CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
1. Giới thiệu chung về huyện Yên Thành
1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Bảng 2: Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành kinh tế giai đoạn 2007-2011 (tính theo giá so sánh)
Ngành kinh tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Tổng số 2146437 2478446 2883001
N-L-NN 759366 783902 883107
CN-XD 878474 1117652 1315930
TM-DV 508579 578892 683964
Cơ cấu giá trị sản xuất (%)
Tổng số 100 100 100
N-L-NN 35,37 31,62 30,63
CN-XD 40,94 45,07 45,64
TM-DV 23,69 23,31 23,73
Cơ cấu kinh tế (%)
Tổng số 100 100 100
N-L-NN 52,38 47,12 46,77
CN-XD 24,63 31,10 31,35
TM-DV 22,96 21,78 21,88
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thành 2011) Tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 2502628 triệu đồng. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Thành giai đoạn (2010-2012) chuyển dịch theo hướng tích cực, biểu hiện ở xu hướng giảm tỷ trọng ngành N-L-NN (35,37% năm 2010 giảm xuống còn 30,63% năm 2012) và tăng tỷ trọng các ngành CN-XD, DV-TM ( năm 2007: CN-XD chiếm 40,94%, TM-DV chiếm 23,69%; năm 2012: CN-XD chiếm 45,64%; TM-DV chiếm 23,73%). Tuy nhiên, tỷ trọng này còn cho thấy nền sản xuất huyện còn nặng về nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước.
Về lĩnh vực N-L-NN thì có xu hướng giảm dần về tỷ trọng (35,37% năm 2010 giảm xuống còn 30,63% năm 2012) tăng lên về giá trị tuyệt đối (tăng từ 759366 triệu đồng năm 2010 tăng lên thành 883107 triệu đồng năm 2012 tức tăng 132804 triệu so
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
với 2010). Tuy nhiên xu hướng chuyển dịch còn tương đối chậm và không đều đặn qua các năm.
CN-XD và TM-DV là nhóm ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong 3 năm trở lại đây đã có sự chú trọng đầu tư khá mạnh mẽ đặc biệt là sự phát triển một số chợ nông thôn, việc quy hoạch các thị tứ, tổ chức lại ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thành lập các công ty TNHH gắn khai thác với chế biến, chủ động cung ứng đủ vật liệu cho thị trường. Phát triển ngành nghề xây dựng, cơ khí, lắp ráp, sữa chữa, làm chủ được thị trường nội địa huyện. Du nhập thêm một số ngành nghề mới, hoạt động ổn định. Đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến đã thu hút xây dựng 2 nhà máy chế biến sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng cây nguyên liệu. Nên nhóm ngành CN-XD và TM-DV có sự chuyển biến tích cực đúng hướng chung của cả nước. Đó là xu hướng tăng lên cả về mặt giá trị tuyệt đối (năm 2010: CN-XD đạt 878474 triệu đồng; TM-DV đạt 508579 triệu đồng; năm 2012: CN-XD đạt 1315930 triệu đồng; TM-DV đạt 683964 triệu đồng và tương đối (năm 2010: CN-XD chiếm 24,63%; TM-DV chiếm 22,96%; năm 2012:
CN-XD chiếm 31,35%; TM-DV chiếm 21,88%).
1.2.2. Kết cấu hạ tầng cơ sở
Kết quả khảo sát trong thời gian 3 năm (2010-2012) cho thấy, cơ sở hạ tầng KT- XH trong thời gian qua không ngừng được tăng cường và nâng cấp. Tính đến cuối năm 2012 toàn huyện đã nhựa hóa và bê tông hóa được 900,88 km đường trong đó nhựa 386,66 km, bê tông 514,22 km. Nhiều tuyến đường quan trọng đang được huyện chú trọng đầu tư nâng cấp và sữa chữa. Hệ thống mạng lưới đường GTNT đang được huyện Yên Thành triển khai thực hiện theo đúng tiêu chí giao thông trong Nông thôn mới. Thực hiện đề án kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đến nay đã kiên cố được 545,027/1486,4 km kênh mương. Trên địa bàn huyện có hệ thống thủy nông Bắc-Nghệ An và 33 hồ đập trung, 124 hồ đập nhỏ và 54 trạm bơm điện đã đưa diện tích tưới tiêu ổn định đến năm 2011 là 113000 ha trên tổng diện tích canh tác là 16,913 ha, chiếm 66%.
