CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.4. Hiệu quả hoạt động của chương trình
Bảng 2.4: Hiệu quảvề mặt tài chính của chương trình
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
So sánh 2011 với 2007
+,- %
Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,72 0,66 0,9 0,57 0,45 -0,27
Nợ quá hạn Tr.đ 119 188 300 384 469 +260 124,4
Doanh số thulãi Tr.đ 231 243 1.013 3.613 3.072 +2.841 1229,9 Tổng dư nợ Tr.đ 16.452 28.525 33.040 66.862 93.151 +76.699 466,2
(Nguồn cung cấp: báo cáo tổng kết năm của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu 2.4 về hiệu quả hoạt động về mặt tài chính của chương trình ta thấy:
-Tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì tỷ lệ dưới 1% trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0,72% năm 2007 xuống còn 0,45% vào năm 2011. Nợ quá hạn là một minh chứng quan trọng để nói lên chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ nghèo của chương trình tài chính vi mô của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà, và thực tế đã luôn duy trì với tỷ lệ dưới 1% và giảm dần qua các năm là cơ bản tốt.Riêng năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,9% cao nhất trong các năm là vì trong năm này có một số tổ TK&VV đã không quản lý tốt nguồn vốn của nhóm, việc xét duyệt cho vay còn chưa được tiến hành một cách chính xác nhất, vì thế đã có tình trạng cho vay nhầm đối tượng dẩn đến việc khó thu hồi nguồn vốn. Nhìn chung thì mặc dù vẫn còn tỷ lệ nợ quá hạn nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần, nguyên nhân vẫn còn tỷ lệ nợ quá hạn chủ yếu là do việc tiến hành bình xét cho vay nhầm đối tượng ở các tổ TK&VV, và một số trường hợp do người vay vốn bỏ đi làm ăn xa hoặc do bị bệnh chết, nhưng những trường hợp này luôn được phát hiệnvà giải quyết kịp thời.
- Doanh số thu lãi năm 2011 tăng so năm 2007 là 2.841 triệu đồng (+1229,9%), doanh số thu lãi thể hiện nhiều ý nghĩa như hộ vay làm ăn có hiệu quả, phương thức thu lãi và lãi suất cho vay phù hợp. Đồng thời, cũng nói lên ý thức chấp hành nghĩa vụ trã lãi của hộ vay.
2.4.2. Hiệu quả xã hội
* Số hộ nghèo được vayvốn và số hộ nghèo thoát nghèo
- Từ bảng số liệu ở dưới cho ta thấy, thông qua chương trình số lượng phụ nữ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tăng lên qua các năm, nếu như năm 2007 số lượng phụ nữ nghèo được vay vốn của chương trình chỉ là 1025 chị thì sang năm 2011 số lượng thành viên được vay vốn là 1284 chị, tăng 259 thành viên (25,26%). Như vậy ta thấy được các thành viên hộ nghèo ngày càng được tiếp cận với nguồn vốn vay hơn, đây là điều kiện thuận lợi giúp họ ổn định cuộc sống, và phát triển kinh tế.
- Số lượng thành viên là hộ nghèo sau khi vay vốn đã thoát nghèo cũng tăng lên qua các năm. Năm 2007 số hộ thoát nghèo là 135 hộ, đến năm 2011 số hộ nghèo thoát
Đại học Kinh tế Huế
ánh tốt hiệu quả của chương trình tài chính vi mô của Hội phụ nữ thị xã, các hộ vay vốn đã sử dụng tốt nguồn vốn được vay để chăn nuôi, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế cải thiện đời sống.
Bảng 2.5: Hiệu quảvề mặt xã hộicủa chương trình
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
So sánh 2011 với 2007
+,- %
Tổngsốhội viên Người 17.515 18.887 19.722 20.406 21.532 +4017 22,93
Sốthành viên vv Người 1025 1246 2317 1860 1284 +259 25,26
Sốtv thoát nghèo Người 135 197 364 330 652 +517 382,97
(Nguồn cung cấp: báo cáo tổng kết 5năm của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà)
* Phát triển phong trào của Hội phụ nữ thị xã Hương Trà
Thông qua chương trình tài chính vi mô cho vay hộ nghèo, Hội phụ nữ thị xãđã đẩy mạnh lòng ghép nhiều chương trình giúp các thành viên phát triển kinh tế , tạo việc làm, tăng thu nhập, từ đó giúp tổ chức Hội phát triển vững mạnh, góp phần nâng cao hoạt động công tác Hội; động viên cán bộ hội nhất là cán bộ Hội cơ sở tích cực thực hiện nhiệm vụ công tác Hôi, góp phần thu hút phụ nữ vào Hội.
- Thông qua hoạt động uỷ thác vốn vay Hội LHPN thị xã, Hội đã phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho hội viên được 34 lớp với 1.783 chị tham gia; tập huấn quản lý, nghiệp vụ vốn vay cho cán bộ Hộilà các TT&VV được 52 lớp với 1.186 người tham gia.
- Qua chương trình Hội còn vận động các chị em giúp đỡ được 879 phụ nữ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ . Các cấp Hội đã giúp nhau 379 ngày công, 862 hòm sắn, 1.453 cây giống, 156 con giống và 47 triệu tiền mặt giúp nhau khi hoạn nạn.
- Thông qua chương trình số hội viên của hội cũng tăng lên, năm 2011 đã phát triển 400 hội viên mới đạt tỷ lệ 60,3% so với kế hoạch tỉnh Hội giao, nâng tổng số hội viên lên 21.532 hội viên ( trong đó có 1.970 nữ CNVC). Phát triển thêm 234 hội viên nòng cốt, nâng tổng số hội viên nồng cốt lên 6.190 chị, đạt tỷ lệ 27,5% .
Đại học Kinh tế Huế
* Tác động của chương trìnhđối với sự tiến bộ của phụ nữnghèo
Thông qua chương trình cho vay vốn của Hội phụ nữ , các chị em phụ nữ nghèo được vay vốn ưu đãiđể sản xuất ,chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ...vươn lên cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương.Thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.
Từ khi có nguồn vốn vay từ chương trình các chị em đã mạnh dạn mỡ rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đã mạng lại hiệu quả kinh tế cao . Từ các cuộc họp nhóm hàng tháng, chị em được trao đổi những kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi sản xuất giỏi trong nhóm, từ đó giúp họ nâng cao được kỹ thuật, kiến thứcvà mạnh dạn kinh doanh hơn.