CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
2. Tình hình đầu tư phát triển giao thông của huyện Yên Thành giai đoạn 2010 -201
2.2. Hiện trạng phát triển giao thông đường bộ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012
2.2.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng đường bộ
Trên địa bàn huyện giao thông chủ yếu là đường bộ, có 3 tuyến đường do trung ương và tỉnh quản lí là quốc lộ 7A, tỉnh lộ 538 và tỉnh lộ 534.
Hiện nay Yên Thành có tổng chiều dài mạng lưới đường bộ tương đối lớn với khoảng trên 2096,06 km.
Bảng 7: Mạng lưới giao thông đường bộ Yên Thành năm 2012 STT Loại đường Chiều dài (km) Tỷ trọng (%)
1 Quốc lộ 15,2 0,73
2 Tỉnh lộ 35,04 1,67
3 Đường huyện 240,33 11,46
4 Đường xã 255,19 12,18
5 Đường liên xóm 575,89 27,48
6 Đường trong xóm 974,38 46,48
Tổng 2096,06 100
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thành giai đoạn 2007- 2011) Mạng lưới đường bộ huyện Yên Thành được hình thành bởi sự liên kết của hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.
Trong đó đường quốc lộ và đường tỉnh lộ có tổng chiều dài là 50,24km; chiếm một tỷ trọng nhỏ 2,4% trong tổng chiều dài mạng lưới đường huyện nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của huyện, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị. Hệ thống đường GTNT trên địa bàn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
huyện có tổng chiều dài 2045,82km; chiếm tỷ lệ 97,6%, được bố trí khá hợp lý trên khắp địa bàn huyện, năng lực mạng đường GTNT ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương.
Hình 1: Hiện trạng giao thông huyện Yên Thành
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Yên Thành)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Về kết cấu mặt đường:
Theo tiêu chuẩn thiết kế, tùy theo loại đường mà kết cấu mặt đường có nhiều loại khác nhau.
+ Mặt đường nhựa: bao gồm mặt đường bê tông nhựa, mặt đường láng nhựa và mặt đường thấm nhập nhựa. Loại mặt đường này chủ yếu áp dụng cho vùng đồng bằng, trung du và một số khu vực miền núi với điều kiện độ dốc dọc nhỏ, phù hợp cho các khu vực đông dân cư và các tuyến đường có mật độ giao thông lớn.
+ Mặt đường xi măng: bao gồm mặt đường bê tông xi măng, xi măng kẹp vữa và cát trộn xi măng, được áp dụng cho các vùng thường xuyên bị ngập nước, các đoạn đường có độ dốc dọc lớn.
+ Mặt đường cấp phối: mặt đường cấp phối bộc lộ rõ nhược điểm cả trời nắng lẫn trời mưa nên chỉ được chấp nhận sử dụng trong thời kỳ quá độ và với những trường hợp như sau: lượng mưa nhỏ hơn 1000mm/năm với độ dốc dọc nhỏ hơn 6%, lượng, mưa nhỏ hơn 2000mm/năm và độ dốc dọc nhỏ hơn 4% và cự ly vận chuyển nên nhỏ hơn 10km.
