NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hội phụ nữ thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 53)

3.1. Về phía Hội phụ nữ

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng tới các cán bộ, hội viên phụ nữ về chủ trương , đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.

- Tiếp tục phát triển nguồn vốn vay ủy thác để hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình bền vững.

- Thường xuyên củng cố ,nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV , triển khai thành lập tổ vay vốn mới theo quy định, thu hút phụ nữ nghèo làm chủ gia đình.

Tăng cường sự chỉ đạo của Hội phụ nữ ở cơ sỡ đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV.

- Các cấp hội phân công cán bộ có đủ năng lực , trình độ để phụ trách và tham mưu trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động ủy thác, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ hội các cấp, cán bộ tổ TK&VV.

- Thường xuyên phối hợp với phòng NN&PTNN thị xã và các phòng chức năng khác để chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho các hộ vay vốn để giúp các hộ kinh doanh có hiệu quả vươn lên thoát nghèo, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo.Đặc biệt kiểm tra giám sát hoạt động ủy thác ở cơ sở, tổ TK&VV để thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của thị xã.

3.2. Về phía ngân hành chính sách xã hội

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụtín dụng

Sản phẩm tín dụng có thể xem là tiêu chí quan trọng đầu tiên để đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng; chính vì vậy, cần chú trọng nâng cao tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo với các giải pháp sau:

Một là: Cần khẩn trương nghiêm túc xem xét, sớm điều chỉnh lại một số tồn tại, hạn chế của sản phẩm tín dụng cho phù hợp thực tiễn.

- Về mức vay cần lưu ý phải phù hợp với dự án SXKD, đặc biệt đối với những người vay lần đầu nên mức thấp vừa phải, sau đó cho vay bổ sung tăng dần lên cho

Đại học Kinh tế Huế

phù hợp dần với khả năng quản lý vốn của họ hoặc trã nợ củ xong mới cho vay mới với mức cao hơn. Đồng thời, chú trọng đẫy mạnh việc cho vay mới và cho vay bổ sung lên mức tối đa 30 triệu đồng/hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, để giúp hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo nhanh, bền vững.

- Về thời hạn vay, nhất thiết phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay và có tính đến khả năng quản lý vốn của hộ vay; không nên cho vay thời hạn quá ngắn so với chu kỳ đầu tư gây khó khăn cho hộ, nhưng cũng không nên cho vay với thời hạn quá dài dẫn đến nhiều rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, phân trã nợ theo nhiều kỳ hạn nhỏ, để hộ nghèo có thể sử dụng các nguồn thu nhập khác trã nợ dần. Chú trọng cho vay lưu vụ đối với những trường hợp dự án đang phát huy tốt hiệu quả, hộ vay chấp hành tốt nghĩa vụ trã lãi.

- Về lãi suất cho vay hiện nay bằng khoảng 50-60% lãi suất cho vay thị trường cùng loại, lãi suất cho vay thấp đa phần hộ vay bằng lòng, tuy nhiên lãi suất cho vay quá thấp như hiện nay làm tăng gánh nặng ngân sách, giảm tính bền vững của NHCSXH và đồng thời không khích thích mạnh hộ vay, mà làm tăng tính ỷ lại của hộ vay. Nên kết hợp tổ chức tín dụng khác mở rộng dịch vụ cho vay thêm một phần vốn với lãi suất thị trường đối với những hộ có nhu cầu mở rộng đầu tư.

Hai là: Chú trọng chuyển mạnh sự ưu đãi lãi suất cho vay sang thực hiện tốt các mặt ưu đãi khác đi kèm như rút ngắn thời gian chờ, vay vốn kịp thời vụ SXKD, xử lý rủi ro kịp thời,... Đồng thời, NHCSXH nên chủ động phối hợp với các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội xem xét cho vay theo dự án, cho vay tay ba để hộ vay có thể nhận các phương tiện sản xuất kinh doanh như: con giống, cây giống, phân bón,... và khi nhận các loại vật tư này thì hộ vay thực hiện trong vùng dự án sẽ được hổ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỷ thuật, gắn sản xuất với tiêu bao sản phẩm.

Ba là: NHCSXH cần mở rộng các tiện ích dịch vụ ngân hàng đi kèm, đặc biệt là dịch vụ tiết kiệm với nhiều loại hình, ngoài tiết kiệm bắt buộc hàng tháng, tiết kiệm tự nguyện với nhiều kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn; nhằm tạo thói quen gửi tiền tiết kiệm, tạo tích lũy cho chính bản thân hộ nghèo, dành những khoản tiền nhỏ để có khoản tiền lớn trong tương lai, dùng để trã nợ, mở rộng đầu tư . Đồng thờ qua đây qua tạo tính

Đại học Kinh tế Huế

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ủy thác từng phần qua Hội phụ nữ

Hiện nay, việc cho vay ủy thác từng phần qua Hội phụ nữ được được xác định là phương thức cho vay chủ yếu của NHCSXH. Phương thức cho vay là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng dịch vụ tín dụng của NHCSXH. Cần phải chú trọng tập trung các giải pháp sau:

Một là: Cán bộ lãnh đạo và nhân viên NHCSXH các cấp cần quán triệt sâu sắc về mặt nhận thức là từ chổ làm trực tiếp, phải thật sự chuyển hẳn sang chủ yếu là hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tổ chức Hội phụ nữ các cấp thực hiện tốt các nội dung ủy thác. Trong đó đặc biệt chú trọng giám sát chặt chẽ trên các mặt:

- Công tác bình xét vay vốn tại tổ TK&VV phải luôn đảm bảo công khai dân chủ, tránh hình thức, chiếu lệ; hộ được bình xét vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định;

mức vay, thời hạn cho vay phải phù hợp đối tượng đầu tư và khả năng quản lý vốn của khách hàng vay vốn, tránh hiện tượng mức vay chia đều bình quân.

- Việc thu lãi, thu tiết kiệm phải thực hiện đúng quy định theo ủy nhiệm của ngân hàng; thu lãi phải thực hiện qua biên lai do NHCSXH phát hành, thu tiền gửi tiết kiệm tổ trưởng phải ghi vào sổ tiết kiệm của khách hàng, nghiêm cấm việc tổ trưởng thu nợ gốc hộ vay khi chưa được Ngân hàng ủy nhiệm. Đồng thời, giám sát việc tổ trưởng nộp lãi, gửi tiền tiết kiệm cho NHCSXH tại điểm giao dịch xã.

Hai là: Phối hợp lồng ghép giữa việc cho vay ủy thác với công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỷ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn, chỉ dẫn đầu ra cho hộ vay. Đặt biệt nên tổ chức nhiều hội nghị đầu bờ, trình diễn ngay những mô hình tốt, cách làm hay phù hợp với đặc thù địa phương và phù hợp với khả năng quản lý của hộ vay. Đồng thời các Hội đoàn thể làmủy thác, cũng nên trích một phần kinh phí từ phí dịch vụ NHCSXH chi trãđể lập quỹ tập huấn cho hộ nghèo.

Ba là: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và thực hiện tốt công tác thông tin định kỳ và đột suất giữa các tổ TK&VV với các hội đoàn thể xã, các hội đoàn thể xã với hội đoàn thể huyện và với NHCSXH huyện. Đồng thời, duy trì thực hiện tốt công tác giao ban trực báo hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, hàng năm giữa NHCSXH và hội đoàn thể các cấp.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hội phụ nữ thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)