CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
2. Tình hình đầu tư phát triển giao thông của huyện Yên Thành giai đoạn 2010 -201
2.2. Hiện trạng phát triển giao thông đường bộ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2012
2.2.2. Hiện trạng phát triển vận tải
2.2.2.2. Khai thác vận tải hành khách và hành hóa đường bộ
Đối với huyện Yên Thành thì lượng khách và lượng hàng hóa được chủ yếu vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ.
Trong vòng 3 năm từ năm 2010 - 2012 khối lượng hành hóa và hành khách vận chuyển của huyện Yên Thành tăng nhanh và được thể hiện qua hai số liệu: lượng vận chuyển và số lượng phương tiện vận tải lưu thông.
Lượng vận chuyển a. Vận chuyển hành khách
+ Số lượng hành khách vận chuyển là số lượng hành khách được vận chuyển bởi các đơn vị chuyên vận tải và các đơn vị thuộc các ngành khác có hoạt động kinh doanh vận tải, không phân biệt độ dài quảng đường vận chuyển.
+ Số lượng hành khách luân chuyển là số lượng hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quảng đường vận chuyển. Phương pháp tính như sau:
Số lượng hành khách luân chuyển = số lượng hành khách vận chuyển x quảng đường vận chuyển.
Bảng 10: Lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ của Huyện Yên Thành giai đoạn 2010– 2012
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tính theo số lượng
hành khách Người 498352 609504 650167 22 7
Tính theo luân chuyển
1000
người/ km 149441 170509 188906 14 11
(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Yên Thành) Qua số liệu trên ta thấy:
Số lượng hành khách được vận chuyển tăng qua các năm. Năm 2010 lượng hành khách vận chuyển 498352 người thì tới năm 2012 lượng hành khách vận chuyển tăng lên là 650167 người. Năm 2011 so với 2010 tính theo số lượng hành khách tăng 22%,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
năm 2012 tính theo số lượng hành khách vận chuyển so với 2011 tăng 7%. Lượng vận chuyển hành khách tăng là do:
+ Từ năm 2011, huyện có đưa các tuyến xe bus vào hoạt động trên một số tuyến đường tạo ra sự thuận tiện trong việc đi lại của người dân mà giá cả lại phù hợp nên được rất nhiều người dân lựa chọn.
+ Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao vì thế người dân có xu hướng muốn đi du lịch hay mở rộng giao lưu, quan hệ hợp tác với bên ngoài ngày càng nhiều hơn.
+ Luồng tuyến vận chuyển hành khách được hình thành và hoạt động chủ yếu đi theo các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh và đường GTNT để vận chuyển người dân đi ra các tỉnh, huyện, xã khác nhau ngày càng được thuận tiện, dễ dàng hơn.
+ Điều kiện đường sá ngày càng được đầu tư sữa chữa, nâng cấp hệ thống mạng lưới đường bộ ngày càng được hoàn thiện hơn nên thuận tiện cho người dân đi lại, ngoại trừ các xã ở vùng sâu, vùng xa, không có đường ô tô nên việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy mọi hoạt động đi lại của người dân chủ yếu bằng phương tiện xe máy.
b. Về vận chuyển hàng hoá
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa đã vận chuyển (kể cả bao bì). Khối lượng hàng hóa vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã chuyển đến nơi giao nhận theo đúng nội dung hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận.
+ Khối lượng hàng hóa luân chuyển là khối lượng hàng hóa được vận chuyển tính theo chiều dài của quảng đường vận chuyển. Phương pháp tính như sau:
Số lượng hàng hóa luân chuyển = khối lượng hàng hóa vận chuyển x quảng đường đã vận chuyển.
Do sản xuất tại địa phương phát triển làm cho khối lượng hàng hoá trao đổi buôn bán ngày càng tăng. Hiện nay kinh tế nông thôn đã có những sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, mang tính chất hàng hoá, làm tăng đáng kể lượng hàng cần phải chuyên chở trên các đường huyện, xã, thậm chí cả thôn xóm, đặc biệt vào các vụ thu hoạch.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 11: Lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ của huyện Yên Thành giai đoạn 2010– 2012.
