Giải pháp về tài chính và đẩy mạnh công tác xã hội hóa xử lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã sông trầu, huyện trảng bom (Trang 97 - 112)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình

4.3.5. Giải pháp về tài chính và đẩy mạnh công tác xã hội hóa xử lý

- Bảo đảm mức phí bảo vệ môi trường phù hợp nhằm duy trì công tác quản lý CTRSH trên địa bàn, cần thực hiện tốt quá trình vận động để các hộ dân, các hộ sản xuất kinh doanh tích cực tham gia đóng góp. Khi người dân đóng góp phí VSMT đầy đủ sẽ giúp nguồn ngân sách của thành phố cho công tác VSMT được tăng lên, từ đó chính quyền thành phố Hòa Bình chủ động hơn trong đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và có điều kiện đầu tư trang thiết bị trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH có hiệu quả và hiện đại hơn.

- Đưa ra chính sách thu phí vệ sinh môi trường theo đầu người thay vì thu theo các hộ dân như hiện nay. Tránh tình trạng hộ đông người cũng đóng phí như hộ ít người. Nếu thực hiện được như thế chúng ta sẽ giảm được thời gian, chi phí cho người đi thu tiền và đặc biệt là giảm được thất thoát phí vệ sinh môi trường.

- Cần có phương án thu phí vệ sinh môi trường riêng biệt đối với các cơ sở kinh doanh đồ ăn nhanh, nhà hàng nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố nếu phát sinh CTRSH có khối lượng ≥10 kg/ngày đêm. Vì lượng CTRSH sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở này nhiều hơn so với một hộ dân thông thường nhưng lại ít hơn các các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn hơn phải lập hồ sơ về môi

trường và đã có biện pháp xử lý riêng của từng cơ sở. Thực hiện đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” một cách phù hợp đảm bảo công bằng trong thu phí vệ sinh môi trường.

Bảng 4.15. Đề xuất mức thu phí cho các đối tượng phát sinh CTRSH khác nhau trên địa bàn thành phố Hòa Bình

STT Đối tượng Đơn vị tính Mức giá

tối đa 1 Hộ gia đình, cá nhân không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

gắn liền với nhà ở của hộ gia đình

a - Khu vực đô thị đồng/người/tháng

b - Khu vực nông thôn đồng/người/tháng

c - Khu vực nông thôn đặc biệt khó khăn đồng/người/tháng

2

Tổ chức: Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan, trường học, bệnh viện; trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, khu di tích lịch sử - văn hóa, nhà ga, bến xe; các khu vực vui chơi, giải trí, khu vực công cộng khác

a - Có khối lượng rác ≤ 1,0 m3/tháng hoặc

≤ 10 kg/tháng đồng/cơ sở/tháng

b - Có khối lượng rác ≥ 1,0 m3/tháng ≥ 10

kg/tháng đồng/m3

b. Giải pháp ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa xử lý CTRSH

- Phân bổ ngân sách hợp lý cho các hoạt động bảo vệ môi trường chi cho các UBND xã, phường để mua sắm thiết bị thu gom, xử lý CTR chuyên dụng cho việc phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả hơn.

- Lập quỹ môi trường để duy trì các hoạt động liên quan đến công tác quản lý CTR để từ đó có được các cuộc kiểm tra, giám sát, tuyên truyền có chất lượng.

- Đề xuất UBND tỉnh Hòa Bình phân bổ ngân sách phù hợp, ưu tiên tới công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý CTRSH của thành phố Hòa Bình. Đặc biệt để sớm triển khai đầu tư xây dựng 02 khu xử lý CTR Yên Mông tại xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông và Khu xử lý CTR Thống Nhất tại xóm Đồng Chua và xóm Tân Sinh, xã Thống Nhất, tránh để tình trạng quá tải rác ở các khu xử lý rác tư nhân trong những năm trước.

