Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình
4.1.1. Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTRSH
Qua khảo sát cho thấy thành phần CTRSH sinh hoạt của thành phố Hòa Bình được chia thành các loại như sau:
- CTRSH hữu cơ dễ phân hủy: Bao gồm lương thực, thực phẩm dư thừa; lá cây, cành cây ngoài đường;
- CTRSH vô cơ: Giấy bìa carton, Nylon, cao su, da, Kim loại, thủy tinh, nhựa, tro xỉ, chất thải rắn xây dựng (đất, cát, đá…);
- CTRSH nguy hại: Chất thải y tế nguy hại, pin ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng.
Trong đó tỷ lệ thành phần có trong CTRSH sinh hoạt không ổn định, biến động theo địa điểm và thời gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng trên địa bàn thành phố.
Tiến hành lấy mẫu xác định thành phần rác tại các vị trí tập kết 03 lần tại 03 tháng khác nhau (tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2020).
+ Mẫu 1: Điểm tập kết tại công viên khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo (xã Sủ Ngòi).
+ Mẫu 2: Điểm tập kết tại Trường Cao đẳng nghề sông Đà (phường Tân Hòa).
+ Mẫu 3: Điểm tập kết rác tại đường Chi Lăng kéo dài, gần khách sạn Đồng Lợi và chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm).
+ Mẫu 4: Điểm tập kết rác gần chợ Hữu Nghị (phường Hữu Nghị).
+ Mẫu 5: Điểm tập kết rác gần cầu Mới xóm Máy 1 (xã Hòa Bình).
Theo khảo sát tại 5 vị trí tập kết rác trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỷ lệ các chất có trong CTRSH sinh hoạt như sau:
Bảng 4.1. Thành phần, khối lượng CTRSH hữu cơ trong tháng 01/2020
Mẫu
CTRSH hữu cơ dễ
phân hủy CTRSH vô cơ CTRSH nguy hại
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
01
Bao gồm lương thực, thực phẩm dư thừa;
lá cây, cành cây ngoài đường
73
Chai, lọ đựng thực phẩm, đồ uống, giấy, bìa, báo, cao
su, vải, phế thải xây dựng
23
Dầu mơ bôi trơn động cơ,
pin con thỏ, pin điện thoại,
thuốc hết hạn
4
02
Thực phẩm thừa, lá cây
rụng
74
Chai, lo thủy tinh, phế thải xây dựng, bao
bì, túi nilon
24
Dầu mơ bôi trơn động cơ,
rẻ lau dinh dầu pin con
thỏ
2
03 Thực phẩm
thừa 80 Túi nilon, bao
bì, cao su, vải, 20 0
04 Thực phẩm
thừa 90
Túi nilon, bao bì, rẻ lau, giấy,
cao su
10 0
05 Thực phẩm
thừa 70
Túi nilon, bao bì, phế thải xây dựng, cao
su, vải
25
Ăc qui thải, rẻ lau dính dầu, thuốc hết hạn
5
Trung
bình 77,4 20,4 2,2
Bảng 4.2. Thành phần, khối lượng CTRSH hữu cơ trong tháng 02/2020
Mẫu
CTRSH hữu cơ dễ
phân hủy CTRSH vô cơ CTRSH nguy hại
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
01
Bao gồm lương thực,
thực phẩm dư thừa; lá cây, cành cây
ngoài đường
78
Chai, lọ đựng thực phẩm,
đồ uống, Giấy, bìa, báo, cao su, vải, phế thải xây dựng
20
Dầu mơ bôi trơn động cơ,
pin con thỏ, pin điện thoại, thuốc
hết hạn
2
02
Thực phẩm thừa, lá cây
rụng
74
Chai, lo thủy tinh, phế thải xây dựng, bao
bì
20
Dầu mơ bôi trơn động cơ,
rẻ lau dinh dầu pin con
thỏ
6
03 Thực phẩm
thừa 88
Túi ni lông, bao bì, cao
su, vải,
12 0
04 Thực phẩm
thừa 83
Túi ni lông, bao bì, rẻ lau,
giấy, cao su
17 0
05 Thực phẩm
thừa 51
Túi ni lông, bao bì, phế
thải xây dựng, cao su,
vải
45
Ăc qui thải, rẻ lau dính dầu, thuốc hết
hạn
4
Trung
bình 74,8 22,8 2,4
Bảng 4.3. Thành phần, khối lượng CTRSH hữu cơ trong tháng 03/2020
Mẫu
CTRSH hữu cơ dễ
phân hủy CTRSH vô cơ CTRSH nguy hại Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
Thành phần
Tỉ lệ khối lượng
(%)
01
Bao gồm lương thực,
thực phẩm dư thừa; lá cây, cành cây ngoài
đường
63
Chai, lọ đựng thực phẩm,
đồ uống, giấy, bìa, báo, cao su, vải, phế thải xây dựng,
thủy tinh
33
Dầu mơ bôi trơn động cơ,
pin con thỏ, pin điện thoại, thuốc
hết hạn
4
02
Thực phẩm thừa, lá cây
rụng
74
Chai, lo thủy tinh, phế thải
xây dựng, bao bì
22
Dầu mơ bôi trơn động cơ,
rẻ lau dinh dầu pin con
thỏ
4
03 Thực phẩm
thừa 70
Túi ni lông, bao bì, cao
su, vải
30 0
04 Thực phẩm
thừa 75
Túi ni lông, bao bì, rẻ lau,
giấy, cao su
25 0
05 Thực phẩm
thừa 53
Túi ni lông, bao bì, phế
thải xây dựng, cao su,
vải, thủy tinh, sứ, kim
loại các loại
45
Ăc qui thải, rẻ lau dính dầu, thuốc
hết hạn
2
Trung
bình 67 31 2
Hình 4.1. Tỷ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt trong 03 tháng đầu của năm 2020 trong thành phố Hòa Bình
* Nhận xét biểu đồ trên hình
- Tháng 1, Tháng 02 là các tháng gần Tết nguyên đán, vì vậy lượng tiêu thụ lương thực, thực phẩm được tiêu thụ tăng cao nhất trong năm.
- Tháng 3/2020 là tháng cao điểm của mùa dịch Covid-19 vì vậy nhiều gia đình tích trữ lương thực thực phẩm, đồ hộp và tiêu dùng nhiều sản phẩm mua trên các trang thương mại điện tử nên lượng thành phần CTRSH vô cơ (chai, lọ đựng thực phẩm, đồ uống, hộp giấy, túi nilon…) tăng đáng kể. Trong khi đó lượng CTRSH hữu cơ vẫn chiếm phần lớn do nhu cầu thiết yếu của người dân.
* Nhận xét chung
Từ các số liệu phân tích ở trên ta thấy rằng CTRSH sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hòa Bình có thành phần tương đối đa dạng. Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy (trung bình chiếm 77%). Một số nơi như khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, nhiều công trình nhà dân đang thi công xây dựng nên khối lượng phế thải xây dựng phát sinh nhiều
mà chưa được người dân phần loại, thu gom và xử lý đúng cách. Thêm vào đó một lượng nhỏ chất thải nguy hại phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân và kinh doanh từ các cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông cũng được thu gom tập trung cùng với CTRSH sinh hoạt (như pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu mỡ… chiếm tỉ lệ trung bình 4%) khiến đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý gặp khó khăn trong khâu phân loại trước khi đưa vào xử lý.