Khái quát điều kiện tự nhiên tại thành phố Hòa Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã sông trầu, huyện trảng bom (Trang 40 - 45)

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tại thành phố Hòa Bình

- Thành phố Hòa Bình nằm ở phía Bắc tỉnh Hòa Bình, dọc theo hai bên bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình năm 2018 gồm có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 8 phường: Chăm Mát, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Hòa Bình, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Minh, Yên Mông.

- Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Theo đó thành phố Hòa Bình gồm thành phố Hòa Bình cũ và huyện Kỳ Sơn sát nhập vào. Như vậy thành phố Hòa Bình hiện tại có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 10 phường: Dân Chủ, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Kỳ Sơn, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang, Thống Nhất và 9 xã: Độc Lập, Hòa Bình, Hợp Thành, Mông Hóa, Quang Tiến, Sủ Ngòi, Thịnh Minh, Trung Minh, Yên Mông.

(Trong khuôn khổ chương II bài luận văn này. Tác giả xin nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thành phố Hòa Bình cũ. Do thành phố Hòa Bình mới sau khi được sát nhập chưa có số liệu cụ thể).

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng thành phố Hòa Bình năm 2019

(Nguồn: UBND thành phố Hòa Bình, 2019)

- Thành phố Hòa Bình có vị trí địa lý từ 20o30’- 20o50’ vĩ Bắc và từ 105o15’- 105o25’ kinh Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên thành phố Hòa Bình hiện tại là 348,65 km², dân số thành phố Hòa Bình năm 2018 là 135.718 người, mật độ dân số đạt 389 người/km².

+ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

+ Phía Đông giáp huyện Lương Sơn.

+ Phía Tây giáp huyện Đà Bắc.

+ Phía Nam giáp huyện Cao Phong.

Dòng Sông Đà chảy xuyên qua thành phố Hòa Bình, chia thành phố thành hai phần. Ngoài ra, Nhà máy thủy điện Hòa Bình cũng nằm trên địa bàn thành phố, đây là nguồn cung cấp chính cho điện lưới quốc gia hàng năm.

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Thành phố Hòa Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

* Kiểu khí hậu

Thành phố Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10.

* Nhiệt độ

Chế độ nhiệt ở TP. Hòa Bình nói chung tương đối ổn định và có đặc trưng riêng tương đối thấp so với các tỉnh vùng lân cận, ví dụ có những ngày nhiệt độ xuống thấp tới 6,90C, ngày nhiệt độ cao nhất là 39,20C.

- Nhiệt độ trung bình năm: 24,40C.

- Nhiệt độ tháng thấp nhất trung bình: 17,10C.

- Nhiệt độ tháng cao nhất trung bình: 28,20C.

(Nguồn: UBND thành phố Hòa Bình, 2018)

* Lượng mưa: Lượng mưa và bốc hơi: Mùa mưa bắt đầu tư tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa nhiều nhất vào các tháng là 7, 8, 9 trong năm.

- Số ngày mưa trong năm: 132 ngày.

- Lượng mưa trung bình năm: 1.859 mm.

- Lượng mưa cao nhất năm: 2.452 mm.

- Lượng mưa cao nhất ngày: 188 mm.

(Nguồn: UBND thành phố Hòa Bình, 2018)

* Độ ẩm

Độ ẩm không khí lớn tạo điều kiện cho các vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không khí phát triển triển nhanh chóng, lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Độ ẩm không khí tương đối trung bình: 83%.

- Độ ẩm tương đối thấp nhất: 81%.

- Độ ẩm tương đối cao nhất: 86%.

(Nguồn: UBND thành phố Hòa Bình, 2018)

* Gió và bão

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước.

Tốc độ gió càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan tỏa càng nhanh và càng xa nguồn ô nhiễm, nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất ngay cạnh chân các nguồn thải, làm cho nồng độ chất ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực ô nhiễm cũng biến đổi theo. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của chế độ gió chung với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình còn bị ảnh hưởng tương đối rõ nét của chế độ gió Lào. Hướng gió chủ đạo tại khu vực như sau:

- Mùa Hè: Hướng Đông Nam;

- Mùa Đông: Hướng Đông Bắc.

Hàng năm số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Hòa Bình rất ít và hầu như chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp.

(Nguồn: UBND thành phố Hòa Bình, 2018) 3.1.4. Đặc điểm thủy văn

- Dòng sông Đà chảy qua thành phố Hòa Bình có chiều dài khoảng 23 km, là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng, bắt nguồn vùng núi Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có độ cao 2.440 m của. Sông có diện tích lưu vực 52.600 km2, chiếm 31% diện tích tập trung nước của sông Hồng, lượng dòng chảy chiếm tới 48% lượng dòng chảy của sông Hồng. Sông Đà có chiều dài khoảng 980 km, trong đó trên phần lãnh thổ Việt Nam là 540 km, qua tỉnh Hòa Bình khoảng 130 km, chiều rộng trung bình 76 km, chiều rộng lớn nhất ở phần trung lưu đạt 165 km.

- Tổng lưu lượng dòng chảy mỗi năm sông Đà đổ vào sông Hồng khoảng 55,83 tỷ m3, lượng nước mùa lũ chiếm 80% dòng chảy hàng năm. Trữ năng lưu vực sông là 70,982 tỷ kWh chiếm gần 24% trữ năng thủy điện cả nước. Mật độ năng lượng với 2.842 nghìn kWh/km2 lãnh thổ.

- Mùa lũ trên dòng chính sông Đà bắt đầu vào tháng 5 kết thúc vào tháng 10, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 75% lượng dòng chảy năm.

Cường suất mực nước lũ và biên độ khi có lũ rất lớn, trung bình từ 5 - 7 m/ngày.

- Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau, lượng dòng chảy mùa này chỉ chiếm từ 20 - 30% lượng dòng chảy năm.

- Mực nước cao nhất: + 20,5 m. Mực nước thấp nhất: + 18,5 m.

- Nhiệm vụ chính của sông Đà là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và là nguồn tiếp nhận nước thải khu vực, đồng thời là một trong những nguồn tài nguyên khai thác thủy năng tại chỗ cho ngành công nghiệp điện Việt Nam (một số nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Đà như thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã sông trầu, huyện trảng bom (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)