Tình hình huy động

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ở ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Tình hình huy động

Ngân hàng với vai trò là trung tâm trong việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội. Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Hiện nay, môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt vì vậy bản thân mỗi Ngân hàng phải xây dựng các chính sách, chiến lược nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của mình, đặc biệt là lãi suất thực sự hợp lí và mang tính chất cạnh tranh cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn, cho nên trong những năm qua, Navibank Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều biện pháp và áp dụng nhiều hình thức huy động mới nhằm nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn. Từ đó ngân hàng chủ động hơn trong chiến lược kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn của Navibank Thừa Thiên Huế đều có sự tăng trưởng qua các năm. Điều đó cũng phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế ngày càng phát triển, vốn nhàn rỗi trong xã hội ngày càng nhiều, nhu cầu gởi tiền vào Ngân hàng ngày càng lớn nhờ sự đảm bảo an toàn, độ tin cậy cao và có thêm khoản thu trong từng thời kỳ. Navibank Thừa Thiên Huế đã không ngừng nâng cao và khẳng định uy tín của mình, tạo niềm tin mạnh đối với khách hàng nên việc huy động vốn được thuận lợi hơn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Việt giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

So sánh

2011/2010 2012/2011

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %

I. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 177.312 36,42 150.078 26,23 123.196 19,68 - 27.234 - 15,36 - 26.882 - 7,91 1. Có kỳ hạn 125.048 70,52 109.868 73,21 100.000 81,17 - 15.180 - 12,14 - 9.868 - 8,98 2. Không kỳ hạn 52.264 29,48 40.210 26,79 23.196 18,83 - 12.054 - 23,06 - 17.014 - 42,31 II. Tiền gửi tiết kiệm 238.397 48,97 375.022 65,53 331.970 53,04 136.625 57,31 - 43.052 - 1,48

1. Có kỳ hạn 229.851 96,42 368.852 98,35 329.282 99,19 139.001 60,47 - 39.570 - 10,73

2. Không kỳ hạn 8.546 3,58 6.170 1,65 2.688 0,81 - 2.376 -27,80 - 3.482 - 56,43

III. Giấy tờ có giá 71.102 14,61 47.164 8,24 170.725 27,28 - 23.938 - 33,67 123.561 261,98 Tổng cộng 486.811 100,00 572.264 100,00 625.891 100,00 85.453 17,55 53.627 9,37

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng của Navivbank Thừa Thiên Huế)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của Navibank Thừa Thiên Huế có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 572.264 triệu đồng, tăng 85.453 triệu đồng , tương đương 17,55 % so với năm 2010.

Đến năm 2012, vốn huy động đạt 625.891 triệu đồng, tăng 53.627 triệu đồng tương đương 9,37% so với năm 2011.

Trong đó, huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư năm 2011 là 375.022 triệu đồng, tăng 57,31% so với năm 2010. Năm 2012, huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư là 331.970 triệu đồng, giảm 11,48 % so với năm 2011.

- Xét về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Năm 2010, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 229.851 triệu đồng, sang năm 2011 là 368.852 triệu đồng tăng 139.001 triệu đồng tương ứng tăng 60,47%. Nguyên nhân là do người dân có khoản tiền tạm thời chưa cần sử dụng đến nên họ đã đem tiền gửi Ngân hàng vừa sinh lời vừa an toàn cao. Với lãi suất hợp lý, vào năm 2011 người dân gửi tiết kiệm để vốn của họ được tích lũy nhằm đáp ứng cho những nhu cầu trong thời gian tới. Nhưng đến năm 2012, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng chỉ còn 329.282 triệu đồng giảm 39.570 triệu đồng tương ứng giảm 10,73% so với năm 2011. Con số này giảm xuống là do vào năm 2012 có sự biến động lớn đối với nền kinh tế nên cũng ảnh hưởng đến lãi suất của Ngân hàng làm cho lãi suất cũng giảm thấp hơn so với các năm trước. Đó cũng là nguyên nhân khiến người dân hạn chế gửi tiết kiệm và dành khoản tiền đó để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả mà mang lại lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, tình hình kinh tế khó khăn, lợi nhuận giảm, giá cả hàng hóa lại không ổn định nên số vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng có phần giảm xuống.

- Xét về tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Qua 3 năm 2010 - 2012 thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm dần. Năm 2010 là 8.546 triệu đồng, sang năm 2011 là 6.170 triệu đồng tức là giảm 2.376 triệu đồng tương ứng giảm 27,8% so với năm 2010. Năm 2012 là 2.688 triệu đồng giảm 3.482 triệu đồng tương ứng giảm 56,43% so với năm 2011. Sự giảm sút đó vì người dân đến Ngân hàng rút tiền để sử dụng vào các mục đích của họ: đầu tư, xây sửa nhà cửa, sản xuất kinh doanh,...Năm 2012 là năm mà tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm mạnh do chịu nhiều ảnh hưởng của lãi suất cũng như tình hình kinh tế xã hội. Điều đó tác động nhiều đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đối với huy động từ tổ chức kinh tế năm 2011 là 150.078 triệu đồng, giảm 15,36 % so với năm 2010. Phát hành giấy tờ có giá giảm từ 71.102 triệu đồng xuống còn 47.164 triệu đồng, giảm 33,67%. Do năm 2011, Ngân hàng hạn chế phát hành giấy tờ có giá nên làm cho giá trị của nó giảm. Năm 2012, huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng giảm 26.882 triệu đồng tương đương 17,91% so với năm 2011. Đó là vì các tổ chức kinh tế luôn hạn chế việc gửi tiền vào Ngân hàng để dùng khoản tiền đó để đầu tư vào việc có khả năng sinh lời cao hơn. Trong khi phát hành giấy tờ có giá lại tăng đến 170.725 triệu đồng , tức là tăng thêm 123.561 triệu đồng , tương ứng với 261,98% so với năm 2011. Năm 2012, Ngân hàng phát hành tín phiếu nên làm cho giá trị của giá tờ có giá có phần tăng mạnh. Giấy tờ có giá chủ yếu là các chứng chỉ huy động vàng, ngoại tệ và Việt Nam đồng. Thông thường, Ngân hàng chỉ phát hành giấy tờ có giá trong giai đoạn cần huy động lượng tiền có kỳ hạn và ổn định trong thời gian tương đối dài so với các khoản tiền huy động tiết kiệm không ổn định của các cá nhân. Ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động cũng như sự biến động giữa các nguồn vốn huy động được từ những thành phần khác nhau qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Navibank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010- 2012