- Cần xã hội hóa công tác quản lý CTRSH sinh hoạt, qua đó nâng cao mức sẵn lòng đóng góp của người dân cho công tác thu gom và xử lý CTRSH từ đó nguồn ngân sách cho việc đầu tư cơ sở vật chất cũng được tăng lên.

c. Quy hoạch các điểm tập kết CTRSH và khu xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố

- Điều chỉnh lại quy hoạch khu xử lý CTRSH cho thành phố nằm tại địa bàn huyện Kỳ Sơn cũ. Vì với mật độ dân cư tại huyện Kỳ Sơn cũ thấp hơn mật độ dân cư tại thành phố Hòa Bình cũ nên khả năng tránh được các điểm nhạy cảm về nguồn nước, khu dân cư nhiêu hơn so với quy hoạch khu xử CTRSH trước đây nằm tại xã Thống Nhất và xã Yên Mông. Các khu xử lý phải đáp ứng yêu cầu tại QCVN 01:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây của Bộ Xây dựng. Cụ thể, việc xây dựng khu xử lý CTRSH phải đáp ứng các yêu cầu về khoảng cách an toàn môi trường (ATMT) của cơ sở xử lý chất thải rắn (CTR) như sau:

+ Ô chôn lấp CTR hợp vệ sinh có chôn lấp CTR hữu cơ phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 1.000 m;

+ Ô chôn lấp CTR vô cơ phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 100 m;

+ Nhà, công trình chứa dây chuyền xử lý CTR bằng phương pháp sinh học và nhà, công trình chứa lò đốt CTR phải đảm bảo khoảng cách ATMT ≥ 500 m;

+ Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng trạm trung chuyển CTR cố định quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 10 m; quanh khu vực xây dựng cơ sở xử lý CTR quy hoạch mới với chiều rộng ≥ 20 m;

+ Khi cơ sở xử lý CTR bắt buộc phải đặt ở đầu nguồn nước, đầu hướng gió chính của đô thị, khoảng cách ATMT của các công trình phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;

- Trong quá trình lập quy hoạch các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới cần xin ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường để tránh sự chồng chéo trong quy hoạch dẫn đến hệ quả quy hoạch khu dân cư nằm ngay cạnh khu xử lý CTRSH và không đảm bảo khoảng cách vệ sinh theo quy định.

* Đánh giá

Hàng năm, UBND tỉnh đã phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường cho cấp huyện nói chung và UBND thành phố Hòa Bình nói riêng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” cho thấy:

- CTRSH của thành phố Hòa Bình có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy (trung bình chiếm 77%). Một lượng lớn phế thải xây dựng và chất thải nguy hại (chiếm 04%) phát sinh không được phân loại mà để lẫn với CTRSH khiến đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý gặp khó khăn trong khâu phân loại trước khi đưa vào xử lý.

- Dự báo tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại thành phố Hòa Bình năm 2030 là 118,47 tấn/ngày, tăng 28,11 tấn/ngày tức tăng 23,73% so với năm 2019. Do vậy, nếu không có phương thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy tới môi trường.

- Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng dẫn đến công tác quản lý môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Như việc giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Công tác tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm do nhiều nguyên nhân như chưa phân bổ được ngân sách đồng đều cho các lĩnh vực, vốn doanh nghiệp khó thu hút nhà đầu tư, việc lựa chọn vị trí cho các khu xử lý gặp khó khăn do thiếu quỹ đất trên địa bàn thành phố. Công tác thu gom CTRSH tại địa bàn thành phố Hòa Bình đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn chưa được triệt để, một lượng lớn CTRSH vẫn tồn đọng ngoài môi trường (tỷ lệ thu gom năm 2019 đạt 88,49%).

- Một số giải pháp đưa ra để cải thiện công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hòa Bình trong thời gian tới như: Hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý CTRSH;

tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý CTRSH;

2. Tồn tại nghiên cứu

- Do thời gian làm luận văn đúng vào thời gian dịch COVID-19 bùng phát nên nội dung khảo sát không thật sự chi tiết và địa bàn khảo sát chưa bám sát theo đề cương luận văn.

- Chưa thu thập số liệu cụ thể về CTRSH của các hộ gia đình. Chưa điều tra khảo sát trực tiếp các nguồn phát sinh CTRSH theo mùa trong năm và theo các địa bàn xã, phường và trên địa bàn thành phố mở rộng.

- Chưa đưa ra nội dung cụ thể về quy hoạch khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

- Chưa đề xuất được quy hoạch vị trí xây dựng trạm trung chuyển CTRSH.