Bảng 8: Phân loại mặt đường giao thôngcủa huyện Yên Thành năm 2012 ĐV: km
Hệ thống đường
Tổng số km đường
Nhựa Bêtông Cấp phối Đất
% trải mặt nhựa,
bêtông hóa
Quốc lộ 15,20 15,20 0 0 0 100
Tỉnh lộ 35,04 35,04 0 0 0 100
Đường huyện 240,33 147,98 56,30 36,05 0 85
Đường xã 255,19 109,87 67 53 25,32 69,31
Đường liên xóm 575,89 56,35 207,96 76,25 235,33 45,90
Đường trong xóm 974,38 22,22 182,96 110,14 659,09 21,05
Tổng số 2096,06 386,66 514,22 275,44 919,74 42, 98
(Nguồn: Báo cáo phát triển KT - XH của huyện Yên Thành năm 2012)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tỷ lệ rải mặt các tuyến đường địa bàn huyện Yên Thành thấp. Tỷ lệ rải mặt đường nhựa và bêtông chỉ chiếm 42,98% tương ứng với 900,88 km trên tổng số chiều dài toàn tuyến đường và chủ yếu ở các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ còn các tuyến đường GTNT xã, và đường thôn xóm phần lớn là cấp phối và đất, trong đó đường đất có tới 919,74km chiếm tới 43,89% chủ yếu ở các xã miền núi nên rất khó đi lại vào mùa mưa, chứng tỏ đường GTNT chưa được chú trọng đầu tư trong thời gian qua. Vì vậy trong thời gian tới, chủ trương của huyện là đầu tư hạ tầng GTNT: đầu tư nâng cấp cải tạo các đường trục chính của GTNT, thay mặt đường đất bằng vật liệu hạt như đá dăm, cấp phối. Nơi có điều kiện thì láng nhựa hoặc BTXM; cải, nắn các đoạn tuyến.
Khi hệ thống giao thông đường bộ phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển bằng cách tạo ra một mạng lưới giao thông thuân lợi phục vụ cho nhu cầu vận tải của các ngành kinh tế cũng như của toàn xã hội nói chung. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có vai trò quyết định trong việc bố trí hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Nó không chỉ đóng vai trò tiên phong cho việc bố trí cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội theo phạm vi không gian, mà còn quyết định đến quy mô, tính chất của các công trình này.
Nếu một kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát triển sẽ kéo theo cả hệ thống hạ tầng KT - XH tiên tiến, từ đó góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn huyện, nâng cao chất lượng đời sống người dân cả về vật chất lẫn tinh thần giảm mức độ nghèo đói ở các xã miền núi.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ mặt đường giao thông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đường đất chiếm tỷ lệ lớn nhất 44% trong tổng chiều dài toàn tuyến mà củ yếu là ở các xã vùng miền núi trong khi đó mặt đường rải nhựa chỉ đạt 18% nên việc đi lại, phát triển kinh tế của người dân trong huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển KT-XH của khu vực nông thôn, trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giai đoạn tới đòi hỏi phải được ưu tiên đầu tư xây dựng tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ cả số lượng và chất lượng.
- Đối với đường Quốc lộ, Tỉnh lộ: nhựa hóa 100%. Đối vối đường huyện, xã:
nhựa hóa 100% tuyến huyện chính thuộc địa phận các xã vùng đồng bằng, 60% tuyến huyện thuộc các xã vùng miền núi. Nhựa hóa 55% đường xã, cấp phối 70% tuyến huyện thuộc các xã miền núi. Bê tông hóa 80- 100% đường thôn xóm đối với các xã vùng đồng bằng, 80% tuyến huyện được hoàn chỉnh phần nền theo quy hoạch.
- Tỷ lệ rãi mặt đường nhựa và bêtông ở các xã là không đều. Thị trấn và các xã vùng lân cận có tỷ lệ rãi măt đường nhựa và bêtông cao hơn. Thị trấn có tổng số km là 23,53 km; trong đó 17,75 km đường được rãi mặt đường nhựa chiếm 75,44%, một số xã lân cận như Hoa Thành có tỷ lệ nhựa hóa, bêtông hoá là 83,78%, Phú Thành có tỷ lệ đường nhựa, đường bê tông lên đến 91,83%. Còn các xã ở miền núi thì có tỷ lệ bê tông thấp hơn như Quang Thành 0%, Tây Thành 5,42% hay Đại Thành 5,97%.
- Đối với hệ thống đường thôn, xóm tỉ lệ đường được trải mặt nhựa và bê tông xi măng còn thấp, chủ yếu là loại đường đá dăm, cấp phối, đất; đặc biệt là tỉ lệ đường đất còn lớn.
