CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình hìnhđầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
Chính phủ xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu của nước ta, được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia.
Do nhận thức rõ vai trò quan trọng của GTVT, Đảng và Nhà nước luôn chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, phát triển GTVT đi trước một bước để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, chiến lược, các quy hoạch phát triển GTVT, kết
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cấu hạ tầng giao thông nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu phát triển về mọi mặt của đất nước. Có thể thấy được phần nào vai trò của việc phát triển kết cấu hạ tầng qua kết quả đánh giá của Ngân hàng thế giới: nếu đầu tư cho kết cầu hạ tầng tăng thêm 1% thì GDP cũng tăng thêm 1% và bình quân hàng năm của một người dân nhận được 0,3% nước sạch; 0,8% mặt đường rãi nhựa; 1,5% năng lượng và 1,7% về thông tin liên lạc.
Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, trong những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của nước ta phát triển theo chiều hướng khá tích cực, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông đường bộ, đã được đầu tư nâng cấp trong khi công tác công tác quản lý, bảo trì cũng được chú trọng và đẩy mạnh.
Nhiều công trình quan trọng cấp thiết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như: Trục dọc Bắc - Nam gồm 2 tuyến là Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Quốc lộ 1A, đoạn từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn dài 2298km được hoàn thành và nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, còn tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Hòa Lạc đến đến ngã tư Bình Phước dài trên 1700 km được nối thông tuyến, một số đoạn nâng cấp hoặc xây mới. Đây là các trục đường bộ quan trọng nhất trong hệ thống đường bộ nước ta. Việc xây dựng, khôi phục nâng cấp các tuyến này là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng. Không chỉ tập trung phát triển về mặt số lượng mà trong thời gian qua Việt Nam cũng đã chủ trương xây dựng một hệ thông giao thông đồng bộ nhằm cung cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở trình độ tiên tiến, hiệu quả và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế như tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường cao tốc Pháp Vân, hoàn thành xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, hay một số dự án đang tiến hành triển khai như đường Láng Hoà Lạc, tuyến đường Hồ Chí Minh, tiếp tục phát triển hệ thống tỉnh lộ trên cả nước: nâng cấp một số tỉnh lộ quan trọng lên quốc lộ, đồng thời đưa một số huyên lộ quan trọng lên tỉnh lộ, cải tuyến hoặc mở một số tuyến mới ở những khu vực cần thiết. Năm 2010 số km đường tỉnh lộ trên cả nước là 32119km thì tới năm 2012 số km đường tỉnh lộ đã tăng lên là 36690km. GTNT được Nhà nước chú trọng đầu tư đáng kể: các tuyến đường huyện được rải mặt đường bằng các vật liệu cứng đạt 95%, tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A và B, phát triển giao thông nội
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đồng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá sản xuất và thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Năm 2010 số lượng km đường cấp phối là 32149km, thì tới năm 2012 số km đường cấp phối là 30419km.
Về cơ cấu đầu tư theo ngành, thì đường bộ chiếm tỷ trọng cao nhất với 88%, tiếp đến là hàng hải 6%, đường sắt 3%, hàng không 2% và đường thủy nội địa 1%. Với cơ cầu theo vùng thì Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ đầu tư cao, chiếm 22%; Đồng bằng Sông Hồng chiếm 18%; Đông Bắc 18%; Tây Nguyên 14%; Bắc Trung bộ 9%;
Duyên hải Nam Trung bộ 7%; Đông Nam bộ 6% và Tây Bắc 6%. Để thực hiện đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ thì Nhà Nước ta đã sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau như: nguồn vốn ODA, nguồn vốn FDI, vốn từ các chương trình chương trình phát triển giao thông như chương trình GTNT 2, chương trình GTNT3 do ngân hàng thế giới WB tài trợ, vốn từ ngân sánh trung ương và ngân sách địa phương, … Trong những năm gần đây, Nhà Nước đã ưu tiên tăng vốn đầu tư từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (chiếm khoảng 15% ngân sách mỗi năm).
Tuy nhiên việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ Việt nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất, kinh tế kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát cao, giá cả biến động lớn dẫn đến rủi ro cao đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và giao thông đường bộ nói riêng.
Thứ hai, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vốn vào Việt Nam. Trên thực tế, hiện nay nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào hệ thống giao thông đường bộ việt nam còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trong nhiều năm qua có xu hướng giảm dần, điều này cũng dễ hiểu bởi với xu hướng đầu tư cho hạ tầng ngày càng cao tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sẽ kéo theo nợ công tăng cao nên NSNN phải dành một tỷ lệ cao để trả nợ. Nếu khả năng trả nợ không được đảm bảo cũng khiến cho việc thu hút các dự án ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng khó khăn hơn.
Thứ ba, thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, nhất là các văn bản hướng dẫn triển khai dự án huy động vốn theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Hiện khung pháp lý cho PPP ở Việt Nam mới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đang trong quá trình xây dựng và chưa có hành lang đảm bảo cho PPP hoạt động có hiệu quả. Vì thế, cần sớm hoàn chỉnh thể chế, chính sách nhất là thể chế triển khai các dự án theo hình thức PPP nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.
