TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA

2.2. TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN

2.2.1. Phương thức cho vay

Trong số 9 phương thức cho vay theo quy định của NHNN & PTNT Việt Nam thì chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy áp dụng 4 phương thức cho vay.

- Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo nhóm):

Là phương thức cho vay mỗi lần vay, khách hàng và NH nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.

Đối tượng áp dụng: Khách hàng vay vốn không thường xuyên, cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho vay hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, cho vay tiêu dùng trong dân cư (thời hạn cho vay dưới 12 tháng).

- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:

Là phương thức cho vay mà NHNN & PTNT là nơi cho vay và khách hàng xác định thõa mãn một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Đối tượng áp dụng: Khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay thường xuyên, kinh doanh ổn định.

- Phương thức cho vay theo dự án đầu tư:

Đối tượng áp dụng: Cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phát triển đời sống.

NHNN & PTNT nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thõa thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. NH thực hiện giải ngân theo tiến độ của dự án. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đã thỏa thuận, kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

- Phương thức cho vay trả góp:

Là phương thức cho vay mà NHNN & PTNT là nơi cho vay và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi suất tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2. Điều kiện và quy trình xét duyệt cho vay vốn đối với hộ nông dân 2.2.2.1. Điều kiện cho vay

Theo các quy định hiện hành, các khoản vay dưới 10 triệu đồng/hộ (20 triệu đối với mô hình nông nghiệp và 50 triệu đối với các dự án liên quan đến nuôi trồng thủy sản) không đòi hỏi đến thế chấp. Tuy nhiên, chi nhánh NHNN & PTNT vẫn yêu cầu khách hàng kê khai tài sản (được cơ quan có thẩm quyền địa phương xác nhận) như là vật đảm bảo cho món vay. Về bản chất thì các tài sản này được sử dụng như là vật thế chấp. Mặc dù yêu cầu không được đề cập chính thức trong bất cứ quy định nào của NHNN & PTNT, các cán bộ tín dụng tại địa phương sẽ sử dụng những tài sản này trong trường hợp người vay không thể trả nợ và để giảm cơ hội từ chối hoàn trả.

Nhưng có thể thực tế là các cán bộ tín dụng còn chưa nắm rõ về lợi nhuận của các dự án sản xuất kinh doanh do các hộ gia đình đề xuất.

Những tài sản liệt kê trong danh mục của NHNN & PTNT chấp nhận bao gồm:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (NH giữ cho đến khi hoàn tất việc trả nợ), Nhà cửa và các tài sản cố định. Các tài sản như: tivi, xe đạp, vật nuôi là không hợp lệ do việc giám sát các tài sản này đối với các cán bộ tín dụng là rất khó khăn,

Tài sản phổ biến nhất mà các hộ vay liệt kê là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một thuận lợi rất lớn, tạo điều kiện cho HND tiếp cận với tín dụng nhờ có trong tay tài sản cố định có giá trị làm vật thế chấp.

Các hồ sơ xin vay quá phức tạp đối với HND, đặt biệt là những hộ nghèo. Do vậy, hầu hết các hồ sơ xin vay đều được chuẩn bị dưới sự trợ giúp cả các cán bộ tín dụng. Mục đích xin vay được đề cập trong tất cả các hồ sơ vay vốn, ví dụ: vay chăn nuôi, vay trồng trọt, vay phát triển ngành nghề, … Việc cho vay không dựa trên cơ sở thẩm định mà căn cứ vào:

- Tài sản thế chấp.

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền địa phương.

- Kinh nghiệm cũng như nhận thức về khả năng hoàn trả của người xin vay.

2.2.2.2. Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nông dân

Về cơ bản thì quy trình xét duyệt cho vay đối với HND cũng như quy trình xét duyệt cho vay đối với khách hàng nói chung. Tuy nhiên có những cơ chế chính sách của Nhà nước là khác nhau. Đồng thời hoạt động của khách hàng vay cũng có điểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

khác nhau. Do đó, thực hiện quy trình cũng đòi hỏi có sự mềm dẻo cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Riêng đối với hộ sản xuất, lĩnh vực rất đa dạng, rất nhiều ngành nghề, trình độ dân trí cao thấp khác nhau. Do đó, tác dụng không nhỏ đến việc mở rộng khối lượng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng.

Sơ đồ 7: Quy trình xét duyệt cho vay đối với Khách hàng Quy trình xét duyệt cho vay:

1. Khách hàng lập hồ sơ vay vốn gửi cán bộ tín dụng;

2. Cán bộ tín dụng thẩm định thực tế về việc thực hiện vay vốn;

3. Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định thực tế xét thấy phương án vay vốn đảm bảo tính khả thi thì trình cho trưởng phòng tín dụng;

4. Nếu thấy cán bộ tín dụng thẩm định chưa chặt chẽ thì trưởng phòng tín dụng cùng cán bộ tín dụng tái thẩm định;

5. Nếu thấy cán bộ tín dụng thẩm định đã chặt chẽ thì trưởng phòng tín dụng trình giám đốc duyệt;

6. Giám đốc duyệt hồ sơ cho vay rồi chuyển cho bộ phận ngân quỹ;

7. Ngân quỹ phát tiền vay cho khách hàng, khách hàng nhận tiền vay từ phòng ngân quỹ.

Ngân quỹ

Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng

tín dụng Giám đốc

1

2

3

4

5 6

7

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.3. Thời gian vay, mức cho vay và lãi suất cho vay của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy

Thời gian vay, mức cho vay, và lãi suất cho vay tùy thuộc vào quy định cả Nhà nước ở từng thời điểm cụ thể và tùy thuộc vào mục đích vay vốn của các hộ, theo quy định thì nơi cho vay miễn sao phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHNN &

PTNT Việt Nam.

Thời gian cho vay hộ:

Thời gian cho vay hộ là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thõa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa NHNN & PTNT Việt Nam và khách hàng.

Việc xác định thời hạn cho vay đối với hộ nông dân là do cán bộ tín dụng cùng người vay xem xét dự án đầu tư và cũng thõa thuận để đưa ra quyết định. Việc xác định thời hạn cho vay phải phù hợp với: Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây thực vật, thời hạn luân chuyển của vật tư hàng hóa, khả năng trả nợ của khách hàng, sự thõa thuận của người vay. Đây sẽ là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn, chất lượng tín dụng. Mọi sự chủ quan tùy tiện áp đặt thời hạn cho vay mà không tuân thủ các quy định của thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc là phát sinh nợ quá hạn hoặc là bị thua thiệt về lãi suất.

Muốn xác định đúng thời hạn cho vay, đảm bảo phù hợp như trên đòi hỏi cán bộ tín dụng NH phải:

- Kiểm tra, xác định đúng đối tượng cho vay.

- Kiểm tra, xác định nguồn thu nhập của khách hàng để trả nợ ( Lợi nhuận, khấu hao, tiền lương, thu nhập khác.).

- Chứng minh được sự thỏa thuận, đề xuất của người vay phù hợp với thực tiễn, không phải thiếu căn cứ thực tiễn.

- Căn cứ chỉ đạo từng thời kỳ và tính chất nguồn vốn của khách hàng.

Như quy định của NHNN & PTNT, chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy phân loại các khoản vay theo các tiêu chí sau:

+ Ngắn hạn: tối đa 12 tháng + Trung hạn: từ 12 đến 60 tháng + Dài hạn: trên 60 tháng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên, NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn, có rất ít trường hợp cho vay dài hạn.

 Mức cho vay:

NH căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa, giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của nhà nước, khả năng trả nợ của khách hàng, và nguồn vốn của mình để cho vay nhưng không vượt quá mức quy định tại tổ chức tín dụng.

 Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng trong hoạt động của NH. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ dựa trên những thông số về mức kỳ vọng sinh lời của NH, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn, lãi suất NH do thống đốc NHNN & PTNT Việt Nam dựa vào một số hoạt động của các NH có uy tín như NH Công Thương, NH Đầu tư và Phát triển, … mà đưa ra mức lãi suất trần hợp lý, Nhà nước đưa ra biên độ giao động đối với từng tổ chức tín dụng và tùy thuộc vào từng loại vay ( Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn). Do đó, lãi suất cho vay phải được giám đốc chi nhánh sở giao dịch của NH và các phòng nghiệp vụ tín dụng giám sát chặt chẽ để đảm bảo bù đủ loại chi phí và các khoản sinh lời cần thiết để hoạt động NH có lãi và tăng trưởng. Nhưng đồng thời, lãi suất cho vay của NH có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của đối tượng vay vốn. Vì vậy, việc áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt có tác dụng kích thích khả năng kinh doanh của NH trong việc cho vay.

Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng với khách hàng được ưu đãi lãi suất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NH Nhà nước.

Trường hợp các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn phải áp dụng lãi suất nợ quá hạng theo quy định của Thống đốc NH Nhà nước và hướng dẫn của NH Nhà nước Việt Nam để ký kết hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)