CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
2. Tình hình đầu tư phát triển giao thông của huyện Yên Thành giai đoạn 2010 -201
2.1. Tình hình đầu tư phất triển giao thông đường bộ huyện Yên Thành giao đoạn 2010 - 2012
Thời gian qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, vốn đầu tư bị thu hẹp, nhà nước thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu công và huyện Yên Thành cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Tuy nhiên bằng sự quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân, chính quyền và nhân dân huyện đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để đạt được các thành quả to lớn trên mọi mặt của đời sống KT - XH, mà điển hình là việc đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của huyện Yên Thành đã có sự phát triển đáng kể, đi đúng theo quan điểm phát triển của ngành giao thông vận tải. Hạ tầng giao thông đường bộ không ngừng được mở rộng và nâng cấp đã làm giảm dần sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các địa phương trong huyện và việc phát triển hạ tầng gia thông đường bộ đã góp phần nhanh chóng hình thành nên các điểm dân cư mới làm cho phân bố dân cư trên địa bàn huyện hợp lý hơn. Qua đó dần dần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; cơ cấu dân cư cũng dần thay đổi và thu nhập trung bình của người dân ngày càng được nâng cao. Kết quả đạt được cụ thể từ giai đoạn 2010-2012: Trong vòng 3 năm, toàn huyện đã xây mới được nhiều km đường nhựa, xây dựng nhiều cầu cống cũng như nâng cấp cải tạo được nhiều tuyến đường huyện để phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của huyện và nhu cầu đi lại của người dân. Nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương, nhiều tuyến đường huyện đã được nâng cấp đầu tư chuyển lên thành đường tỉnh, một số các tuyến đường xã quan trọng đã được kéo dài nâng lên đường huyện và nhiều tuyến đường xã mới đã được xây dựng.
Bảng 4: Kết quả đầu tư phát triển giao thông đường bộ giai đoạn 2010-2012
TT Danh mục Đơn
vị
Khối lượng Năm Tổng
2010
Năm 2011
Năm 2012
1 Xây dựng mặt đường nhựa Km 16 33,37 18,03 67,40
2 Thi công cầu Cái 20 14 5 39
3 Xây dựng đường bê tông xi măng Km 19,85 18,21 19,61 57,67
4 Duy tu sữa chữa đường Km 8,09 23,8 23,5 55,39
5 Giải phóng mặt bằng Km 163,4 167,4 157,7 488,5
6 Thi công Cống các loại Cái 404 125 300 829
7 Bù phụ nền đường bằng cấp phối M3 221,7 225,09 300 746,79 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo giao thông huyện Yên Thành từ 2010- 2012) Kết quả khảo sát trong thời gian 3 năm (2010-2012) cho thấy, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của huyện trong thời gian qua không ngừng được tăng cường đầu tư và nâng cấp: toàn huyện đã thi công mới được 67,40 km đường nhựa, xây dựng mới nhiều cầu cống: xây mới 39 chiếc cầu và 829 cống các loại, giải phóng 488,5 km
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đường để phục vụ cho công tác thi công các tuyến đường trên địa bàn huyện. Việc phát triển hệ thống hạ tầng đường bộ trong thời gian qua đã taọ điều kiện cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của người dân được dễ dàng, thuận tiện hơn từ đó kéo theo sự phát triển kinh tế của các hộ dân nói riêng và nền kinh tế huyện Yên Thành nói chung.
Bảng 5: Kết quả thực hiện GTNT trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2012 Tên
tiêu chí Nội dung đánh giá tiêu chí Kết
quả
Quy hoạch
Quy hoạch hệ thống giao thông đảm bảo đúng hồ sơ quy hoạch. Đạt Tỷ lệ km đường xã đạt: chỉ giới xây dựng 14,5m; phạm vi GPMB
9m, nền đường 6,5m; mương 2x1m; mặt đường được rãi nhựa hoặc bê tông hóa.
100%
Tỷ lệ km đường trục thôn xóm đạt: chỉ giới xây dựng 11m, phạm vi GPMB 6m, nền đường 4,5m, mương 2x0.75m, mặt đường 3m, được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 75%.
Vượt
Tỷ lệ km đường ngõ xóm: chỉ giới xây dựng 9m, phạm vi GPMB 6m, nền đường 4,5m mương 2x0,75m, mặt đường 2,5m được cứng hóa k=0,95 đạt 70%, không lầy lội vào mùa mưa 100%.
Vượt
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng đạt: nền đường 5m, mương 2x0,75m, mặt đường 3m được cứng hóa k= 0,95; xe cơ giới đi lại thuận tiện
Đạt
(Nguồn: Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí nông thôn mới của Phòng Công Thương thuộc huyện Yên Thành năm 2012)
Trong năm 2012, phong trào xây dựng GTNT của huyện Yên Thành tiếp tục được duy trì và đạt được những kết quả cao, một số chỉ tiêu: tỷ lệ km đường trục thôn xóm, tỷ lệ km đường ngõ xóm được mở mới còn vượt so với kế hoạch đề ra. Phát động phong trào xây dựng làm đường bêtông xi măng để hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng GTNT mới; vì vậy mà trong thời gian qua GTNT trên địa bàn huyện đã có rất nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực. Đến nay thì tất cả các xã đã có đường giao thông vào tới trung tâm xã, số xã miền núi đã được đầu tư hệ thống đường bộ để đảm bảo đi lại tăng lên, số xã không có đường bê tông ngày càng giảm, việc phát triển
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
GTNT sẽ góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, xoá đói giảm nghèo.
a. Đầu tư sữa chữa đường quốc lộ
Đường quốc lộ có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của địa phương, đó là huyết mạch giao thông của toàn huyện, khi tuyến đường quốc lộ 7A được hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ làm cho giao thông của huyện Yên Thành với các huyện Đô Lương và huyện Diễn châu và các địa phương khác trong tỉnh được dễ dàng, thuận tiện hơn, tạo ra sự liên kết vùng.
Quốc Lộ 7A: chiều dài toàn tuyến là 15,2 km; đường cấp VI đồng bằng, nền đường 9m, mặt đường 6m rải thảm, giai đoạn 2010 –2015 nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng. Đoạn qua thị trấn Vân Tụ (3km) và qua thị tứ Bảo Thành nâng cấp với quy mô 4 làn xe, xây dựng đường gom qua các khu dân cư.
b. Đầu tư nâng cấp, sữa chữa đường tỉnh lộ
Các tuyến đường tỉnh sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế huyện, kinh tế của vùng phát triển. Vì vậy việc đầu tư nâng cấp sữa chữa các tuyến đường tỉnh lộ cần được thực hiện và sớm được hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
+ Tỉnh lộ 538: từ Hợp Thành đến xã Công Thành dài 15km, quy hoạch đường cấp III đồng bằng nền đường 12m, mặt đường rải thảm 9m.
+ Tỉnh lộ 534: từ Sơn Thành đến xã Tăng Thành dài 13km, quy hoạch đường cấp IV đồng bằng, nền đường 9m, mặt đường 7m rải thảm.
- 02 tuyến đường dự kiến là tỉnh lộ sau khi nâng cấp sẽ bàn giao tỉnh quản lý:
+ Đường Dinh Lạt có điểm đầu nối tỉnh lộ 534, điểm cuối nối QL 15; chiều dài toàn tuyến 27km, quy hoạch đường cấp VI đồng bằng, cấp kỹ thuât 40 km/h: nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7m, láng nhựa, hệ thống cầu cống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiến độ thực hiện của giai đoạn 2011- 2015 kinh phí ước tính là 93 tỷ đồng.
+ Đường Sen Sở: điểm đầu nối ngã ba đường Hồ Chí Minh (Huyện Tân Kỳ),điểm cuối TL 538 tại xã Hợp Thành, dài 24 km. Quy hoạch với quy mô đường cấp IV. Giai đoạn 2011- 2015 nâng cấp thành đường cấp V, kinh phí ước tính 100 tỷ đồng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
c. Đầu tư vào các tuyến đường huyện
GTNT cũng là một trong những khu vực đầu tư rất quan trọng của huyện Yên Thành nhằm đảm bảo cho địa phương phát triển cân bằng. Vì vậy cần tập trung nâng cao công tác đầu tư vào phát triển hạ tầng GTNT.
Trên địa bàn toàn huyện Yên Thành có 28 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 348,5km; trong đó nhiều tuyến đường cần được đầu tư nâng cấp, mở mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện nhà. Và được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 6: Các tuyến đường huyện cần nâng cấp, làm mới
TT Tuyến đường
Chiều dài (km)
Nâng cấp Làm mới
Chiều dài (km)
Cấp kỹ thuật
Chiều dài ( km)
Cấp kỹ thuật
1 Đường 33 21 21 V
2 Thị trấn - bảo thành 9 9 V
3 Mỹ - Công - Bảo – Sơn 9,5 0,5 V
4 Sơn - Viên – Long 9 7,35 V
5 Liên -Công - Đại 8,5 8 V
6 Mỹ-Thành - Minh- Thành 5,3 3,3 V
7 Hợp Thành - Tân Kỳ 19 7 V
8 Long - Trung - Bắc - Đồng 16 6 V
9 Long - Tăng - Xuân – Đồng 15 2,5 V
13 Đập Luốc - Nhà Đũa 10 5 V
14 Thịnh Thành- QL15 7 6 V
15 Đường Thịnh -Tây Thành 4,5 4,35 V
16 Thị Trấn- Đức Thành 26 11,2 V
17 Khánh - Nam - Lý - Minh 16 8,8 V
19 Bệnh viện - Tân Thành 25 12,2 V
Tổng cộng 184,8 94,35 17,85
(Nguồn: Đề án phát triển giao thông huyện giai đoạn 2011- 2015)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Giai đoạn 2011- 2015 huyện cũng ưu tiên đầu tư nâng cấp 5 tuyến là trục đường nằm ngang, trục dọc của hệ thống đường huyện Dinh Lạt, Sen Sở, Bệnh Viện - Tân Kỳ,… hệ thống đường huyện đến năm 2015 cơ bản được nhựa hóa, đạt tiêu chuẩn cấp VI. Đến năm 2020 toàn bộ hệ thống đường huyện đạt cấp V.
1. Tăng – Xuân - Khánh - Long - Viên: dài 9m; điểm đầu là TL 538 (xã Tăng Thành), điểm cuối nối với QL7 (xã Viên Thành), phục vụ công tác tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn, cho các xã Tăng Thành, Xuân Thành, Khánh Thành, Long Thành và Viên Thành.
Hiện trạng: một số đoạn nền đường đất rộng 4 - 5 m, một số đoạn cấn mở mới, quy hoạch đường cấp VI đồng bằng, nền đường rộng 6,5m; mặt đường rộng 3,5m; cấp kỹ thuật 30km/h.
Tiến độ thực hiện 2011-2015. Kinh phí ước tính là 82 tỷ đồng.
2. Sở - Bàu Chèn: dài 22km; điểm đầu đường 33, điểm cuối nối với đường Liên- Minh-Lý-Thịnh-Tây Thành, phục vụ cho công tác cứu hộ cứu nạn cho các xã từbờ tả sông sở (xã Phú Thành), dọc kênh chính sông Bàu chèn (xã Liên Thành).
Hiện trạng: một số đoạn nền đường đất rộng 4 - 5 m, một số đoạn cấn mở mới, quy hoạch đường cấp VI đồng bằng; nền đường rộng 6,5m; mặt đường rộng 3,5m; cấp kỹ thuật 30km/h.
Tiến độ thực hiện 2011-2015. Kinh phí ước tính là 160 tỷ đồng.
3. Kim-Hùng-Hậu: dài 15,4km; điểm đầu đường Dinh Lạt, điểm cuối nối đường Thị Trấn- Đức Thành.
Hiện trạng: đường mới nâng cấp láng nhựa có bề rộng nền 6,5m; bề rộng mặt 3,5m; cấp kỹ thuật 30km/h.