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 Tính theo khối
lượng vận chuyển
Tấn 840576 865152 960254 3 11
Tính theo luân
chuyển Tấn/ km 17287360 18155520 19700403 5 9
(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Yên Thành) Qua bảng trên ta thấy: khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh qua các năm.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2011 so với 2010 tăng 3%, thì đến năm 2012 khối lượng hàng hóa được vận chuyển tăng so với 2011 là 11% do nhà máy đường tại xã Đồng thành đã được đưa vào hoạt động nên khối lượng nguyên liệu mía được đưa từ vùng nguyên liệu về nhà máy để sản xuất rất nhiều và sản phẩm đường đựơc đưa từ nhà máy đến thị trường tiêu thụ rất lớn vì vậy làm cho khối lượng hàng hóa vận chuyển có sự tăng cao. Còn tính theo luân chuyển thì năm 2012 tăng 9% so với năm 2011. Sở dĩ khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng nhanh như vậy là do tài nguyên thiên nhiên của vùng nông thôn được chú trọng khai thác hiệu quả, khiến cho vùng nông thôn chính là một thị trường và là nơi sản xuất hàng hoá nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang tăng nhanh do đòi hỏi của các vùng đô thị hay công nghiệp tập trung và xuất khẩu, làm tăng rất đáng kể lượng hàng cần phải chuyên chở trên các đường huyện, xã, thậm chí cả thôn xóm, đặc biệt vào các vụ thu hoạch. Mặt khác do nhu cầu vận tải hàng hóa nông thôn theo mùa vụ, vận chuyển hàng chủ yếu do các doanh nghiệp đảm nhiệm vì vậy luồng tuyến vận tải hàng hóa và khối lượng vận tải không ổn định.
Phương tiện vận tải đường bộ a. Phương tiện vận tải ô tô
Đến tháng 12/2012 tổng phương tiện ô tô trên địa bàn huyện Yên Thành khoảng 1214 chiếc. Hành khách chủ yếu được vận chuyển bằng xe con và ô tô khách. Hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
hoá được vận chuyển chủ yếu bằng xe ô tô chở hàng hóa. Nếu năm 2010 số lượng xe ô tô chở hàng hóa là 425 chiếc thì tới năm 2011 con số này là 485 chiếc, với mức tăng tuyệt đối là 60 chiếc tương ứng tăng 14,12% so với năm 2010, đến năm 2012 xe ô tô vận tải hàng hóa vẫn duy trì xu hướng tăng với tỷ lệ tăng là 1,03% so với năm 2011, sở dĩ trong thời gian qua số lượng ô tô vận tải hàng hóa tăng cao như vậy là do năm 2011 trên địa bàn huyện có mở nhà máy đường tại xã Đồng Thành nên nhiều người đã đầu tư mua các xe ô tô để vận chuyển mía từ các vùng nguyên liệu ở các địa phương trong huyện và các huyện lân cận về nhà máy để phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy.
Bảng 12: Phương tiện ôtô vận tải trong giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: chiếc Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh (%) 2011/2010 2012/2011
1. Xe con 243 280 314 15,23 12,14
2. Xe ô tô khách 402 408 410 1,49 0,49
3. Ô tô vận tải hàng hóa 425 485 490 14,12 1,03
Tổng 1070 1173 1214 9,62 3,49
(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Yên Thành và báo cáo giao thông năm 2012) Qua bảng ta thấy: số lượng xe ôtô vận tải là khá ổn định và tăng qua các năm.
Số lượng xe con tăng nhanh nhất năm 2011 tăng so với năm 2010 là 15,23%, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 37 chiếc, năm 2012 số lượng xe con tăng 12,14%
so với năm 2011 với mức tăng tuyệt đối tương ứng là 34 chiếc, sở dĩ xe con tăng nhanh như vậy là do thu nhập của người dân trong huyện ngày càng tăng nên người dân có xu hướng sử dụng các loại xe sang trọng hơn.
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện phần lớn là đường GTNT, có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp vì vậy các phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông trên các tuyến đường này thường có trọng tải thấp từ 5T trở xuống. Thời gian gần đây, xe tải có sức chứa nhỏ khoảng (1- 3,5 T) tại các địa phương đang có xu hướng tăng nhanh và là phương tiện quan trọng cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá ở nông thôn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ôtô vận tải 40.37
ôtô khách 33.77 xe con 25.86%
Biểu đồ 3: Tỷ lệ phương tiện ô tô theo loại
Trong các loại phương tiện thì xe con chiếm tỷ lệ 25,86%, xe ôtô vận tải chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,37% do lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn huyện có sự gia tăng lớn qua các năm, còn lại xe khách 33,77%.
Có nhiều chủng loại ô tô vận chuyển hàng hoá và hành khách hoạt động trên các tuyến đường nông thôn như: Kia, Hyundai, Daewoo, Toyota, xe hoán cải, được sản xuất ở nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Số lượng phương tiện ô tô tăng qua các năm, cho thấy nhu cầu đi lại của người dân càng nhiều, mức sống của người dân ngày một tăng cao.
b. Phương tiện xe máy
Xe máy là phương tiện cá nhân được sử dụng nhiều ở các vùng đô thị cũng như là nông thôn, xe máy có giá phù hợp với thu nhập của người dân, nó mang tính chất rất cơ động trong vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa có khối lượng nhỏ và có thể đến được những nơi mà ô tô không thể đến được, đây là phương tiện phổ biến, chủ yếu phục vụ cho việc đi làm đồng, làm nương rẫy và giao lưu của người dân.
