CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ở ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay ở ngân hàng TMCP Nam Việt
2.2.2.1. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế
* Doanh số cho vay
Hoạt động cho vay là quan trọng nhất của bất kỳ một Ngân hàng nào. Theo thời gian thì Ngân hàng tự mình khẳng định uy tín, vị thế của mình. Qua nhiều năm hoạt động thì việc cho vay càng trở nên thuận lợi hơn nhờ vào sự tiếp thị bắt cầu, những
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
khách hàng hiện hữu sẽ giới thiệu những khách hàng mới cho Ngân hàng. Chú trọng vào việc chăm sóc khách hàng hiện hữu sẽ làm giảm đi rất nhiều chi phí tiềm kiếm khách hàng mới cho Ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó, tỷ trọng về doanh số cho vay đối với tổ chức kinh tế có chiều hướng tăng lên thể hiện như sau: cụ thể năm 2010, tỷ trọng về doanh số cho vay đối với tổ chức kinh tế là 98.931 triệu đồng chiếm 30,19% trong tổng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế. Năm 2011, doanh số cho vay đối với tổ chức kinh tế là 109.336 triệu đồng chiếm 31,23%. Đến năm 2012 là 201.406 triệu đồng chiếm 37,92% trong tổng doanh số cho vay và đây là năm có mức tăng cao, tỷ lệ tăng 84,21% so với năm 2011. Tổ chức kinh tế là một phần làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.
Song song với sự tăng trưởng về tỷ trọng doanh số cho vay đối với tổ chức kinh tế thì tỷ trọng doanh số cho vay đối với cá nhân cũng tăng lên qua 3 năm 2010 - 2012.
Tỷ trọng doanh số cho vay của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đáng kể so với tổ chức kinh tế. Doanh số cho vay của cá nhân luôn luôn tăng dần, chiếm tỷ trọng cao.
Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay đối với cá nhân là 228.763 triệu đồng chiếm 69,81% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011 là 240.762 triệu đồng chiếm 68,77%
và tăng lên 5,25% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay là 329.729 triệu đồng chiếm 62,08% tăng so với năm 2011 là 88.966 triệu đồng tương ứng 36,95%
Nói tóm lại: Doanh số cho vay đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tổ chức kinh tế vì do cơ chế cho vay của ngân hàng, chính sách kinh doanh tập trung vào hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, lãi suất của Ngân hàng không đủ sức mạnh để thu hút nhiều tổ chức kinh tế đến với mình và luôn có nhiều chương trình khuyến mãi, quảng bá dành cho cá nhân hơn.
* Doanh số thu nợ: là số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản nợ đã cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Để hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ để đồng vốn được bảo tồn, thu hồi nhanh và tránh thất thoát. Vì vậy, thu nợ là một khâu quan trọng quyết định lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó thể hiện
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
được chất lượng hoạt động tín dụng, hiệu quả vốn đầu tư và kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong hoạt động cho vay thì thu nợ là vấn đề quan trọng nhưng chưa là yếu tố có thể nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là nhân tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của Ngân hàng. Thu hồi khoản nợ đúng thời hạn, đúng mục đích, thỏa mãn các điều kiện, có hiệu quả là sự thành công lớn của Ngân hàng.
Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số thu nợ của Navibank Thừa Thiên Huế đối với các thành phần kinh tế có sự tăng rõ rệt qua các năm và tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện hiệu quả của công tác thu hồi vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tổng doanh số thu nợ qua 3 năm 2010 - 2012 đều tăng lên.
Cụ thể: Năm 2010 là 266.967 triệu đồng, năm 2011 là 367.030 triệu đồng tăng 100.063 triệu đồng tương ứng tăng 37,48% so với năm 2010. Năm 2012 là 593.528 triệu đồng tăng 226.498 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 61,71%. Đạt được kết quả này một phần là nhờ vào sự cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng, một phần nhờ vào ý thức, khả năng trả nợ của khách hàng làm cho doanh số thu nợ tăng lên nhanh chóng.
Doanh số thu nợ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế năm 2010 là 57.558 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,56%. Năm 2011 là 92.638 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25,24%, tăng 35.080 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 60,95% so với năm 2010. Năm 2012 là 209.456 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,29%, tăng 116.818 triệu đồng tương ứng với mức tăng 126,1% so với năm 2011. Năm 2012 là năm có doanh số thu nợ tăng nhiều nhất và vượt trội. Trên thực tế thì không phải lúc nào doanh số thu nợ cũng tương đồng với doanh số cho vay, một số khoản vay của khách hàng thường biến động theo quá trình kinh doanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nợ của Ngân hàng đối với doanh nghiệp như tiền hàng bán ra không được chuyển về kịp thời, các hợp đồng mới thực hiện thường chưa thể thu lại vốn, đối tác chậm thanh toán, việc tài trợ cho các đơn vị cấp dưới,…cũng thường làm ảnh hưởng đến nguồn tiền của các tổ chức kinh tế.
Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân năm 2010 là 209.409 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78,44%. Năm 2011 là 274.392 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,76%, tăng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
64.983 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 31,03% so với năm 2010. Năm 2012 là được 384.072 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64,71%, tăng 109.680 triệu đồng tương ứng với mức tăng 39,97% so với năm 2011. Trong giai đoạn 2010 - 2012 nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất tăng cao hơn nên các cá nhân muốn hưởng được các lãi suất ưu đãi tùy vào từng thời điểm nên họ muốn trả nợ để được tái cấp lại với lãi suất ưu đãi hơn.
* Dư nợ: Tình hình dư nợ của Ngân hàng có xu hướng giảm dần qua 3 năm 2010- 2102.
Dư nợ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế: Năm 2010 đạt 46.315 triệu đồng chiếm 29,73% trong tổng dư nợ. Năm 2011 đạt 37.782 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,21% , giảm 8.533 triệu đồng tương ứng giảm 18,42% so với năm 2011. Năm 2012 đạt 76.461 triệu đồng giảm 35,00% so với năm 2011. Ta thấy dư nợ đối với tổ chức kinh tế giảm dần cả về giá trị cũng như tỷ trọng.
Dư nợ đối với khách hàng là là cá nhân cũng giảm dần. Cụ thể: Năm 2011 đạt 101.072 triệu đồng, giảm 7,67% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 16.671 triệu đồng chiếm 67,88% trong tổng dư nợ, giảm 84.401 triệu đồng tương ứng giảm 83,51% so với năm 2011. Đó là do lãi suất cao, cơ chế của nhà nước có sự thay đổi quản lí chặt chẽ hơn và hạn chế cho vay đối với các ngành nghề như bất động sản,.. nên có nhiều các nhân không đủ diều kiện để Ngân hàng cho vay khiến tình hình dư nợ của khách hàng cá nhân cũng giảm.
Như vậy tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối tăng trưởng đều qua các năm. Trong khi dư nợ giảm, chứng tỏ Ngân hàng đã làm khá tốt công tác huy động vốn cũng như thu nợ từ khách hàng.
* Nợ quá hạn: Qua 3 năm 2010- 2012, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nợ quá hạn đối với tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cá nhân. Cụ thể: năm 2011 nợ quá hạn đối với tổ chức kinh tế đạt 83 triệu đồng chiếm 25,02% trong tổng nợ quá hạn, giảm 38,86% so với năm 2011.
Năm 2012 thì chỉ còn 4 triệu đồng, đây quả thật là một con số ấn tượng, giảm 94,76%
so với năm 2011. Đối với nợ quá hạn của cá nhân: năm 2011 đạt 249 triệu đồng chiếm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
74,98% trong tổng nợ qúa hạn, đến năm 2012 giảm 240 triệu đồng tương ứng giảm 96,53%. Dư nợ của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn nên về nợ quá hạn đối với cá nhân cũng chiếm tỷ trọng cao hơn. Tình hình hoạt động kinh doanh của cá nhân cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tỷ trọng nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn một phần vì các tổ chức kinh tế đến vay Ngân hàng hầu hết là các tổ chức hoạt động tốt và các tổ chức kinh tế luôn muốn tạo uy tín với Ngân hàng. Và mọi đối tượng đều không muốn phải trả lãi với mức lãi suất cao hơn do món vay của mình đã quá hạn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 6: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 So sánh
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %
2111/2010 2012/2011
+/- % +/- %
1.Doanh số cho vay 327.694 100,00 350.098 100,00 531.135 100,00 22.404 6,84 181.037 51,71 - Tổ chức kinh tế 98.931 30,19 109.336 31,23 201.406 37,92 10.405 10,52 92.071 84,21
- Cá nhân 228.763 69,81 240.762 68,77 329.729 62,08 11.999 5,25 88.966 36,95
2.Doanh số thu nợ 266.967 100,00 367.030 100,00 593.528 100,00 100.063 37,48 226.498 61,71 - Tổ chức kinh tế 57.558 21,56 92.638 25,24 209.456 35,29 35.080 60,95 116.818 126,10
- Cá nhân 209.409 78,44 274.392 74,76 384.072 64,71 64.983 31,03 109.680 39,97
3.Dư nợ 155.786 100,00 138.854 100,00 76.461 100,00 -16.932 -10,87 -62.393 -44,93
- Tổ chức kinh tế 46.315 29,73 37.782 27,21 24.559 32,12 -8.533 -18,42 -13.223 -35,00
- Cá nhân 109.471 70,27 101.072 72,79 16.671 67,88 -8.399 -7,67 -84.401 -83,51
4. Nợ quá hạn 543 100,00 332 100,00 13 100,00 -211 -38,86 -319 -96,08
- Tổ chức kinh tế 196 36,08 83 25,02 4 33,47 -113 -57,60 -79 -94,76
- Cá nhân 347 63,92 249 74,98 9 66,53 -98 -28,28 -240 -96,53
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng của Navivbank Thừa Thiên Huế)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