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

III. Giấy tờ có giá II. Tiền gửi tiết kiệm I. Tiền gửi của các TCKT

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Navibank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2012

Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là tiền gửi tiế kiệm. Đây là nguồn vốn trọng yếu giúp Ngân hàng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng luôn tăng dần. Do Ngân hàng luôn luôn tích cực đổi mới, tìm phương pháp tối ưu nhất để huy động vốn như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, điều chỉnh lãi suất hợp lí,...Hiện nay mức trượt giá lớn hơn lãi suất tiền gửi làm dao động tâm lý người gửi tiền ảnh hưởng đến công tác huy động vốn. Bất chấp những khó khăn do môi trường vĩ mô đem lại như sự biến động bất thường của tỷ giá hối đoái, sự cạnh tranh hết sức gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại,.. nguồn vốn huy động của Navibanhk Thừa Thiên Huế vẫn đạt được sự tăng trưởng tương đối khả quan.

Ngoài ra ta cũng có thể đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng phân theo nội tệ, ngoại tệ và vàng để làm rõ hơn tình hình huy động vốn.

Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Nam Việt theo nội tệ, ngoại tệ và vàng 2010 - 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh

2011/2010 2012/2011

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %

Nội tệ 365.790 75,14 481.675 84,17 566.118 90,45 115.885 31,68 84.443 17,53 Ngoại tệ 100.965 20,74 82.578 14,43 59.773 9,55 -18.387 -18,21 -22.805 -27,62

Vàng 20.056 4,12 8.011 1,4 0 0 -12.045 -60,06 -8.011 -100,00

Tổng 486.811 100,00 572.264 100,00 625.891 100,00 84.453 17,55 53.627 9,37 (Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng của Navivbank Thừa Thiên Huế) Ta thấy vốn huy động bằng nội tệ của Ngân hàng tăng qua năm 2010 - 2012 và tốc độ tăng khá nhanh. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và luôn đạt trên 75%. Cụ thể: năm 2010 vốn huy động bằng nội tệ là 365.790 triệu đồng chiếm 75,14%, năm 2011 là 481.675 chiếm 84,17% tăng 115.885 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 31,68%. Sang năm 2012 là 566.118 triệu đồng chiếm 90,45% tăng 84.443 triệu đồng tương ứng tăng 17,53% so với năm 2011. Điều này cho thấy công tác huy động bằng nội tệ rất được chú trọng đầu tư, phát triển và khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là khách hàng trong nước, đây là nguồn vốn huy động lớn của Ngân hàng. Nguyên nhân là sự ổn định của tỷ giá cùng với sự chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và ngoại tệ ở mức cao, là yếu tố để

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngân hàng thu hút vốn bằng tiền gửi nội tệ. Người dân nhân thấy rằng gửi tiền đồng có lợi hơn nên đã khích thích người có ngoại tệ bán ra lấy tiền đồng gửi Ngân hàng.

Ta thấy Ngân hàng huy động bằng nội tệ là chủ yếu còn huy động bằng ngoại tệ thì chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể: năm 2011 huy động bằng ngoại tệ giảm 18.387% so với năm 2010 đạt 82.578 triệu đồng chiếm 14,43%. Năm 2012 là 59.773 triệu đồng chiếm 9,55%, giảm 22.085 triệu đồng tương ứng giảm 27,62% so với năm 2011. Qua ba năm 2010 - 2012, huy động bằng ngoại tệ giảm dần cả về giá trị cũng như tỷ trọng cho thấy Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để tìm ra các biện pháp làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ. Bởi vì tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư bằng ngoại tệ cũng lớn thông qua việc xuất khẩu lao động, lượng khách du lịch nước ngoài đến với Huế ngày một tăng,… Ngoài ra Việt Nam mở cửa hội nhập, nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư lớn từ: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,…

Tình hình huy động vốn bằng vàng có sự sụt giảm dần qua 2010 - 2012. Năm 2010 là 20.056 triệu đồng chiếm 4,12%, năm 2011 giảm 12.405 triệu đồng tương ứng giảm 60,06% so với năm 2010. Năm 2012 thì việc huy động bằng vàng dừng hẳn và giảm 100%, không còn huy động bằng vàng trong năm này. Điều đó cũng dễ hiểu, do sự biến động giá vàng thay đổi thất thường, liên tục và với biên độ lớn trong giai đoạn 2010 - 2012 vì vậy việc huy động bằng vàng lại mang nhiều rủi ro cao cho Ngân hàng và cũng phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh thừa thiên huế (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)