3. Kiến nghị nghiên cứu

Để có thế tiếp tục đưa ra các giải pháp quản lý tốt nhất, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung nghiên cứu khắc phục các tồn tại như:

- Tăng thời gian điều tra, khảo sát, thu thập số liệu cụ thể về CTRSH của các hộ gia đình và thu thập thêm số liệu về CTRSH tại khu vực địa bàn thành phố mở rộng (huyện Kỳ Sơn cũ);

- Lập quy hoạch cụ thể và chi tiết vị trí, quy mô, công nghệ của các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố đến năm 2030;

- Đề xuất vị trí xây dựng và quy mô các trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố;

- Đề xuất mức thu phí vệ sinh môi trường cho các đối tượng phát sinh CTRSH với quy mô khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), Đề án tăng cường năng lực quản lý CTRSH tại Việt Nam.

2. Bùi Thị Nhung (2014), Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình (2020), Công văn số 21/BC- MTĐT ngày 23/3/2020 về việc thực hiện công trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tại Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình.

4. Ngân hàng thế giới (2018), Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại các phương án và hành động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia.

5. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs (2012), Nghiên cứu mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp ủ phân vi sinh tại thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp năm 2012.

6. Nguyễn Thú, Nghiêm Xuân Đạt, Hồ Sỹ Nhiếp (1995), Nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, chứa và xử lý rác, phân ở các đô thị lớn Việt Nam. Báo cáo kết quả đề tài KHCN cấp Bộ KC 11.09, Bộ Xây dựng, Hà Nội.

7. Trần Thị Lành, (2017), Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

8. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014.

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2017), Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND về việc ban hành quy định phân công phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2014), Quyết định số 33/2014/QĐ- UBND ngày 28 tháng 11 năm 2014 về việc quy định mức thu một số khoản phí trên địa bàn tỉnh.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2014), Văn bản số 1838/QĐ-UBND 18/6/2019 về việc công bố bộ đơn giá xây dựng công trình phần khảo sát xây dựng và dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

12. Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình (2017), Quyết định số 429/QĐ- UBND ngày 11/9/2017 về việc quy định thời gian vận chuyển, địa điểm tập kết CTRSH sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2019), Quyết định số 18/2019/QĐ- UBND ngày 18/6/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Hòa Bình.

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2018), Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2019 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chất thải rắn tỉn Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

15. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu (Tr 06).

16. Chính 5Chính phủ (2016), Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ và giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

17. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2017), Quyết định số 02/2017/QĐ- UBND ngày 17 tháng 01 năm 2017 ban hành quy định tạm thời giá sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do nhà nước định giá.

18. Bộ Xây dựng (2019), Thông tư 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.

Tiếng Anh

1. Boadi KO, Kuitunen M (2005), Environmental and health impacts of household solid waste handling and disposal practices in cities. Journal of Environmentl Health.

2. Cecilia MP, Berg EO, Lars R (2005), Quality control of waste to incineration - waste composition analysis in Lidkửping, Sweden. Waste Management & Research Vol 23: 527-533.

3. Chiemchaisri C, Juanga JP, Visvanathan C (2007), Municipal solid waste management in Thailand and disposal emission inventory. Environmental Monitoring Assessment.

4. What a Waste: A Global Review of Solid Waste Management (2012), Daniel Hoornweg and Perinaz Bhada – Tata.

5. Coomaren P. V, Marianne O, Thomas B (2000), A survey of recycling behaviour in households in Kiruna, Sweden. Waste Management &

Research).

PHỤ LỤC

Phụ lục 01

PHIẾU ĐIỀU TRA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỀ CTRSH

Phụ lục 02

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VIỆC THU GOM CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

Hình 1. Điểm tập kết CTRSH tại khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo

Hình 2. Điểm tập kết CTRSH tại Trường Cao đẳng nghề Việt Xô

Hình 3. Túi CTRSH trước cổng Công an phường Tân Hòa chờ công nhân vệ sinh thu gom

Hình 4. Nhà dân chuyên buôn ve chai, đồng nát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã sông trầu, huyện trảng bom (Trang 97 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)