Tình hình cơ bản của thị xã Hương Trà và Hội phụ nữ thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hội phụ nữ thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.1. Tình hình cơ bản của thị xã Hương Trà và Hội phụ nữ thị xã Hương Trà

- Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý và địa hình

Hương Trà là một thị xãđồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, cùng với thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của Tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 522,05 km2, 112.327 người (theo thống kê năm 2010).

+ Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy.

+ Phía Tây giáp huyện Phong Điền + Phía Nam giáp huyện A Lưới

+ Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang.

Trên địa bàn thị xã có bờ biển dài 7 km, có quốc lộ 1A chạy ngang dài 12 km song song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có 2 con sông lớn của Tỉnh chảy qua: sông Bồ dài 25 km, sông Hương dài 20 km, có phá Tam Giang rộng 700 ha. Toàn thị xã có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn, theo địa hình chia làm 3 vùng:

+ Vùng miền núi và gòđồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành,Hương Bình vàHương Thọ.

+ Vùng đồng bằng và bán sơn địa có 7 phường và 1 xã:Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An,Hương Xuân,Hương Văn,Hương Vân,Hương Toàn, Hương Vinh và Thị trấn Tứ Hạ.

+ Vùng đầm phávà ven biển có 2 xã:Hương Phongvà Hải Dương.

Đại học Kinh tế Huế

-Điều kiện kinh tế xã hội

+ Hương Trà có vị trí địa lý khá thuận lợi: Nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế, trên tuyến giao thông quan trọng của Quốc lộ 1A, đường Bắc Nam, đường phía Tây thành phố. Theo Quyết định 86 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020. Hương Trà sẽ trở thành thị xã với tiềm năng về dự trữ quỹ đất và giãn dân cho thành phố Huế; trở thành khu vực phát triển công nghiệp và vành đai xanh.

+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20,35%, GDP bình quân đầu người tăng; tổng thu ngân sách đạt trên 32 tỷ đồng; tỷlệ tăng dân sốtựnhiên 1,7%; tổng đầu tư toàn xã hội đạt 1.350 tỷ đồng.

+ Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến rõ rệt, trong đó ngành dịch và công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với khởi sắc về kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Thị trấn TứHạ- hạt nhân của phát triển đô thị đang đổi thay từng ngày. Xét theo các tiêu chí, thị xã Hương Trà đang hòan chỉnh đề án trình BộXây dựng phê duyệt nâng cấp thị trấn TứHạ lên đô thịloại IV.

+ Trong tương lai, Tứ Hạ sẽ là cánh tay nối dài với thành phố bằng những công trình giao thông chiến lược. Tính đến thời điểm này, công tác chỉnh trang đô thị đang được triển khai tích cực, 28 tuyến đường nội thị hoàn tất mở rộng và đặt tên. Huyện đang tiếp tục phát triển tuyến đường dọc sông Bồ kéo ra An Lỗ song song với hoàn thiện điện chiếu sáng; phủxanh tuyến đường kết nối trung tâm thểdục thểthao huyện đến khu vực hồtrung tâm, kết nối giữa đài tưởng niệm và khu quảng trường trung tâm;

giải phóng mặt bằng tuyến Tỉnh lộ16. Theo quy hoạch, trên địa bàn thị trấn Tứ Hạcó 32 tuyến đường được nhựa hóa trên tổng số 62 tuyến đường trung tâm. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, địa phương còn huy động đóng góp của nhân dân thực hiện chỉnh trang đô thị và vệsinh môi trường; trong năm nay sẽcó thêm 4 tuyến vỉa hè dân cư được hoàn thiện, thịtrấn TứHạcũng xác định các loại hình dịch vu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là thế mạnh vốn có, chiếm 60% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn. Việc nhiều cơ sởkinh doanh dịch vụ phân bốdọc theo tuyến đường quốc lộ và đường tránh Tây Huế đi qua thị trấn vừa góp phần làm mới diện mạo thị trấn, vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được lấp

Đại học Kinh tế Huế

+ Thời gian qua, trên địa bàn thị xãHương Trà đã triển khai các công trình trọng điểm như cầu Thảo Long, cầu TứPhú, cầu Ca Cút, tuyến đường tránh phía Tây Huế...

tạo nên những điểm nhấn đặc biết cho Hương Trà cùng với nhiều dự án khác vềthuỷ điện, du lịch, công nghiệp xây dựng. Đây sẽ là đòn bẩy cho thịxã phát triển kinh tếxã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Một số dự án về cải tạo, nâng cấp Trung tâm Y tế Hương Trà; công trình kiên cố hóa trường học; đầu tư xây dựng khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 2; cụm tiểu thủ công nghiệp Tứ Hạ đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Việc đẩy mạnh quy hoạch, phát triển đô thị và lợi thế về phát triển các ngành công nghiệp sẽ tác động đến thu hút đầu tư, sử dụng lao độngở thị trấn TứHạ và một số xã lân cận, kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh. Đây chính là cơ hội cho Tứ Hạ nói riêng và Hương Trà nói chung mau chóng vươn lên thành một cực năng động trên Quốc lộ 1A về công nghiệp dịch vụ - du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

2.1.2. Mt vài nét vHi phnth Hương Trà

* Chức năng

- Cơ quan Hội liên hiệp phụ nữ thị xã Hương Trà là một tổ chức chính trị xã hội đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước , tham gia xây dựng Đảng.

- Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng Chính quyền ngày càng vững mạnh.

* Nhiệm vụ

Hội phụ nữ thị xãHương Trà thực hiện 6 nhiệm vụ chủ yếu

+ Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.

+ Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bìnhđẳng nam- nữ.

+ Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập

Đại học Kinh tế Huế

+ Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình noấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

+ Nhiệm vụ5: Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.

+ Nhiệm vụ 6: Mở rộng quan hệ và hợptác quốc tế vì Bình đẳng, Phát triển và Hoà bình.

* Các hoạt động chính của Hội phụ nữ thị xãHương Trà

Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, với tinh thần tự lực tự cường, trí tuệ, trí thông minh ,sáng tạo,Hội phụ nữ thị xã trong những năm qua đã có những hoạt động thiết thực đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của thị xã.

- Thực hiện phong trào thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo,xây dựng gia đình hạnh phúc”gắn với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Công tác xây dựng “ Mái ấm tình thương ” phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”

chương trình học bổng Nguyễn Thị Định, “ Mô hình 5 không , 3 sạch”

- Các hoạt động giúp phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập.

Trong năm qua Hội đã vận động giúp đỡ được 879 phụ nữ nghèo,số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được giúp đỡ 639 hộ/ 1.061 phụ nữ nghèo làm chủ hộ.Các cấp Hội giúp nhau 379 ngày công, 862 hòm sắn...

- Các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợphụ nữxây dựng gia đình noấm, bìnhđẳng tiến bộ ,hạnh phúc.

Các cấp hội đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình hội viên về vai trò của gia đình trong thời kỳ CNH-HĐH, xây dựng gia đình Việt Nam theo tiêu chí “ No ấm , Bình đẳng,Tiến bộ,Hạnh phúc” và “ Gia đình với phòng chống tệ nạn xã hội”, “Văn hóa gia đình ” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở. Đến nay , đã có 129/130 làng , thônđạt chuẩn văn hóa,108/110 cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa, 21.455/24.688 gia đình đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 86,9%...

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hội phụ nữ thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)