Dự báo diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã sông trầu, huyện trảng bom (Trang 57 - 61)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hòa Bình

4.1.2. Dự báo diễn biến khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030

- Theo báo cáo “Quy hoạch phát triển đô thị - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình đến 2010, định hướng đến 2020” đã được thành phố Hòa Bình cũ phê duyệt dự báo mức gia tăng dân số giai đoạn 2020 - 2030 là 1%.

- Năm 2020, huyện Kỳ Sơn chính thức sát nhập vào thành phố Hòa Bình, nâng tổng số dân của thành phố lên 130.631 người dân (Theo số liệu thống kê năm 2020). Vì vậy, lượng CTRSH từ các hộ gia đình bằng tổng CTRSH của thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn cũ khi chưa sát nhập lại.

- Dự báo nhằm ước tính được khối lượng rác phát sinh trong tương lai, từ đó đưa ra các phương án để giải quyết một cách hợp lý.

- Hệ số phát sinh CTRSH của Thành phố thay đổi theo thời gian.

+ Hệ số phát sinh CTRSH của huyện Kỳ Sơn cũ trung bình là 0,52 kg/người/ngày.

+ Hệ số phát sinh CTRSH của thành phố Hòa Bình cũ trung bình là 0,66 kg/người/ngày.

- Đời sống càng được nâng cao lượng CTRSH sinh hoạt cũng có sự thay đổi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố Hòa Bình như hiện và dựa vào tỉ lệ số dân thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn khi chưa sát nhập (dân số huyện Kỳ Sơn/dân số thành phố Hòa Bình = 1/3) thì ta lấy hệ số phát sinh CTRSH bình quân trên đầu người từ năm 2020 tới năm 2030 duy trì ở mức 0,62 kg/người/ngày.

- Dựa vào số liệu và cách tính trên ta tính được CTRSH phát sinh qua các năm. Kết quả ghi trong bảng sau:

Bảng 4.4. Dự báo khối lượng CTRSH từ các hộ gia đình của thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030

Năm

Tỷ lệ gia tăng dân

số (%/năm)

Dân số (người)

Mức độ phát sinh (kg/người/ngày)

Khối lượng rác (Tấn/ngày)

Khối lượng rác (Tấn/Năm)

2020 1 131.937

0,62

81,80 29857,34

2021 1 133.256 82,62 30155,83

2022 1 134.588 83,44 30457,26

2023 1 135.934 84,28 30761,86

2024 1 137.293 85,12 31069,41

2025 1 138.666 85,97 31380,12

2026 1 140.052 86,83 31693,77

2027 1 141.452 87,70 32010,59

2028 1 142.866 88,58 32330,58

2029 1 144.294 89,46 32653,73

2030 1 145.736 90,36 32980,06

Bảng 4.4 cho thấy dân số tăng qua các năm, do đó lượng CTRSH sinh hoạt cũng tăng theo. Năm 2019 lượng rác là 80,99 tấn/ngày đến năm 2030 khối lượng rác là 90,36 tấn/ngày. Sau 10 năm tới ước tính lượng rác sẽ tăng lên 7,44 tấn/ngày tức là tăng 9% so với năm 2030. Nếu tiếp tục theo mức phát sinh như này sẽ tạo một áp lực nặng nề lên môi trường và công tác quản lý tại Thành phố. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý CTRSH hiệu quả và nâng cao ý thức người dân trong việc làm giảm tối đa lượng CTRSH sinh hoạt phát sinh mỗi ngày.

Hiện nay, theo kết quả điều tra tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố Hòa Bình 2019 khoảng 84,2 tấn/ngày. Trong đó lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình 64,32 tấn/ngày. Lượng CTRSH còn lại từ các trung tâm thương mại, dịch vụ, khu chợ là 5,95 tấn/ngày chiếm 7,07% và 13,93 tấn/ngày từ các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, khu vực công cộng chiếm 16,54%.

Khối lượng CTRSH từ các hộ gia đình và từ cơ quan, đơn vị, sự nghiệp, khu vực công cộng tăng theo tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm (01%).