Thứ tư, các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ yêu cầu vốn đầu tư lớn, hiệu quả tài chính thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, đòi hỏi ngân sách chiếm tỷ lệ lớn, trong khi NSNN nước hạn hẹp, việc huy động một lượng vốn để đầu tư cho giao thông đường bộ rất chậm, vì vậy thời gian đầu tư kéo dài hơn so với dự kiến dẫn tới thất thoát và lãng phí.
Thứ năm, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chi phí giải phóng mặt bằng lớn, tiến độ thực hiện chậm kéo dài ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của dự án. Vì vậy nhà nước cần có các cải tiến cơ bản trong công tác giải phóng mặt bằng để các địa phương có thể bàn giao nhanh mặt bằng cho các nhà đầu tư để triển khai dự án.
Vì vậy, Việt Nam phải có các chính sách phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên cả nước và xem việc phát triển và hoàn thiện mạng lưới đường bộ là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
2.2. Tình hìnhđầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ huyện Yên Thành Để tạo cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH trên địa bàn huyện Yên Thành và để huyện không bị tụt hậu về mọi mặt so với các huyện lân cận như huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu thì từ nhiều năm qua Yên Thành đã chủ động phối hợp với địa phương lân cận đầu tư, hoàn thành hệ thống giao thông kết nối các địa phương khác trong tỉnh. Cụ thể, huyện YênThành đã cùng với huyện Diễn Châu và huyện Đô Lương thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp QL7 đoạn km 0 - km36 có điểm đầu tại km 425 - QL1A thuộc địa phận thị trấn Diễn Châu, đi qua đoạn xã MỸ Thành – Vịnh Thành của huyện Yên Thành và kết thúc tại đuôi mố phía Đông cầu Đô Lương với chiều dài 35,2km. Dự án QL 7A sau khi hoàn thành sẽ giúp nhân dân ở các xã còn nhiều khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước. Tiếp tục triển khai các công trình giao thông có tính chất quan trọng đối với cả tỉnh nằm trên địa bàn huyện là đầu tư duy tu, sữa chữa tỉnh lộ 538 và tỉnh lộ 534 và dự kiến nâng cấp tuyến đường Dinh Lạt và tuyến Sen Sở thành tuyến đường Tỉnh lộ trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
giai đoạn 2011 – 2015. Xây mới, nâng cấp và sữa chữa các tuyến đường huyện để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Giai đoạn 2008 – 2015, ưu tiên đầu tư nâng cấp 3 tuyến là trục ngang, trục dọc của hệ thống đường huyện bằng nguồn vốn ODA, vốn của chương trình dự án GTNT 3, vốn từ ngân sách huyện cho các tuyến đường: Bệnh viện – Tân Kỳ, Thị Trấn – Đức Thành và đường 33 đạt tiêu chuẩn cấp V theo quy định kỹ thuật chuyên ngành. Bổ sung quy hoạch thêm nhiều tuyến đường huyện như tuyến đường Kim Thành – Hùng Thành – Hậu Thành, tuyến đường Khe Chùa, tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống các đường xã vì tình trạng đường xuống cấp nghiêm trọng, lòng đường nhỏ nên dẫn đến hay xảy ra nhiều tai nạn giao thông. Đầu tư, nâng cấp, sữa chữa hệ thống đường liên xóm, trong xóm và các trục chính nội đồng để dễ dàng thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Bên cạnh đó việc đầu tư vào hệ thống giao đường bộ của huyện vẫn còn một số hạn chế: khả năng thiếu vốn để thực hiện các dự án xây dựng công trình đường bộ là rất lớn, nguồn vốn từ NSNN bổ sung cho NS huyện ngày càng giảm trong khi đó nhu cầu mở mới, sữa chữa các con đường ngày càng nhiều hơn, trình độ của các cán bộ làm giao thông không đồng đều dẫn tới sự thiếu thống nhất trong việc làm đường giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ của Yên Thành vẫn còn chậm phát triển, vừa thiếu lại vừa yếu, nhiều con đường chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, như hệ thống đường thôn xóm thì chưa đạt tiêu chuẩn đường loại A.
Yên Thành đang trong lộ trình phấn đấu xây dựng trở thành một trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của cả tỉnh. Hiện nay, một số tuyến đường huyện đã chủ động được nguồn vốn để đầu tư xây dựng và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài vào. Để tạo được lực đẩy cho các dự án giao thông động lực trong huyện rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Có như vậy mới phát huy hết hiệu quả của các dự án giao thông vào tác động phát triển KT - XH, tạo tác động lan toả lớn kết nối vùng giữa Yên Thành với các địa phương khác ở trong và ngoài tỉnh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG HUYỆN YÊN THÀNH - TỈNH NGHỆ AN