Trong giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trưởng xe máy ở Yên Thành là khá cao.
(Nguồn: số liệu thứ cấp)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 13: Số lượng xe máy và tốc độ tăng qua các năm.
ĐVT: Chiếc
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng xe máy 74278 86840 93090
% tốc độ tăng so với năm trước 116,92 107,19
(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Yên hành giai đoạn 2007 -2011 và báo cáo phát triển KT - XH 2012)
Qua bảng trên ta thấy số lượng xe máy tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2011, phương tiện xe máy tăng hơn năm 2010 là 16,92% tương ứng với 12562 xe, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,19% tương ứng là 6250 xe, và so với năm 2010 là 18812 chiếc. Số luợng tăng nhanh như vậy là do các con đường ngày càng được nâng cấp hoàn thiện làm cho nhu cầu đi lại của người dân ngày càng nhiều và do đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Trong đó tăng mạnh nhất là các loại xe có giá thành rẻ, chất lượng thấp phù hợp với thu nhập của người dân nông thôn. Loại xe này đóng góp phần lớn trong việc vận chuyển, luân chuyển hàng hoá, hành khách trên đường GTNT tại địa phương.
Hiện nay, phương tiện giao thông phát triển nhanh về chất lượng cũng như trọng tải, các chủ phương tiện thường cơi nới chở quá tải, nhất là đối với những vùng sâu vùng xa nơi mà chỉ có các phương tiện vận tải lớn hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu. Mặt khác, do đường GTNT được thiết kế với bề rộng hẹp, các tiêu chuẩn về đường thấp, chủ yếu mặt đường là cấp phối hoặc đất, do đó việc khai thác và vận chuyển còn gặp khá nhiều khó khăn.Vì vậy, chính quyền cần có chính sách đầu tư để nâng cấp đường ở những vùng nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải nông thôn đi lại dễ dàng hơn và khai thác hết công suất.
Việc sử dụng hợp lý phương tiện để nâng cao hiệu quả vận tải và cải thiện chất lượng chuyến đi là một vấn đề cần đuợc quan tâm. Việc lựa chọn cơ cấu phương tiện phù hợp đối với từng vùng hiện nay chủ yếu được xây dung dựa trên các tiêu chí sau:
- Phù hợp giữa các điều kiện kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện.
- Phù hợp giữa nhu cầu vận chuyển và năng lực vận chuyển của phương tiện.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Phù hợp giữa chủng loại phương tiện với đặc tính của hàng hoá và luồng tuyến vận chuyển.
- Điều kiện tự nhiên, hiệu quả KT - XH - môi trường.
- Tốc độ phát triển của ngành vận tải và kinh tế của vùng.
Mặc dù thời gian qua hoạt động vận tải trên địa bàn huyện đã có sự phát triển nhưng vẫn còn một số hạn chế do các yếu tố sau:
+ Hoạt động của các loại xe cơ giới thông dụng ở nông thôn bị hạn chế vì cấp kỹ thuật của các công trình GTNT mặc dù hiện nay nhiều công trình hạ tầng cơ sở GTNT đã được cải tạo và làm mới nhiều.
+ Phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá ở nông thôn chủ yếu dựa vào các loại xe ôtô tải trọng nhỏ, xe hoán cải, xe máy, xe đạp, xe súc vật kéo và đi bộ.
+ Tại các khu vực miền núi, người dân đi bộ còn chiếm tỷ lệ cao và đi bộ với những khoảng cách rất xa để tới các cơ sở và dịch vụ như trường học, trạm y tế, chợ búa,... Các phương tiện vận chuyển hành khách vùng nông thôn nhất là vùng sâu vùng xa chủ yếu là các xe cũ chất lượng kém, thường chở cả người và hàng, điều kiện đảm bảo an toàn không đáp ứng tiêu chuẩn và phương tiện hoạt động thường xuyên trên các tuyến đường núi do đó hay bị mất an toàn gây tai nạn giao thông.
Điều cần lưu ý là đối với loại hình đường miền núi nên chọn các xe đảm bảo các yếu tố sau: giá rẻ và các yếu tố kỹ thuật và an toàn tối thiểu để phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Bên cạnh đó yêu cầu chung phải đảm bảo là máy khoẻ, khung khoẻ, gầm cao.
Ngoài ra, trong thời gian trung hạn cũng như lâu dài, các phương tiện thô sơ chở hàng và khách vẫn còn tiếp tục xuất hiện ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các phương tiện cá nhân chở khách như xe máy, xe đạp sẽ tăng ở các khu vực nông thôn, cả khu vực kinh tế phát triển và các khu vực kinh tế chậm phát triển.