Tác động của đầu tư phát triển giao thông đường bộ tới phát triển kinh tế-xã hội của Huyện Yên Thành

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ huyện yên thành – nghệ an giai đoạn từ 2010 2012 thực trạng và một số giải pháp (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

2. Tình hình đầu tư phát triển giao thông của huyện Yên Thành giai đoạn 2010 -201

2.5. Tác động của đầu tư phát triển giao thông đường bộ tới phát triển kinh tế-xã hội của Huyện Yên Thành

Công trình giao thông đường bộ là những cây cầu, những con đường mới vì vậy nó mang tính công cộng và xã hội hóa cao. Nhờ có những hạng mục công trình mới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

được đưa vào sử dụng mà năng lực phục vụ của ngành được tăng lên và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và của người dân.Hiệu quả kinh tế-xã hội của các hạng mục công trình này thường được thể hiện qua các chủ trương,chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước như tốc độ tăng trưởng GDP, mức độ cải thiện thu nhập của dân cư, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng GTĐB mà các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, đời sống về tinh thần của người dân được nâng cao.

2.5.1. Công tác đền bù, tái định cư

Trong những năm qua, huyện Yên Thành xác định nhiệm vụ trọng tâm là công tác giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư đối với các dự án phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn. Đây chính là mục tiêu, vừa là giải pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển và tăng trưởng KT - XH của huyện. Chính quyền huyện Yên Thành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động nhân dân, trọng tâm là công dân theo đạo thiên chúa giáo chấp hành chủ trương của huyện nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư. Với nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của nhân dân vì vậy mà việc giải tỏa mặt bằng đạt khối lượng lớn như giải tỏa đường phía đông sông Dinh đoạn từ cầu 538b đến kênh chính, giải tỏa các hộ dân trên đường 538, đối với một số hộ dân không tự giác tháo dỡ thì chính quyền đã tiến hành lập biên bản vi phạm và thực hiện quy trình cưỡng chế, tháo dỡ; phối hợp với công ty quản lý đường bộ số 4 và hạt quản lý giao thông đường tỉnh lộ 538 và tỉnh lộ 534 tiến hành kê khai đền bù. Một số xã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng như Sơn Thành (giải tỏa được hơn 12km, riêng đoạn tuyến Sơn Thành Đại Thành dài 3km đã được giải tỏa sớm, thi công cải tạo, nâng cấp kịp thời đón nhận hỗ trợ vốn của chương trình JIA, Nhật Bản; Hợp Thành hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến Bệnh Viện - Hợp Thành dài 2km để sớm bàn giao cho đơn vị thi công. Trong qua trình thực hiện đã có nhiều hộ dân nêu cao tinh thần vì cộng đồng dân cư đã hiện nhiều diện tích đất làm đường. Tổng số tiền đền bù cho công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2012 là hơn 13000 tỷ đồng. Tuy nhiên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án giao thông có một số hạn chế chính cần phải khắc phục trong thời gian tới:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Do các hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp công tác giải phóng mặt bằng không thống nhất được giá cả, cách thức bồi thường nên phải tiến hành giải thích, giải đáp trực tiếp nhiều lần.

+ Do kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng quá lớn nên phải phân giai đoạn để thực hiện theo quy hoạch.

+ Do tranh chấp đất đai giữa các hộ dân nên việc giải tảo mặt bằng diễn ra chậm.

Vì vậy chính quyền huyện Yên Thành cần có các chính sách, biện pháp tích cực hơn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng để không ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân mà vẫn bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho các chủ đầu tư.

2.5.2. Giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn huyện

Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của huyện nên hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao. Tín hiệu đèn đường, các biển báo giao thông được lắp đặt tại các điểm đen như ngã ba đường Tăng Láng, ngã tư đường Nam-Long-Khánh- Viên… đã hạn chế rất nhiều vụ tai nạn trên các tuyến đường này. Hơn nữa, ý thức tham gia giao thông của người dân ngày một được nâng cao cũng là nguyên nhân chính làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Yên Thành, chính quyền huyện đã có các chỉ đạo đối với việc phát hiện và xử lý kịp thời thời các điểm có đen có nguy cơ gây tai nạn trên đường bộ, khẩn trương sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý.

Bảng 17: Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Yên Thành giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010 2012/2011

% %

Số vụ tai nạn Vụ 56 48 36 -14,28 -25,00

Số người bị chết Người 23 29 18 26,09 -37,93

Số người bị thương Người 110 106 124 -3,63 16,98

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành) Nhìn chung tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn huyện có xu hướng giảm trong thời gian qua trên 2 phương diện: số vụ tai nạn, số người bị chết còn số người bị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thương thì tăng lên. Trong năm 2011, số vụ tai nạn giảm 8 vụ tương ứng giảm 14,28%

so với năm 2010, Số người bị chết tăng lên 6 người tương ứng tăng 26,09% so với năm 2010. Số người bị thương giảm 4 người tương ứng giảm 3,63% so với năm 2010.

Đến năm 2012, số vụ tai nạn giao thông tiếp tục duy trì tốc xu hướng giảm với tốc độ giảm mạnh hơn là 25% so với năm 2011, số người bị chết giảm 11 người tương ứng giảm 37,93% so với năm 2011. Tuy nhiên trong năm 2012, số người bị thương tăng lên 18 người tương ứng tăng 16,98% so với năm 2011. Qua bảng ta thấy tình hình tai nạn giao thông qua 3 năm diễn biến theo xu hướng tích cực, điều này sẽ có tác động tới giảm tổn thất về người và tài sản cho xã hội, giảm các gánh nặng cho xã hội.

+ Đối với xã hội: Tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế, bao gồm: chi phí mai táng người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, về hạ tầng, chi phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn giao thông đó cùng với thiệt hại do hao phí thời gian lao động của chính người bị tai nạn và cả của những người chăm sóc người đó. Mặt khác tai nạn giao thông gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người, nó để lại nhũng di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xảy ra tai nạn giao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó. Vì vậy việc giảm tai nạn giao thông đường sẽ có tác động tích cực tới xã hội.

+ Đối với gia đình: Tại nạn xảy ra là một cú sốc đối với gia đình người xảy ra tai nạn. Rất nhiều gia đình có người chết, bị thương vì tai nạn giao thông lâm vào cảnh khốn cùng bởi chi phí chăm sóc người bị tai nạn, mất nhân lực lao động, thiệt hại về vật chất và tinh thần vô cùng lớn. Tổn thất về tinh thần khi mất đi người thân sẽ khó lòng trôi qua trong khi đó nặng nề hơn nữa là hậu quả của những người bị thương khi trở thành người thực vật, tai biến mạch máu não, không còn khả năng lao động đã vô tình trở thành gánh nặng vô cùng lớn cho gia đình.

Vì vậy chính quyền huyện Yên Thành đã có nhiều giải pháp để nhằm kéo giảm tai nạn trên địa bàn huyện, để cuộc sống, tính mạng của người dân ngày một đảm bảo hơn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngoài ra hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTNT góp phần thể hiện ở năng lực vận tải của ngành giao thông đường bộ. Với mỗi con đường hay mỗi cầu mới được xây dựng làm cho hệ thống GTNT đồng bộ hơn, khoảng cách các xã ngày càng thu hẹp, thời gian đi lại sẽ giảm. Điều này khuyến khích lưu thông hàng hóa, vận chuyển hành khách, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ HUYỆN YÊN THÀNH

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ huyện yên thành – nghệ an giai đoạn từ 2010 2012 thực trạng và một số giải pháp (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)