Thực trạng vấn đề môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 20 - 24)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng vấn đề môi trường Việt Nam

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định và đưa vào một trong số các chỉ tiêu quan trọng: “Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95-100% chất thải y tế được xử lý, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%”.

Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay

Sau Đại hội XII của Đảng, vấn đề môi trường đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2017, tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 84,5%. Đến năm 2016 dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 87,5%. Năm 2017, chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 90%, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 41,45%, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64-QĐ/TTg được xử lý đạt 91,1%. Tuy nhiên, khâu tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Trước hết là vấn đề quản lý rác thải nhập khẩu còn nhiều sơ hở. Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, tính đến ngày 28/8/2018, cả nước có đến 17.000 container phế liệu chưa làm thủ tục thông quan, chủ yếu ở một số cảng biển. Các phế liệu này chủ yếu là nhựa, giấy, phế liệu sắt, nhôm do các hãng tàu nước ngoài chở đến. Ở các đô thị và nhiều tỉnh, các bãi rác thải ứ đọng chưa được xử lý do khu vực chôn lấp và các nhà máy chế biến quá tải. Số lượng các chất thải rắn như đồ nhựa, túi ni lông,… ngày càng nhiều và đổ cả xuống biển, các dòng sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng ở một số vùng. Vấn đề thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị cũng ngày càng khó khăn.

Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8%, tuy nhiên, chỉ có khoảng 60-70% chất thải rắn được thu gom và xử lý. Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thiết kế xây dựng hợp vệ sinh, nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí khu vực lân cận.

Về hệ thống cống thoát nước thải tại các khu đô thị cũng không đúng tiêu chuẩn, không có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung và đổ vào các dòng sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng.

Vấn đề quản lý nước thải ô nhiễm càng phức tạp, khó khăn hơn. Theo các chuyên gia môi trường đánh giá, hầu hết các dòng sông và phần lớn ao hồ ở Hà Nội và một số đô thị đều ô nhiễm nặng. Hàng năm có hàng triệu mét khối nước chưa qua xử lý đổ xuống các dòng sông như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu, sông Lừ, .v.v. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ khoảng 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung, gần 300 khu công nghiệp với lưu lượng xả thải trên 2 triệu m3/ngày nhưng có tới 70% lượng nước thải chưa được xử lý triệt để, 23% doanh nghiệp FDI xả thải vượt quy chuẩn cho phép từ 5-12%. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Cùng với rác thải, nước thải, vấn đề khí thải cũng rất nghiêm trọng. Đầu tháng 3/2019, Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam công bố báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh “Về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu năm 2018”. Theo báo cáo này, Hà Nội đứng thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 15 về mức độ ô nhiễm không khí ở khu vực Đông Nam Á. Theo ước tính của trường Đại học Fulbright, thiệt hại kinh tế ở Việt Nam do ô nhiễm không khí (2013) khoảng 5-7% GDP và gây chết sớm cho hàng chục ngàn người. Tại Hội nghị Lagos (Thụy Sĩ) năm 2016, Việt Nam đứng thứ 10 về ô nhiễm không khí. Theo Cục kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường, Việt Nam có khoảng 43 triệu xe máy và hơn 2 triệu ô tô lưu hành, chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch như diesel, xăng, đang là nguồn phát thải lớn khói bụi, khí độc vào không khí. Nghiên cứu của WHO, ô nhiễm không khí ngoài trời được coi là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra những cái chết yểu trên thế giới và ước tính thiệt hại đến 225 tỉ USD hàng năm. Việc các công trình xây dựng, xe chuyên chở vật liệu, khai thác than, khoáng sản, các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn .v.v… không chấp hành quy định xử lý môi trường cũng làm ô nhiễm không khí không nhỏ, Nguyễn Thế Trung (2019).

Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thải đất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ, giảm hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt tại khu vực tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng sản. Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng.

Về đa dạng sinh học, thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới với những kiểu hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm nhanh, tốc độ tuyệt chủng các loài cao. Trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Trong thời gian từ 2011-2015, đã phát hiện và xử lý 3.823 vụ vi phạm pháp luật về quản lý động vật hoang dã với 58.869 các thể động vật hoang dã và 3.078 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra những thành quả cho đất nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng cũng đã tạo ra không ít áp lực đối với môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, không gian sinh tồn của các loài bị thu hẹp, chất lượng môi trường sống bị thay đổi do tác động của các hoạt động khai thác, đánh bắt, do phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy điện, khu đô thị...

Nếu khu vực đô thị đang đối mặt với thách thức về ô nhiễm không khí, ứ đọng rác thải công nghiệp thì ở nông thôn lại đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, nhà vệ sinh hoặc ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các làng nghề; ô nhiễm môi trường đất do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học. Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu – loại rác thải nguy hại chưa được thu gom, xử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly làm phát sinh và gia tăng các khí CH4, H2S, NH3 gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các khu vực chuyên canh nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật như Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hoà (Bắc Giang), Yên Định (Thanh Hoá), Tây Nguyên (Đức Trọng, thành phố Đà Lạt). Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ nhân dân.

Bên cạnh đó, tình trạng thoái hoá đất đang diễn ra trên diện rộng ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, ví dụ như rửa trôi, xói mòn, hoang hoá, phèn hoá, mặn hoá, khô hạn, ngập úng, lũ quét và xói lở đất. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với hơn 5.000 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn. Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không đảm bảo quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.

Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng nêu trên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ quan là chính.

Về nguyên nhân khách quan: Nước ta nằm ở vị trí địa lý chịu tác động rất lớn của hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng hạn hán, ngập úng, nhiễm mặn ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn một số vùng. Điều kiện nguồn thu ngân sách khó khăn nên chi đầu tư cho lĩnh vực môi trường rất hạn chế. Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra khá mạnh mẽ cũng góp phần làm gia tăng phát thải khí nhà kính, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học….

Về nguyên nhân chủ quan: Nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức, của người dân về bảo vệ môi trường chuyển biến chậm. Đặc biệt, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chính quyền các cấp và chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số cán bộ lại bị chi phối bởi lợi ích cục bộ đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, có nơi, có lĩnh vực nghiêm trọng. Công tác quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh (2017).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường phạm minh thắng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)