Ngoài ra có nhiều hệ thống đê kè, cống giữ và điều hòa nước và phòng chống lũ lụt.
Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng được tăng cường, 100% số xã có nhà văn hóa, bưu điện. Công tác giáo dục được quan tâm phát triển đúng mức, toàn huyện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
có 36/39 xã, thị trấn có trường học cao tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học không ngừng được tăng lên. Huyện được tỉnh công nhận là đơn vị phổ cập tiểu học, 3 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia, 23 xã đạt phổ cập trung học cơ sở. Đến nay, toàn huyện có 139 làng văn hóa và có 77 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa, bên cạnh đó có 49190 hộ được công nhận gia đình văn hóa. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được củng cố, toàn huyện có 1 bệnh viện 3 trạm đa khoa, 100% xã có trạm y tế bình quân mỗi trạm có 4 dường bệnh, 35% số trạm có bác sĩ.
Tuy vậy, cơ sở hạ tầng KT-XH, ở khu vực nông thôn vẫn còn trình độ thấp.
Mạng lưới giao thông thống nhất là ở các xã miền núi chất lượng kém, nhiều đoạn bị xuống cấp nghiêm trọng, phần lớn đường còn hẹp đi lại khó khăn. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng cho khả năng tưới vùng gò đồi, tiêu úng cho vùng trũng, kiên cố hóa kênh mương mới đạt tỷ lệ 50%. Hệ thống thương mại chưa tạo được bước đột phá phát triển nhanh, hệ thống chợ về cơ bản vẫn còn tạm bợ, đơn sơ, chợ chưa sử dụng có hiệu quả do chưa thật sự thuận tiện cho nông dân, doanh nghiệp, chưa hình thành được các trung tâm giao dịch TM-DV nông thôn có quy mô lớn. Chưa có kế hoạch cụ thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn rộng lớn.
Thực hiện chủ trương Nhà Nước và nhân dân cùng làm, trong những năm đổi mới của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thành đã phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn để xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm,... tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ đã làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thêm khởi sắc, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
1.2.3. Tình hình dân số, lao động
Huyện Yên Thành có 38 xã, 1 thị trấn là một huyện có diện tích khá lớn được chia làm 3 vùng: Vùng thâm canh, vùng phía nam, vùng đồi núi. Theo thống kê dân số trung bình đến cuối năm 2012 dân số toàn huyện là 290492 người với 69570 hộ, số người trong độ tuổi lao động là 158197 người, trình độ dân trí không đồng đều nhận thức và tiếp cận khoa học, công nghệ còn hạn chế, TM-DV phát triển chưa đáng kể, đời sống nhân dân còn nghèo. Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở đồng bằng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Dân số trên địa bàn huyện Yên Thành tương đối lớn. Theo số liệu thống kê của Ban dân số kế hoạch hóa và gia đình thì tới năm 2012, dân số trên địa bàn huyện là 290492 người tăng 10822 người 2010. Tỷ lệ gia tăng dân số ở mức cao và có xu hướng giảm dần trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, quy mô dân số vẫn không ngừng gia tăng qua các năm. Sự tăng lên của bộ phận dân số này đặt ra cho chính quyền địa phương về giải quyết việc làm, chăm lo sức khỏe cộng đồng, công tác an sinh giáo dục và nhiều vấn đề khác của người dân.
