2.1.1. Những khái niệm chung
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một số định nghĩa của khoa học môi trường bàn về phát triển bền vững:
*) Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
*) Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
*) Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con người và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của con người.
- Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn vấn đề: con người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
+) Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
+) Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+) Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản…®ồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng như cầu của dân số tăng nhanh.
Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.
+) Về công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt
mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
- Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá – môi trường.
Sơ đồ “Ven” cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà của các giá trị kinh tế – xã hội – môi trường…trong quá trình phát triển thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.
2.1.2. Những đặc điểm về phát triển bền vững trong khai thác khoáng sản
- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm kinh tế – xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất –nhu cầu - tài nguyên thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như công nghệ tiên tiến cho sản xuất.
Khái niệm liên quan đến tài nguyên khoáng sản, Công nghệ và Môi trường khoáng sản:
Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát
triển bền vững kinh tế – xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh (luật khoáng sản, 1996, trang 5).
Khoáng sản: là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản (Sđd trang 47).
Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản (Sđd trang 47).
Khảo sát khoáng sản: là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản (Sđd trang 49).
Thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản (Sđd trang 49).
Khai thác khoáng sản: là hoạt động cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản (Sđd trang 49).
- Chế biến khoáng sản: là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác (Sđd trang 49).
Khoáng sản là dạng tài nguyên ít khi ở dạng đơn khoáng mà hình thành thường dưới dạng tái tạo được. Tuỳ theo điều kiện thành tạo các khoáng sản hình thành các khoáng sàng có trữ lượng và qui mô từ nhỏ, vừa đến lớn và cực lớn.
Trình độ công nghệ khoáng sản phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật kinh tế – xã hội của mỗi khu vực và mỗi nước cần phải lựa chọn các giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của dự án khai thác khoáng sản. Để phát triển một khoáng sản là cần phải thực hiện các giai đoạn sau:
KHOÁNG SÀNG
Hình 2.1 Sơ đồ cỏc giai đoạn phỏt triển khoỏng sản
Những tác động và hệ quả của môi trường do các dự án phát triển khoáng sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: