Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh thừa thiên huế (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Tiền thân của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Nam Việt là Ngân hàng TMCP Sông Kiên thuộc tỉnh Kiên Giang thành lập năm 1995 với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Với điểm xuất phát là Ngân hàng thương mại nông thôn nên hoạt động chính của Ngân hàng tập trung chủ yếu với tín dụng nông nghiệp dành cho khách hàng là nông dân trên tỉnh Kiên Giang.

Đến năm 2004, vốn điều lệ chỉ còn 1,5 tỷ đồng, nợ quá hạn ngày càng lớn, ngân hàng có nguy cơ phá sản và phải ở trong tầm kiểm soát đặc biệt.

Sau đó các doanh nghiệp lớn như tập đoàn dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần liên hiệp vận chuyển Gemadept, Công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo, Công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc,.. tham gia đầu tư. Đến năm 2005, Ngân hàng mới bắt đầu khôi phục và có lãi. Năm 2006, được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn thành Ngân hàng TMCP đô thị.

Tên đầy đủ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Việt Tên gọi quốc tế Nam Việt Commercial Jonit Stock Bank

Tên gọi tắt NAVIBANK

Hội sở 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại (08)38 216 216

Fax (08)39 142 738

Website www.navibank.com.vn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Được thành lập từ năm 1995, trải qua hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định về cả quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Hiện nay vốn điều lệ của Navibank là hơn 1.820 tỷ đồng. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Navibank xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro.

2.1.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Viêt chi nhánh Thừa Thiên Huế Ngày 10/08/2009, Ngân hàng TMCP Nam Việt chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ số 44 Đống Đa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (054) 3840 999, Fax: (054) 3840 998. Hiện nay, Navibank chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có 2 phòng giao dịch:

- Phòng giao dịch Tây Lộc - 116 Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc, Huế - Phòng giao dịch Đông Ba - 271 Trần Hưng Đạo, Huế

Navibank đã gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Bằng năng lực và chính sách khách hàng của mình Navibank Huế đã tạo được hình ảnh trong lòng người dân Huế. Với đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, tận tâm phục vụ khách hàng mang đến cho họ những giải pháp tối ưu.

Với mục tiêu trở thành điểm tựa tài chính cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiền gửi, cho vay, thanh toán trong và ngoài nước,… với tính chính xác an toàn và bảo mật cao nhất.

Điều đặc biệt là với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế được kết nối trực tuyến với tất cả các điểm giao dịch khác trong hệ thống để khách hàng có thể giao dịch tại bất kì điểm giao dịch nào của Ngân hàng TMCP Nam Việt trên phạm vi cả nước.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ các bộ phận của chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế

*Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: là người nắm quyền điều hành, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trước sự hoạt động của chi nhánh với Ngân hàng mẹ và cả Ngân hàng nhà nước.

Phó giám đốc: là người dưới quyền của giám đốc, chịu sự điều hành của giám đốc. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận, đưa ra phương hướng hoạt động và tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc với Giám đốc.

Phòng quan hệ khách hàng:tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng, thẩm định và đề xuất nên cho vay hay không và cho vay với hạn mức là bao nhiêu, theo dõi thường xuyên và kiểm soát việc sử dụng vốn vay và thu nợ vay.

Phòng dịch vụ khách hàng: giải ngân vốn vay cho khách hàng dựa trên các hồ sơ đã được phê duyệt, đồng thời mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng. Thực hiện việc giao dịch như: gửi tiền, rút tiền, thanh toán, giao dịch ngoại tệ,… và chịu trách nhiệm giải quyết nhu cầu của khách hàng.

Phòng kế toán: Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, báo cáo kế toán của chi nhánh.

Kho quỹ thực hiện nghiệp vụ thu và chi theo quyết định của người lãnh đạo hay người được ủy quyền.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Phòng tổng hợp: quản lý nhân sự, bố trí và sắp xếp mạng lưới cán bộ sao cho hợp lý.

Các phòng giao dịch: hoạt động tương tự chi nhánh với quy mô thu nhỏ và chịu sự điều hành, quản lý của chi nhánh.

2.1.2.2. Tình hình lao động

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt trong hoạt động của mỗi tổ chức, quyết định đến hiệu quả công việc và sự thành công của các tổ chức, doanh nghiệp. Nhận thức được điều này Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tuyển dụng và lựa chọn những cán bộ công nhân viên có trình độ, học vấn cao và đưa ra những chính sách ưu đãi có lợi cho cán bộ công nhân viên. Chi nhánh đã phải tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn lực thông qua các chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn, nhận thức, nghiệp vụ cho nhân viên và tạo môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên phát huy hết khả năng của mình; cải tiến quy trình và sắp xếp bố trí cán bộ thích hơp, phù hợp với trình độ của mỗi người. Ban lãnh đạo Ngân hàng là đội ngũ đứng đầu có năng lực và khả năng lãnh đạo tốt sẽ đưa ra các chính sách hợp lí và phương thức phát triển phù hợp trong từng bối cảnh kinh tế nhất định. Cùng với sự quan tâm, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh còn chú trọng đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng luôn đòi hỏi sự thay đổi về cả chất và lượng của cán bộ công nhân viên. Để thấy rõ được điều này thì chúng ta đi sâu phân tích bảng 1.

Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình lao động của chi nhánh biến đổi liên tục qua các năm. Cụ thể: Năm 2011 so với năm 2010 số lao động tăng lên 9 lao động tương ứng tăng 24,32%. Năm 2012 so với năm 2011 số lao động tăng lên 6 lao động tương ứng tăng 13,04%.

Xét về cơ cấu giới tính: trong tổng số lao động ta thấy tỷ lệ lao động nam nữ của chi nhánh có chênh lệch nhưng không nhiều. Lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 số lao động nữ chiếm 56,76%, năm 2011 là 56,52% và năm 2012 là 46,15%. Tỷ lệ lao động nữ cao hơn tỷ lệ lao động nam là hoàn toàn phù hợp với đặc thù công việc của ngành. Lao động nữ thường được sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

dụng ở bộ phận giao dịch và chăm sóc khách hàng do có khả năng thuyết phục khách hàng cao hơn, dễ gây ấn tượng với khách hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên nam tập trung chủ yếu ở bộ phận tín dụng do nhanh nhẹn, hoạt bát và chịu được áp lực công việc tốt hơn so với nữ.

Xét về trình độ học vấn: Lao động có trình độ đại học tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 lao động có trình độ đại học là 20 người chiếm 54,05% trong tổng số lao động. Năm 2011 là 23 người tương ứng với 50%, năm 2011 là 26 người tương ứng là 50% trong tổng số lao động. Như vậy, đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao ngày càng được chú trọng trong công tác tuyển dụng của chi nhánh. Lao động trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Cụ thể: lao động cao đẳng năm 2010 là 5 lao động sang năm 2011 là 6 lao động, đến năm 2012 là 8 lao động. Đối với lao động trung cấp năm 2010 là 6 lao động, tăng 3 lao động vào năm 2011 và năm 2012 tăng 1 lao động so với năm 2011. Lao động phổ thông năm 2010 là 6 lao động, năm 2011 là 8 lao động tăng lên 2 lao động so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì không có sự thay đổi về số lượng.

Với chính sách đa dạng hóa nguồn tuyển dụng, Ngân hàng sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng chất lượng. Hiểu rõ nguyên tắc 80-20 trong việc tạo nên thành công cho mỗi con người, 20% từ học tập bài bản và khả năng thiên phú, 80% còn lại từ việc tích góp những trải nghiệm quý giá từ công việc thực tế. Công tác đào tạo nhân viên của ngân hàng nghiêng về phương diện rèn luyện kỹ năng, tư duy đột phá, khả năng ứng phó với các biến đổi của môi trường kinh doanh. Thiết kế một hệ thống các chương trình đào tạo kết hợp nhuần nhuyễn giữa cơ sở lí luận và khả năng vận dụng phù hợp cho tùng chức danh, vị trí cụ thể.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Người % Người % Người %

+/- +/-

(Người) (Người)

Tổng lao động 37 100,00 46 100,00 52 100,00 9 6

1. Theo giới tính

- Nam 16 43,24 20 43,48 24 46,15 4 4

- Nữ 21 56,76 26 56,52 28 53,85 5 2

2.Theo trình độ chuyên môn

- Đại học 20 54,05 23 50,00 26 50,00 3 3

- Cao đẳng 5 13,51 6 13,04 8 15,39 1 2

- Trung cấp 6 16,22 9 19,57 10 19,23 3 1

- Lao động

phổ thông 6 16,22 8 17,39 8 15,38 2 0

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt chi nhánh thừa thiên huế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)