CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
2.1.4. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy
Nguồn vốn tự huy động là nguồn vốn là nguồn vốn chủ lực, là nguồn kinh doanh cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đối với Ngân Hàng nguồn vốn thể hiện khả năng tự chủ vốn của Ngân hàng là cao hay thấp.
Xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác huy động vốn với phương châm "Tự tìm nguồn vốn cho chính mình" và "Đi vay để cho vay", Chi nhánh NHNN
Trường Đại học Kinh tế Huế
& PTNT thị xã Hương Thủy đã thực hiện nhiều chiến lược huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh, tăng cường khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo đáp ứng vốn ngày càng nhiều cho nền kinh tế. Để thấy rõ được tình hình huy động vốn của Ngân hàng như thế nào ta đi vào phân tích bảng 2.
Từ bảng 2 chúng ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh khá cao và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể là: năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được là 208.236 triệu đồng, tăng 54.548 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng là 35,49%; năm 2011 chi nhánh đã huy động được 267.294 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 59.058 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 28,36%.
Có thể nói rằng đây là một thành tích đáng khen của Chi nhánh. Để có được sự tăng trưởng nguồn vốn tự huy động qua các năm, Chi nhánh đã không ngừng cố gắng trong việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin với khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch.
Trong tổng nguồn vốn tự huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2010 đạt 145.438 triệu đồng, chiếm 69,84% trong tổng nguồn vốn, tăng 32.112 triệu đồng (tương ứng tăng 28,34%) so với năm 2009. Năm 2011 nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm 82,14% trong tổng nguồn vốn tương ứng 219.563 triệu đồng, tăng 74.125 triệu đồng (tương ứng tăng 50,97% ) so với năm 2010.
Để có được thành tích này, trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng đưa ra các hình thức tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng bằng vàng" 3 chữ A" , chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng lãi suất huy động đa dạng và linh hoạt...nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi chưa sử dụng trong dân cư.
Trường Đại học Kinh tế Huế
28 Chỉ tiêu/Năm
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
SL (tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
SL (tr.đ)
CC (%)
+/- (tr.đ)
+/- (%)
+/- (tr.đ)
+/- (%) Tổng nguồn vốn tự huy động 153.688 100 208.236 100 267.294 100 54.548 35,49 59.058 28,36 1.Tiền gửi của các tổ chức KT 21.350 13,89 31.650 15,20 26.052 9,75 10.300 48,24 -5.598 -17,69 2. Tiền gửi kho bạc nhà nước 18.915 12,31 29.489 14,16 18.480 6,91 10.574 55,90 -11.009 -37,33 3. Tiền gửi tiết kiệm 113.326 73,74 145.438 69,84 219.563 82,14 32.112 28,34 74.125 50,97
4. Tiền gửi kỳ phiếu 97 0,06 1.659 0,80 3.199 1,20 1.562 1610,31 1.540 92,83
(Nguồn số liệu: Số liệu từ phòng kinh doanh năm 2012)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nguồn vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn đóng góp tuy không bằng nguồn tiền gửi tiết kiệm nhưng đây cũng là nguồn vốn khá quan trọng. Trong những năm qua nguồn tiền này có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2010 tăng 10.300 triệu đồng (tương ứng tốc độ tăng 48,24%) so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 nguồn vốn này đã giảm 5.598 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 17,69%
so với năm 2010. Có thể nói tính ổn định của nguồn vốn không cao, tuy nhiên nguồn vốn này được huy động không kỳ hạn.
Nguồn vốn từ tiền gửi Kho bạc Nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2010 đạt 29.489 triệu đồng, tăng 10.574 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 55,90% so với năm 2009. Năm 2011, giảm xuống còn 18.480 triệu đồng với tốc độ giảm là 37,33% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ Kho bạc có nguồn vốn giảm trong năm 2011. Như vậy, đây cũng là một dấu hiệu tốt bởi như vậy Ngân hàng sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên trong Nhà nước.
Trong tổng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh, tiền gửi kì phiếu chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, chỉ đạt 97 triệu đồng (đạt 0,06% tổng nguồn vốn) vào năm 2009.
Và chỉ đạt 3.199 triệu đồng (tương ứng 1,20% tổng nguồn vốn) vào năm 2011.
Tóm lại, qua bảng 2 cho chúng ta thấy: Qua 3 năm tổng nguồn vốn tự huy động tăng lên là một thành tích tốt của Chi nhánh. Đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Để tăng được nguồn vốn của mình, ngoài việc giữ được lòng tin của khách hàng, Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn. Chính vì vậy mà trong những năm qua, Ngân hàng đã huy động được tỷ lệ khá lớn trong nhân dân, đáng kể nhất ở đây là nguồn vốn từ tiền gửi. Đây là hướng khả quan đáng mừng nhất, bởi nguồn vốn này rất khó huy động và muốn chiếm được lòng tin của dân là rất khó. Bên cạnh đó có nhiều tổ chức cạnh tranh hoạt động cùng nghiệp vụ như vậy. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã làm tốt công tác điều chỉnh và chi tiền mặt kịp thời cho người gửi, phục vụ tận tình cho nhân dân nên đã làm cho nguồn vốn tăng lên. Chi nhánh cần phát huy tinh thần này để có được nguồn vốn cao hơn trong tương lai.
Trường Đại học Kinh tế Huế