CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CỒNG TY
2.2 Phân tích k ết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009-2011
2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ở địa bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong công đoạn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua đó mà giá trị sử dụng của sản phẩm được thừa nhận. Khâu tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó là thước đó cho sự thành công hay thất bài của sản phẩm mà sản phẩm của doanh nghiệp đó mang lại. Nó đánh giá đúng về khả năng thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nó giúp doanh nghiệp thu hồi lại hoặc làm mất đi số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra, làm cơ sở tái sản xuất cho những giai đoạn tiếp theo.
Từ bảng số liệu ta thấy được rằng sức tiêu thụ các mặt hàng của công ty qua các năm đều tăng từng năm, hầu hết là năm sau cao hơn năm trước. Các sản phẩm của công ty phần lớn được tiêu thụ trong địa bản của tỉnh, một số ít phân phối ra thị trường ngoài tỉnh.Cụ thể đối với giống lúa cấp 1 sản lượng tiêu thụ trong tỉnh là 4528,99 tấn, chiếm 91,88% tổng sản lượng, sang năm 2010, là 93,33%, và năm 2011 là 93,26%. So với sản lượng tiêu thụ qua các năm thì thấy năm 2010, sản lượng tiêu thụ giống lúa cấp 1 tăng lên một mức đáng kể trong số các sản phẩm khác, năm 2010 so với năm 2009 sản lượng này tăng lên tới 38,99%, năm 2010 là năm đánh dấu trong việc công ty được thực hiện dự trữ quốc gia. Làm cho sản lượng của công ty trong năm này tăng lên mạnh mẽ. Vì công ty xem đây mà mặt hàng chiến lược của mình nên đã đầu tư, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, có kế hoạch bán hàng hợp lý, làm tốt công tác khảo sát thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng phát triển thương hiệu của mình, nhằm quảng bá tên tuổi của công ty trên địa bàn rộng hơn, tên tuổi công ty được biết đến nhiều hơn, kéo theo sản lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Công ty đang không ngừng nỗ lực đẩy mạnh việc đưa sản phẩm ra các thị trường ngoài tỉnh, và xa hơn là xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2009, công ty chỉ phân phối ra các tỉnh ngoài giống lúa cấp 1 là 400 tấn, nhưng sang năm 2010, đã tăng lên 50 tấn nữa, chiếm 12,5%
do thực hiện dự trữ quốc gia. Bước vào những năm đầu thực hiện nhiệm vụ dự trữ
Đại học Kinh tế Huế
ở trongvà ngoài tỉnh chỉ tăng vào khoảng 1,16% đến 2,22% so với năm 2010.
Đối với giống ngô, sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn thứ ba trong các mặt hàng của công ty, có tới 70%sản phẩm được tiêu thụ trong tỉnh, 30% công ty kinh doanh ngoài tỉnh (năm 2009). Năm 2010, sản lượng tiêu thụ trong tỉnh đã tăng lên 11,43% so với năm 2009, ngoài tỉnh tăng 6,67% và năm 2011 tăng 12,82%, ngoài tỉnh tăng 12,5% so với năm 2010. Vì ngô là giống cây khó trồng, sản phẩm lại không đem lại doanh thu cao như lúa, trồng ngô chiếm diện tích lớn nên công ty không xem sản phẩm này là mặt hàng chủ lực đem lại doanh thu cao cho mình.
Đối với mặt hàng phân bón NPK, mặt hàng này được tiêu thụ ít hơn giống lúa cấp 1 nhưng sản lượng tiêu thụ của nó vẫn đứng thứ 2 trong tổn sản lượng của côngty.
Mặt khác đây không phải là mặt hàng do công ty tự sản xuất mà công ty chỉ kinh doanh mua lại sản phẩm từ các nhà sản xuất phân bón trong và ngoài tỉnh, từ đó thu về phần chênh lệch nên lợi nhuận từ việc kinh doanh này không cao bằng sản xuất lúa giống. Năm 2009, công ty phân phối được 2000 tấn phân NPK.Đến năm 2010, thông qua việc thực hiện dự trữ quốc gia, làm cho sản lượng lúa giống không chỉ được tiêu thụ sao hơn mà kéo theo mặt hàng phân bón này cũng tăng lên đnág kể, bằng 125% so với năm 2009. Sang năm 2011, tốc độ tăng tuy có giảm lại nhưng vẫn ở mức cao, lúc này phân bón tiêu thụ trong tỉnh tăng so với năm 2010 là 16%. Dựa vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, phân NPK nói riêng và phân bón nói chung chỉ được công ty kinh doanh trên địa bàn trong tỉnh. Vì công ty chỉ kinh doanh mặt hàng này dựa trên việc thu lời từ phần chênh lệch giá nên việc vận chuyển ra ngoài tỉnh sẽ tăng thêm một khoản chi phí khác, mặt khác sản phẩm cũng khó mà cạnh tranh với các công ty vật tư nông nghiệp trên địabàn tỉnh đó.
