực ngắn hạn và phù hợp với thời gian mà họ trả nợ.

Đánh giá về lãi suất cho vay: có 25 hộ cho rằng mức lãi suất hiện nay là khá cao.

Thực ra mức lãi suất hiện nay của ngân hàng đang áp dụng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng đã cố gắng trong việc hạ lãi suất nhằm giúp bà con nông dân có điều kiện thuận lợi hơn trong việc vay vốn sản xuất. Tuy nhiên, ngân hàng cũng có mục đích là kinh doanh, nên mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra phải nhằm đảm bảo ngân hàng có thể tồn tại và phát triển.

Còn 5 hộ còn lại thì cho rằng lãi suất như hiện nay là vừa, không cao lắm, đây chủ yếu là những hộ vay với món thấp hoặc cũng có thể đó là những hộ có thu nhập ổn định, tiền lãi phải trả hàng tháng không lớn đối với họ.

Về việc đảm bảo tài sản: có 24 hộ trong số 30 hộ được điều tra cho rằng việc đảm bảo tài sản của ngân hàng là linh hoạt, có khả năng phục vụ người dân một cách tốt nhất để vay vốn tại ngân hàng, bởi những hộ có bìa đỏ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đến làm thủ tục hồ sơ vay vốn ở ngân hàng là rất nhanh. Nhưng vẫn còn 6 hộ cho rằng việc đảm bảo tài sản là chưa linh hoạt, đa số những hộ này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc nhà cửa, đất đai chưa đủ để có thể thế chấp vay món vay như mình mong muốn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Thông tin ý kiến khách hàng về quy định vay tại Ngân hàng NHNN &

PTNT thị xã Hương Thủy

Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

1. Quy định vay 100

- Không khó khăn 83,33

- Khó khăn 16,67

- Không ý kiến 0

2. Điều kiện vay 100

- Hợp lý 100

- Bình thường 0

- Khó khăn 0

3. Thủ tục vay 100

- Phù hợp 73,33

- Không phù hợp 26,67

4. Mức vay 100

- Hợp lý 46,67

- Chưa hợp lý 53,33

5. Phương thức vay 100

- Đa dạng 36,67

- Chưa đa dạng 63,33

6. Thời hạn vay 100

- Thích hợp 10,00

- Chưa thích hợp 86,67

- Không ý kiến 3,33

7. Lãi suất vay 100

- Cao 83,33

- Bình thường 16,67

- Thấp 0

8. Đảm bảo tài sản 100

- Linh hoạt 80,00

- Không linh hoạt 20,00

9. Phong cách làm việc của cán bộ NH 100

- Nhiệt tình 70,00

- Bình thường 30,00

- Không nhiệt tình 0

(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra thực tế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khi hỏi hộ nông dân về phong cách làm việc của cán bộ tín dụng thì có 21 hộ cho rằng cán bộ tín dụng là nhiệt tình, chiếm 70,00% số hộ được điều tra. Và còn 9 hộ trong 30 hộ được điều tra cho rằng phong cách làm việc của cán bộ tín dụng là bình thường (chiếm 30,00%). Trong ngân hàng, cán bộ tín dụng là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân nhất nên thái độ làm việc của cán bộ tín dụng góp phần rất lớn trong việc tạo niềm tin với khách hàng. Họ là người thay mặt ngân hàng trực tiếp đưa vốn tới tay người nông dân, là người tận tình hướng dẫn bà con sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, thậm chí còn hướng dẫn bà con lập phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của hộ, của vùng, để đồng vốn được đầu tư một cách đúng hướng và thực sự mang lại lợi ích cho các hộ vay vốn. Người cán bộ tín dụng phải thực sự có tâm huyết với nghề, nhiệt tình với dân, có như thế mới có thể mang tới cho người dân không chỉ có đồng vốn để sản xuất mà còn cả sự tin tưởng. Bên cạnh đó, thái độ làm việc của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thanh toán vốn của bà con đúng thời hạn vay, điều này góp phần quyết định đến khả năng quay vòng vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)