CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CỒNG TY
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.7. Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2009-2011
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tài sản của công ty không ngừng gia tăng qua các năm.
Tổng tài sản năm 2009 là 46.993,52 triệu đồng, năm 2010 là 55.948,78 triệu đồng (tăng 19,06% so với năm 2009), và năm 2011 là 64.049,44 triệu đồng (tăng 14,48% so với năm 2010).
* Xét theo đặc điểm của tài sản
+ Khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tài sản lưu động của công ty đều tăng qua các năm với tỷ lệ tăng tương đối lớn.
Đại học Kinh tế Huế
năm 2010 đã lên tới 47.155,18 triệu đồng, tăng 16,70%. Năm 2011, tài sản lưu độngvà đầu tư ngắn hạn của công ty là 53.309,82 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2010. Có được sự gia tăng đáng kể này là do công ty đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô cũng như địa bàn sản xuất của mình. Với mục tiêu là trở thành một doanh nghiệp kinh tế hàng đầu của tỉnh về cả doanh thu và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
+ Việc sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty luôn được kiểm soát chặt chẽ. Qua bảng ta thấy năm 2009, khoản mục này của công ty là 110,98 triệu đồng, chỉ chiếm 0,24% trong tổng tài sản công ty. Nhưng qua năm 2010, khoản mục này đã tăng lên tới 4.409,33 triệu đồng ( tăng 3.872,09 %). Có được con số như thế là do năm 2010, là năm công ty cóthực hiện dự trữ quốc gia giống lúa, vì vậy chi phí chi cho việc thực hiện dự trữ quốc đã làm cho chi tiêu của công ty tăng lên một cách rõ rệt.
Được thực hiện dữ trữ quốc gia không phải là việc đơn giản, công ty nào cũng có thể tiến hành được. Qua đó, tacó thể thấy được sự cố gắng phấn đấu của ban lãnhđạo trong công ty đãđiều hành, chèo lái công ty ngày càng phát triển. Trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong cả nước, có đủ năng lực và khả năng thực hiện dự trữ quốc gia.
+ Khoản phải thu năm 2010 so với năm 2009 giảm xuống 5.215,18 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 khoản phải thu này đã tăng lên tới 63,14%. Có sự gia tăng này là do, sự yếu kém trong khâu quản lý nợ của các khách hàng. Do công ty áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu nên số nợ phải thu sẽ cao hơn do phương thức tiêu thụ này là thanh toán chậm. Nguyên nhân nữa là khả năng quản lý khách hàng của công ty còn kém, khoản phải thu sẽ tăng do phát sinh các khoản nợ xấu như nợ khó đòi, nợ quá hạn.
Để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp như: ngừng cung cấp hàng hóa, hoặc nhờ đến sự can thiệp của chính phủ đối với những khách hàng không trả nợ. Và trước khi ký kết làm ăn với một bạn hàng mới, công ty cần nên xem xét, điều tra kỹ về tiềm lực tài chính và tình hình thanh toán của đối tác làm ăn.
+ Lượng hàng tồn kho năm 2009 của công ty trị giá 21.435,1 triệu đồng (chiếm 45,61%) trong tổng tài sản công ty. Sang năm 2010, giá trị hàng tồn kho có tăng lên là 29.612,13 triệu đồng, tăng 38,15 %. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là ảnh
Đại học Kinh tế Huế
hưởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp bị trì trệ, một số vùng bị ảnh hường nghiệm trọng không thể tiến hành sản xuất, chăn nuôi được. Khủng hoảng kinh tế xảy ra liên tục làm cho mặt hàng của công ty đưa ra thị trường gặp không ít khó khăn.
Nguyên nhân nữa là do việc khảo sát, đánh giá thị trường chưa thực sự chính xác, dẫn tới việc định mức sản lượng sai, làm cho cung vượt quá cầu. Công ty còn phải dự trữ một lượng hàng hóa nhất định để hỗ trợ cho người dân trong trường hợp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, và tiến hành dự trữ quốc gia nên cũng làm tăng giá trị khoản mục này lên.
Nhưng bước qua năm 2011, sau khi bắt tay vào thực hiện dữ trữ quốc gia, công ty đã từng bước ổn định và điều tiết được sản phẩm của mình. Nên lượng sản phẩm đưa ra thị trường ổn định và ít dư thừa hơn. Do đó, năm 2011, hàng tồn kho còn 29.143,2 triệu đồng (giảm 1,58%).
+ Tài sản cố định và dầu tư dài hạn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tài sản cố định và đầu tư dàihạn của công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 tăng 33,49% so với năm 2009 thì năm 2011 tăng lên 22,13% so với năm 2010 (tăng 1.946,02 triệu đồng). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do, công ty đã tiến hành mua mới, trang bị thêm dây chuyền, thiết bị máy móc sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, sang năm 2010, sau khi công ty được thực hiện dự trữ quốc gia thì chi phí để thực hiện quá trình này lại càng tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ năng lực kinh tế của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên, tài sản cố định của công ty lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng số tài sản là vì công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định, cơ sở vật chất đã được đầu tư ổn định từ khi cổ phần hóa,tài sản cố định chỉ còn sử dụng để đầu tư vào máy móc, trangthiết bị mới để tăng năng suất sản phẩm mà thôi.
Đại học Kinh tế Huế
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009-2011 Chỉ tiêu
2009 2010 2011 So sánh
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 2010/2009 2011/2010
+/ - % +/ - %
Tổng tài sản 46993,52 100 55948,78 100 64049,44 100 8955,26 119,06 8100,66 114,48
I. Tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn 40405,94 85,98 47155,18 84,28 53309,82 83,23 6749,24 116,70 6154,64 111,00
1. Tiền mặt 110,98 0,24 4409,33 7,88 1780,79 2,78 4298,35 3972,09 2628,54 40,39
2. Các khoản phải thu 17957,9 38,21 12742,72 22,78 20786,42 32,45 -5215,18 70,96 8043,7 163,14 3. Hàng tồn kho 21435,1 45,61 29612,13 52,93 29143,2 45,5 8177,13 138,15 -468,93 98,42 4. TS ngắn hạn khác 901,96 1,92 391,1 0,70 1599,41 2,50 -510,96 43,35 1208,31 308,95 II. Tài sản cố định và đầu tư
dài hạn 6587,58 14,02 8793,6 15,72 10739,62 16,77 2206,02 133,49 1946,02 122,13
1. Tài sản cố định 5512,0 11,73 7861,33 14,05 9438,57 14,74 2349,33 142,62 1577,24 120,06
2. Xây dựng cơ bản dởdang 69,625 0,15 28,93 0,05 0 -40,70 41,55 -28,93 0
3. Các khoản đầu tư dài hạn 630,0 1,34 630,0 1,13 1120 1,75 0 100 490 177,78
4. TS dài hạn khác 375,95 0,8 273,34 0,49 181,05 0,28 -102,61 72,71 -92,29 66,24
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Đại học Kinh tế Huế