Tình trạng chung của đường giao thông được đánh giá bởi các mức độ hiện trạng như sau:
Bảng 9: Phương pháp phân cấp tình trạng mặt đường
Phân cấp tình trạng mặt đường Rất tốt Tốt Trung bình Đạt Xấu Số phần trăm (%) các hư hỏng (Có
tính kết cấu tương đối lớn)
0 - 5 5 - 15 15 – 25 25 - 35 > 35
(Nguồn: Chương trình dự án giao thông 3) Miêu tả có tính chất định tính việc phân cấp tình trạng mặt đường như sau:
- Rất tốt: tính hoàn chỉnh của mặt đường rất tốt, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng, không hư hỏng, không yêu cầu sửa chữa.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Tốt: tính hoàn chỉnh của mặt đường tương đối tốt, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng, không cần sữa chữa ngay.
- Trung bình: tình trạng chất lượng mặt đường trung bình, yêu cầu sửa chữa trong thời gian sớm nhất.
- Đạt: tình trạng chất lượng mặt đường không tốt, bộc lộ nhiều vấn đề nêu yêu cầu sửa chữa ngay.
- Xấu: tình trạng chất lượng mặt đường xấu, không thể sử dụng, phải đại tu hoặc làm lại.
- Về cấp kỹ thuật đường
Đường ô tô ở Việt Nam từ trước tới nay được thiết kế theo các tiêu chuẩn Việt Nam gồm: TCVN 4054-85, TCVN 4054-98, TCVN 4054 - 2005 (phụ lục 2); và một số các tiêu chuẩn cho đường cấp cao (đường cao tốc) cũng như đường đô thị.
Đối với các tiêu chuẩn cho đường ô tô nói chung thì có 6 cấp kỹ thuật, thông thường các cấp đường thấp (cấp V, VI) (phụ lục 3) được áp dụng thiết kế và xây dựng cho GTNT.
Bên cạnh tiêu chuẩn chung cho đường ô tô, đường bộ GTNT có bộ tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn ngành 22TCN 210-92 dành cho đường xã trở xuống, bao gồm 2 loại A và B Loại A dành cho xe cơ giới, loại B dành cho xe thô sơ, súc vật kéo.Bên cạnh đó Bộ GTVT có hướng dẫn tạm thời theo Quyết định số 1582/1999/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn kỹ thuật cho đường từ huyện đến trung tâm xã gồm (AH cho đồng bằng) và địa hình miền núi, nói chung là cao hơn hai loại A và B.
Đường huyện vẫn chủ yếu là đường cấp VI và V, có nhiều tuyến vẫn chỉ là đường loại A – GTNT.
Đường xã vẫn chủ yếu là đường loại A, B – GTNT (Phụ lục 4), chất lượng cầu cống trên hệ thống đường huyện, đường xã còn thấp và chưa đồng bộ.
Đường thôn xóm có quy mô đường nhỏ hẹp, rất nhiều đường chưa đạt loại A, B - GTNT, chất lượng nói chung còn thấp.
Tình hình bảo trì đường bộ: công tác bảo trì hệ thống đường GTNT cũng đang được quan tâm, một số dự án đang được triển khai như dự án GTNT 2, dự án GTNT 3.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn nên việc bảo trì đường bộ còn gặp nhiều khó khăn.
Một số tồn tại về hệ thống đường bộ huyện
- Mạng đường đường phân bố chưa đều, mật độ đường còn có sự chênh lệch lớn giữa các xã miền núi và các xã miền đồng bằng, chất lượng đường sá ở các đồng bằng có tỷ lệ nhựa hóa, bêtông hóa lớn hơn rất nhiều lần so với đường ở các xã miền núi.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ đường đạt tiêu chuẩn cấp VI theo TCVN 4054-2005 và loại A, B theo 22TCN 210-92; quy mô đường nhỏ hẹp không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Hầu hết đường GTNT chỉ có 1 làn xe.
- Chất lượng mặt đường còn xấu, tỷ lệ đường cấp phối, đất chiếm tỉ lệ cao trên 50%.