Bảng 3: Dân số và lực lượng lao động qua các năm
Đơn vị: người
Tiêu chí Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh (%) 2011/2010 2012/2011
Tổng dân số 279670 281762 290492 0,70 3,09
Số người trong độ
tuổi lao động 147365 148142 156142 0,53 5,40
% số người trong độ tuổi lao động / tổng dân số
52,69 52,57 53,75 - -
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành) Quan sát bảng trên ta thấy, dân số của huyện Yên Thành có sự tăng lên qua các năm. Năm 2011/2010 dân số tăng lên là 0,7% thì đến năm 2012 dân số tăng 3,09% so với năm 2011. Trên địa bàn huyện năm 2010 có 279670 người thì tới năm 2012 dân số đã lên tới 290492 người, sở dĩ có sự tăng dân số nhanh như vậy là do đời sống của người dân ở khu vực thị trấn và các xã đồng bằng trong huyện ngày một nâng cao nên họ có xu hướng muốn sinh con thứ 3, mặt khác trên địa bàn huyện số lượng người dân theo đạo thiên chúa giáo khá lớn nhưng họ không thực hiện các chính sách kế hoạch hóa gia đình nên dẫn tới số lượng trẻ sơ sinh được sinh ra trong một năm là rất cao. Sự gia tăng dân số đã kéo theo đó là sự tăng lên về số người trong độ tuổi lao động. Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 147365 người thì tới năm 2012 đã tăng lên là 156142 người. Tốc độ tăng số người trong độ độ tuổi lao động năm 2011 so với 2010 là 0,53% thì tới năm 2012 con số này là 5,40% so với năm 2011;
Như vậy tốc độ tăng số lượng người trong độ tuổi lao động nhanh hơn so với tốc độ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tăng của dân số và % số người trong độ tuổi lao động/tổng dân số luôn lớn hơn 50%
chứng tỏ Yên Thành đang trong tình trạng dân số vàng. Với một quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao, số người trong độ tuổi lao động tăng lên qua các năm và có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo. Điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với chính quyền huyện Yên Thành trong thời gian tới. Khi lực lượng lao động đồi dào sẽ tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy ở huyện Yên Thành để có thể thuê nhân công với giá rẻ. Ví dụ như Công ty TNHH MLB TENERGY (Công ty may Nhật Bản ) đã xây dựng và đưa vào hoạt động vào tháng 2/2012. Nhưng bên cạnh đó, dân số tăng nhanh, lực lượng lao động tăng qua các năm cũng đã tạo sức ép lên chính quyền huyện Yên Thành về việc làm cho người dân và phải đầu tư nhiều hơn vào hệ thống giao thông đường bộ để đảm bảo giao thông đi lại của người dân được tốt hơn và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.
Tác động của điều kiện tự nhiên - KT - XH tác động tới giao thông đường bộ huyện Yên Thành
- Về thuận lợi:
+ Yên Thành có quốc lộ 7, tỉnh lộ 534 đi qua kết hợp với hệ thống GTNT thuận tiện, tiếp nối với quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Cảng Cửa Lò, các đô thị Thái Hòa, Diễn Châu, Hoàng Mai, Đô Lương và các vùng miền trong cả nước, làm cho hệ thống giao thông đường bộ của huyện có sự liên kết với các vùng khác trong tỉnh.
+ Kinh tế huyện Yên Thành ngày một phát triển, đây là một điều kiện thuận lợi để chính quyền huy động nguồn vốn từ dân vào đóng góp vào công tác hoàn thiện các tuyến đường.
+ Trên địa bàn huyện có trữ lượng đá vôi, sỏi với số lượng lớn nên được khai thác tại chỗ để sử dụng làm mặt đường như đá dăm, cấp phối, sỏi,... với những vật liệu sẳn có tại địa phương thì sẽ làm chi chi phí nâng cấp, duy tu các con đường giảm bớt kinh phí hơn.
+ Cơ cấu hạ tầng của huyện đã được đầu tư tăng cường ngày càng đáp ứng với nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu phát triển KT-XH.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Về khó khăn
+ Địa hình đồi núi chia cắt, mùa mưa kéo dài, lượng mưa lớn gây nên bão lụt ảnh hưởng lớn tới chất lượng của các công trình giao thông đường bộ vì “nước là kẻ thù số 1 của các công trình giao thông”. Mặt khác vào mùa mưa thì việc đi lại của người dân ở các xã miền núi gặp rất nhiều khó khăn do hiện tượng sạt lỡ núi, làm nhiều công trình giao thông đường bộ bị hư hỏng nặng.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ khá phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và tiềm năng của nền sản xuất trên địa bàn huyện. Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu di lại, vận chuyển hàng hóa ở huyện Yên Thành ngày càng lớn vì vậy mà tốc độ phát triển giao thông đường bộ không đáp ứng kịp so với nhu cầu phát triển vận tải làm cho các tuyến đường nhanh bị xuống cấp, hư hỏng.
+ Nguồn vốn để đầu tư cho phát triển giao thông là rất lớn trong khi nguồn vốn được giải ngân hàng năm cho đầu tư phát triển hạ tầng không đáp ứng đủ vì vậy dẫn tới hiện tượng thiếu nguồn vốn đầu tư làm cho thời gian đầu tư kéo dài dẫn tới hiện tượng thất thoát, lãng phí.
+ Dân số phát triển nhanh, phương tiện giao thông ngày càng nhiều dẫn tới tình trạng các con đường nhanh bị xuống cấp nhanh chóng nên phải thường xuyện duy tu, bảo dưỡng làm tốn kém nguồn lực.