Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh thừa thiên huế (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại

Hiệu quả tín dụng là một phạm trù vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể, phản ánh toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, là một chỉ tiêu tổng hợp mức độ hoạt động của môi trương chung quanh, cũng như đường lối phát triển chiến lược của ngân hàng thương mại.

Hiệu qủa tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là hiệu quả của việc cho vay mang lại, là khả năng thu hồi đầu tư đáo hạn cả vốn lẫn lãi theo dự kiến. Hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Điều đó có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì phải giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong khu vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng các hoạt động tín dụng Ngân hàng. Đó là khả năng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cung ứng tín dụng đối với yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại từ nguồn tích lũy do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của Ngân hàng.

1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng - Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở các hợp đồng tín dụng trong một thời gian nhất định, thường là một năm.

Doanh số cho vay trong kì= Dư nợ cuối kì+ Doanh số thu nợ trong kì- Dư nợ đầu kì - Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ phản ánh số tiền mà Ngân hàng thu được từ những khách hàng đã đi vay vốn Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.

Doanh số thu nợ trong kì = Dư nợ đầu kì+ Doanh số cho vay trong kì - Dư nợ cuối kì - Dư nơ:

Là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân nhưng chưa thu lại được. Đây là chỉ tiêu thời kì, thường kéo dài trong nhiều năm.

Dư nợ cuối kì = Dư nợ đầu kì + Doanh số cho vay trong kì - Doanh số thu nợ trong kì - Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động (%):

Tỷ trọng dư nợ trên tổng vốn huy động = Tổng dư nợ

x 100 Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho ta biết được có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ và khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn tham gia vào dư nợ càng cao. Nếu chỉ số càng gần 100 thì càng tốt cho hoạt động của Ngân hàng, vì nó chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn huy động được. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

- Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)

Tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn = Dư nợ

x 100 Tổng nguồn vốn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tỷ số này được dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng ổn định và hiệu quả.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay(%) Nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng là bình thường)

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.

Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ

x 100 Doanh số cho vay

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng - Môi trường kinh tế vĩ mô:

Mọi biến động kinh tế vĩ mô trong điều hành chính sách tiền tệ thực hiện đều có tác động đến quy mô và chất lượng của công tác huy động vốn và cho vay. Vì vậy, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu phát huy tích cực hiệu quả giúp Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát khối lượng tín dụng tăng trưởng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng chảy vào các ngành nghề then chốt, trọng điểm để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là tiền đề để hoạt động tín dụng của Ngân hàng đi vào quỹ đạo ổn định, nâng cao hiệu quả tín dụng và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

-Môi trường pháp lí:

NHTM với tư cách là kênh dẫn nhập vốn, điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng liên quan đến sự ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát. NHTM là nơi trực tiếp thực hiện các mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của mình để Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được khối lượng tín dụng cũng như điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông. Do dó, nếu hoạt động tín dụng không hiệu quả sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của NHTM mà còn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

- Điều kiện tự nhiên:

Các điều kiện tự nhiên biến động như: thiên tai, lũ lụt,… là yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng ở NHTM. Khi khách hàng của NHTM lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, trì trệ, khủng hoảng thì vấn đề hoàn trả nợ và lãi cho NHTM gặp nhiều khó khăn và họ không đủ khả năng tài chính để giải quyết vấn đề đó. Từ đó cho thấy rủi ro tín dụng của NHTM là điều không thể tránh khỏi.

- Chính sách tín dụng của NHMT:

Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động như:

huy động vốn và cho vay, thu hút khách hàng,...Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt của từng thời kì nhất định đòi hỏi NHTM phải xây dựng các định hướng, mục tiêu phấn đấu nhằm tác động tích cực đến việc điều chỉnh mọi hoạt động của NHTM. Đưa ra chính sách tín dụng phù hợp góp phần nâng cao tối đa hiệu quả tín dụng của NHTM.

- Năng lực kinh doanh của Ngân hàng thương mại:

Đối với mỗi khách hàng trong quá trình kinh doanh, ngoài vốn tự có thì họ còn sử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng vào mục tiêu kinh doanh nhất định. Nếu năng lực kinh doanh, trình độ quản lí yếu kém, chiến lược kinh doanh thiếu tính khả thi, khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ và lãi, sử dụng vốn vay không đúng mục đích ,...

dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến NHTM là khó có khả năng thu hồi nợ vay và rủi ro lớn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh thừa thiên huế (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)