Khối lượng từ các trung tâm thương mại, dịch vụ, chợ lớn tăng theo tỷ lệ phần trăm so với tổng lượng CTRSH của thành phố. Ngoài ra tổng khối lượng CTRSH của huyện Kỳ Sơn chủ yếu phát sinh từ các hộ dân (chiếm 95% tổng khối lượng CTRSH toàn huyện, theo báo cáo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình). Vì vậy, ta coi tổng khối lượng CTRSH của huyện Kỳ Sơn là khối lượng CTRSH phát sinh từ các hộ dân.

Bảng 4.5. Dự báo khối lượng CTRSH sinh hoạt phát sinh tại thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030

Năm

Nguồn phát sinh

Tổng

(tấn/ngày) Tổng (tấn/năm) Các hộ gia

đình (tấn/ngày)

Cơ quan, đơn vị sự nghiệp, khu

vực công cộng (tấn/ngày)

Trung tâm thương mại,

chợ lớn (tấn/ngày)

2020 81,80 14,07 6,37 102,24 37317,6

2021 82,62 14,21 6,82 103,65 37832,25

2022 83,44 14,35 7,3 105,09 38357,85

2023 84,28 14,50 7,81 106,59 38905,35

2024 85,12 14,64 8,36 108,12 39463,8

2025 85,97 14,79 8,95 109,71 40044,15

2026 86,83 14,93 9,58 111,34 40639,1

2027 87,70 15,08 10,25 113,03 41255,95

2028 88,58 15,24 10,97 114,79 41898,35

2029 89,46 15,39 11,74 116,59 42555,35

2030 90,36 15,54 12,57 118,47 43241,55

Như vậy, dự báo tổng khối lượng CTRSH phát sinh tại thành phố Hòa Bình năm 2030 là 118,47 tấn/ngày, tăng 28,11 tấn/ngày tức tăng 23,73% so

với năm 2019. Nhu cầu của người dân ngày càng cao dẫn đến lượng CTRSH sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn. Do vậy, nếu không có phương thức quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề môi trường khác như ùn tắc, dồn ứ rác tại tại các bãi tập kết rác, tình trạng vứt rác bừa bãi gia tăng, các bãi rác tự phát gia tăng… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Với tỷ lệ thu gom 85% thì tổng lượng rác sinh hoạt thu gom trên địa bàn thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030 ước tính như sau:

Bảng 4.6. Tổng lượng rác sinh hoạt thu gom tại thành phố Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2030

Năm

Tổng CTRSH phát sinh (tấn/ngày)

Tổng CTRSH phát sinh (tấn/năm)

Tổng CTRSH được thu gom

(tấn/ngày)

Tổng CTRSH được thu gom

(tấn/năm)

2020 102,24 37317,6 86,90 31.719,96

2021 103,65 37832,25 88,10 32.157,41

2022 105,09 38357,85 89,33 32.604,17

2023 106,59 38905,35 90,60 33.069,55

2024 108,12 39463,8 91,90 33.544,23

2025 109,71 40044,15 93,25 34.037,53

2026 111,34 40639,1 94,64 34.543,24

2027 113,03 41255,95 96,08 35.067,56

2028 114,79 41898,35 97,57 35.613,60

2029 116,59 42555,35 99,10 36.172,05

2030 118,47 43241,55 100,70 36.755,32

80000 90000 100000 110000 120000 130000 140000 150000 160000

60 70 80 90 100 110 120 130

2019 2020 2022 2024 2026 2028 2030

Tổng CTRSH phát sinh (tấn/ngày)

Tổng CTRSH được thu gom (tấn/ngày)

Dân số

Hình 4.2. Biểu đồ dự báo mối liên hệ giữa dân số và tổng lượng CTRSH của thành phố Hòa Bình từ năm 2019 - 2030

Nhận xét: Đã có một lượng lớn CTRSH khoảng (5.675 tấn trong năm 2020 và 6.466 tấn CTRSH trong năm 2030) không được thu gom, xử lý và xả ra môi trường. Vì vậy, cần có biện pháp thu gom triệt CTRSH tránh để tồn đọng, gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã sông trầu, huyện trảng bom (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)