4. Đường Khe Chùa: dài 11m; điểm đầu đường Dinh Lạt (xã Quang Thành), điểm cuối nối đường Long –Trung - Bắc - Đồng (xã Đồng Thành).
Hiện trạng: một số đoạn nền đường đất rộng 4 - 5 m, một số đoạn cấn mở mới, quy hoạch đường cấp VI đồng bằng; nền đường rộng 6,0 m; mặt đường rộng 3,5m; cấp kỹ thuật 30km/h.
Tiến độ thực hiện 2011-2015. Kinh phí ước tính là 42 tỷ đồng.
5. Đường trung tâm Tiến Thành: dài 15km; điểm đầu là đường 22, điểm cuối là đường Đô - Mã - Thọ - Tiến Thành.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Hiện trạng: một số đoạn nền đường đất rộng 4 - 5 m; một số đoạn cấn mở mới;
quy hoạch đường cấp VI miền núi; nền đường rộng 6,0 m; mặt đường rộng 3,5m; cấp kỹ thuật 30km/h.
Tiến độ thực hiện 2011-2015. Kinh phí ước tính là 70,23 tỷ đồng.
d. Đầu tư vào hệ thống đường xã
Việc đầu tư vào các tuyến đường giao thông xã được xem như là một cách thức giúp cho dân cư các khu vực vùng sâu có thể tiếp cận được với chợ, các vùng hoạt động tạo ra thu nhập, các dịch vụ xã hội như trường học, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ cũng như các nhu cầu khác trong quan hệ xã hội. Giao thông xã sẽ góp phần tích cực để tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo nhằm đạt được hiệu quả xã hội tốt hơn. Việc khai thông các tuyến đường nối đến các xã miền núi đã giúp cho người nghèo có cơ hội được hưởng lợi ích từ sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Nâng cấp toàn huyện có 306 tuyến, tổng chiều dài là 462,34 km; đã rải nhựa và bê tông 62,34 km; đường cấp phối và đường đất dài 349,71km. Đến năm 2020 các tuyến đường xã phấn đấu bêtông hóa và nhựa hóa đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, bề rộng nền 6,0m; bề rộng mặt 3,0m. Giai đoạn 2011- 2015 nhựa hóa các tuyến đường đất và cấp phối .
Nhìn chung quy mô các trục đường GTNT còn thấp, chất lượng đường còn kém không đáp ứng được các yêu cầu phục vụ phát triển KT - XH, sản xuất nông nghiệp theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, việc làm đường GTNT trong thời gian tới là rất cần thiết, đầu tư và quản lý GTNT hiệu quả hơn nữa là một yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ.
Giai đoạn 2011-2015 nhựa hoá các tuyến đường cấp phối và đường đất với kinh phí: 335,69 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020: 223,79 tỷ đồng.
e. Đầu tư phát triển hệ thống đường thôn, xóm
Toàn huyện có 1075,63 km đường thôn xóm trong đó đã nhựa hóavà bê tông hóa được 413,09 km, đường đá dăm dài 12,4 km và đường đất 650,14km. Giai đoạn 2011- 2015 nhựa hóa và bê tông hóa 60% đường cấp phối và đường đất với tổng kinh phí là 362,78 tỷ đồng. Giai đoạn 2016- 2020 nhựa hóa, bê tông hóa 40% đường cấp phối,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
đường đất còn lại với tổng kinh phí là 241,85 tỷ đồng. Đường vào thôn, xóm và đường vào các gia đình tùy điều kiện để mở rộng hợp lý. Kết cấu mặt đường từ xóm ra đồng dung vật liệu như đá dăm, cấp phối, đất với yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tối thiểu 5,0m nền và mặt là 3m.
f. Đầu tư phát triển đường nội thị
Để đáp ứng được nhu đầu đi lại ngày càng cao của cư dân trong khu vực thị trấn cũng như theo kịp tốc độ phát triển của các nội thị của các huyện xung quanh thì đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nội thị cần phải đi trước một bước ( phụ lục 1).