Tuy phân bón không phải là mặt hàng thế mạnh của công ty nhưng với mục tiêu đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, đưa công ty trở thành một doanh nghiệp nông nghiệp phát triển toàn diện hơn, nhưng cũng góp phần tăng thêm doanh thu cho công ty. Đây là một trong những mặt hàng đem lại doanh thucũng khácao nên trong những năm tới công ty chủ trương phát triển mạnh hơn nữa về lĩnh vực sản xuất cũng như nhập khẩu phân bón để đáp ứngcho nhu cầu thị trường.
Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong cơ cấu sản xuất
Đại học Kinh tế Huế
và tiêu thụ thịt ở Việt Nam, thịt lợn vẫn chiếm tới 77%. Như vậy, với những hộ, trang trại kinh doanh lợn thịt thì việc tăng năng suất, chất lượng cũng như sản lượng thịt lợn cho thị trường là mối quan tâm hàng đầu. Nắm được tâm lý đó, công ty đã nghiên cứu và tạo ra giống lợn tốt, chống chịu được nhiều bệnh tật để cung cấp cho bà con. Cụ thể là năm 2009,công ty kinh doanh 48 tấn lợn giống ở trong tỉnh, và ngoài tỉnh là 9 tấn.
Nhưng bước qua năm 2010, dịch lợn tai xanh đã ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh mặt hàng này của công ty, cộng thêm việc lợn được nhập từ thị trường nước ngoài vào, người dân hàng loạt tẩy chay lợn trong nước. Năm 2010, sản lượng tiêu thụ lợn trong tỉnh của công ty giảm 17,7%, ngoài tỉnh hầu như không có đơn đặt hàng. Nhưng sang năm 2011, giá lợn giống tăng lên đáng kể, năm 2010 là 40 triệu đồng/tấn, nhưng sang năm 2011, giá lợn đã tăng lên là 61 triệu đồng/tấn. Sản lượng tiêu thụ lợn giống năm 2011 cũng tăng lên 80% so với năm 2010.
Các giống trâu bò cũng được công ty sản xuất và sản lượng tiêu thụ tăng đều qua từng năm, năm 2010 bằng 107,44% so với năm 2009, năm 2011 bằng 112,70% so với năm 2010.
Để việc tiêu thụ sản lượng tăng lên nhiều hơn so với những năm trước, công ty cần có những chiến lược lâu dài như: thường xuyên tổ chức, nghiên cứu, điều tra thị trường, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp trên thị trường nhằm đưa ra những mục tiêu phù hợp hơn, làm tăng doanh số của công ty giúp công ty ngày một phát triển hơn.
Ngoài ra, công ty còn cần phải đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp , xây dựng mở rộng hệ thống các đại lý rộng khắp để sản phẩm của công ty đến được người dân một cách dễ dàng hơn.
Đại học Kinh tế Huế
BẢNG 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009-2011
Chỉtiêu 2009 2010 2011 so sanh
Tấn % Tấn % Tấn % +/- % +/- %
1. Giống lúa cấp 1 4928,99 100 6744,74 100 6828 100 1815,74 136,84 83,26 101,23
- Trong tỉnh 4528,99 91,88 6294,74 93,33 6368 93,26 2694,74 174,85 73,26 101,16
- Ngoài tỉnh 400 8,12 450 6,67 460 6,74 50 112,5 10 102,22
2. Giống ngô 500 100 550 100 620 100 50 110 70 112,73
- Trong tỉnh 350 70 390 70,91 440 70,97 40 111,43 50 112,82
- Ngoài tỉnh 150 30 160 29,09 180 29,03 10 106,67 20 112,5
3. Phân NPK 2000 100 2500 100 2900 100 500 125 400 116
- Trong tỉnh 2000 100 2500 100 2900 100 500 125 400 116
- Ngoài tỉnh 0 0 0 0 0 0
4. Phân bón khác 100 100 112 100 130 100 12 112 18 116,07
- Trong tỉnh 100 100 112 100 130 100 12 112 18 116,07
- Ngoài tỉnh
5. Lợn giống 57 100 40 100 72 100 -17 70,18 32 180
- Trong tỉnh 48 84,21 40 100 61 84,72 -8 83,33 21 152,5
- Ngoài tỉnh 9 15,79 0 0 11 15,28 -9 0 11
6. Giống khác 11,29 100 12,13 100 13,67 100 0,84 107,44 1,54 112,70
- Trong tỉnh 11,29 100 12,13 100 13,67 100 0,84 107,44 1,54 112,70
- Ngoài tỉnh
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Đại học Kinh tế Huế